Trong bài viết, sẽ liệt kê danh sách 5 malware (mã độc) nguy hiểm nhất cho các thiết bị Android hiện nay.
Malware hay còn gọi là mã độc được biết đến là một trong những phần mềm do một số người có mục đích xấu tạo ra để gây hại cho những thiết bị của người dùng khác nhất là đối với các hệ điều hành mở như Android. Trong những năm gần đây, một số báo cáo đã chỉ ra rằng có tới hàng tỷ thiết bị Android trên thị trường đang bị nhiễm các mã độc nguy hiểm.
Những mã độc này có thể xâm nhập vào thiết bị và nhanh chóng đánh cắp thông tin cá nhân, tài chính của người dùng... Bài viết sẽ điểm mặt 5 malware nguy hiểm nhất trên Android hiện nay.
Shedun
Shedun là phần mềm độc hại phần mềm còn được gọi là Hummingbad, Kemoge, Shiftybug hay Shuanet nhắm vào hệ điều hành Android và lần đầu tiên nó được phát hiện vào cuối năm 2015 bởi công ty bảo mật di động Lookout. Thời điểm phát hiện nó đã len lỏi tới hơn 20.000 ứng dụng Android phổ biến trên CH Play.
Vào giữa năm 2016, ArsTechnica đã báo cáo rằng khoảng 10.000.000 thiết bị đã nhiễm mã độc này và con số vẫn sẽ tiếp tục tăng cao. Khi lây nhiễm vào một thiết bị nào đó, Shedun sẽ tự động cài đặt ứng dụng, tải về quảng cáo mà người dùng không hề hay biết. Thời gian đó, mã độc Shedun còn được cài đặt sẵn trên 26 loại smartphone, tablet chạy Android đến từ Trung Quốc.
Godless
Hãng bảo mật TrendMicro đã phát hiện ra mã độc này vào khoảng cuối tháng 6/2016. Công ty cho biết một thông tin gây sốc đó là hơn 90% thiết bị đang chạy Android 5.1 trước đó đã bị ảnh hưởng bởi Godless. Nó len lỏi vào chính các ứng dụng hợp pháp trên CH Play và 'một khi xâm nhập thành công, nó sẽ tự động root thiết bị'.
Theo như TrendMocro thì có khoảng 850.000 thiết bị trên toàn thế giới bị nhiễm mã độc Godless nhưng con số này sẽ giảm dần khi mà hệ điều hành Android Marshmallow được cập nhật.
Hummingbad
Được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 7 năm nay, Hummingbad đã lây nhiễm cho hơn 10 triệu thiết bị trên toàn cầu và tại Mỹ con số này là 280.000. Nếu bạn đã tải về một ứng dụng từ một nguồn không tin cậy thời điểm đó có nghĩa xác suất rất cao thiết bị của bạn đã nhiễm HummingBad.
Một khi Hummingbad vào được thiết bị Android, nó sẽ đánh cắp thông tin và tải về các ứng dụng mà người dùng sẽ không hề hay biết. Mã độc này hoạt động rất độc lập và tinh vi.
Gunpoder
Đây là malware - mã độc được cài vào ứng dụng giả lập các nút trên màn hình tái tạo lại các bảng điều khiển chơi game của Nintendo trước đây. Nó bị phát hiện vào tháng 7/2015, lúc đó đã có rất nhiều người dùng ở các quốc gia như Iraq, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi, Nga, Pháp, Mexico, Brazil, Saudi Arabia, Ý, Mỹ và Tây Ban Nha đã bị lây nhiễm.
Gunpoder có thể thu thập dữ liệu như các dấu trang hay lịch sử duyệt web hay thậm chí là các tin nhắn SMS... Hơn nữa, một khi ứng dụng được cài đặt, nó sẽ yêu cầu người dùng trả tiền để có được một giấy phép sử dụng và sau đó nó sẽ đánh cắp luôn thông tin thanh toán.
Các ứng dụng mạo danh
Có rất nhiều các hacker tạo ra các phần mềm mạo danh những ứng dụng nổi tiếng từ tên gọi hay hình ảnh... Họ cài vào đó các mã độc mà khi truy cập người dùng có thể bị mất tiền mà không hề biết thông qua các tin nhắn SMS tự động. Đặc biệt với một số trường hợp nó có thể đánh cắp các thông tin cá nhân quan trọng của chủ sở hữu gây ra nhiều thiệt hại về tài chính.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều các mã độc khác còn tồn tại mà có thể chưa được phát hiện hay ngăn chặn. Chính vì thế khi cài đặt một ứng dụng mới nào đó, các bạn cần xem xét thật kĩ lưỡng các đánh giá của người dùng trước đó hoặc xem các đơn vị phát triển uy tín để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm malware.
Xem thêm: 4 smartphone 3GB RAM hấp dẫn giá dưới 5 triệu đồng
Ngọc Bình
Tham khảo zing
Nguồn: fptshop.com.vn