Đài FM có các tính năng tuyệt vời, nó miễn phí, không sử dụng đến bộ nhớ, dữ liệu và tín hiệu ổn định hơn cả LTE. Nó cũng cung cấp nhiều kênh để bạn chọn như ca nhạc (nhạc trẻ, nhạc cổ điển), thời sự, thể thao… Nhưng tại sao các nhà sản xuất lại ngày càng muốn loại bỏ tính năng này ra smartphone của họ?
Điện thoại với đài FM nay đã không còn phổ biến, nhưng vẫn có nhiều mẫu để lựa chọn. Dưới đây là biểu đồ cho thấy số model của các nhà sản xuất điện thoại được trang bị đài FM qua từng năm.
Bấm vào hình ảnh để phóng to trên điện thoạiĐỉnh cao là giai đoạn 2008 – 2010, bạn có thể thấy biểu đồ lên rất cao trong giai đoạn này, có nhiều model điện thoại tích hợp đài FM đến từ nhiều hãng khác nhau. Nó cũng phù hợp với nhu cầu của người dùng tại thời điểm đó, nhưng riêng Apple thì không.
Vậy tại sao điện thoại với đài FM bị giảm trong những năm sau đó? Có thể nhiều người sẽ đổ lỗi cho Apple, bởi “tượng đài” này không bao giờ tích hợp đài FM lên iPhone. Tuy nhiên, đài FM cũng có 1 bất tiện là phải gắn tai nghe vào để làm ăng ten bắt sóng.
Nhưng có những yếu tố khác cũng phải xem xét đó là sự phát triển của mạng di động với các gói dữ liệu ngày càng rẻ hơn. Đôi khi là do phần mềm không hỗ trợ, ví dụ như trường hợp của Galaxy S8/S8+, Galaxy S9/S9+ tại Mỹ và Canada, chỉ được kích hoạt phần mềm FM sau khi tung bản cập nhật.
Dòng Galaxy S của Samsung có thể là 1 ngoại lệ, bởi hầu hết những smartphone hiện nay có giá từ 400 USD trở lên không hỗ trợ đài FM. Ngay cả Galaxy Note, rất lạ phải không nào? LG, Vivo hay ASUS cũng chỉ tích hợp đài FM trên một số smartphone.
Vậy khi nào thì đài FM mới trở lại và trở thành một tính năng cần có trên hầu hết điện thoại hiện nay?
Sớm hay muộn, các chương trình dành cho đài FM sẽ dần chấm dứt. Na Uy đã dừng các đài phát sóng FM quốc gia (không có đài FM địa phương). Sự kế thừa cho sóng radio đã có ở đây, đó là chuẩn DAB và HD Radio. Na Uy đã hoàn toàn chuyển từ phát thanh FM sang phát thanh số theo tiêu chuẩn DAB.
DAB có khả năng phát sóng nhiều chương trình phát thanh hơn so với phương thức phát sóng FM một cùng một dải phổ tần số. DAB có khả năng chống nhiễu và hỗ trợ đa đường tốt hơn, đặc biệt là đối với các máy thu di động. Chất lượng âm thanh theo tiêu chuẩn DAB phụ thuộc vào tốc độ bit được sử dụng và nội dung của chương trình phát thanh. Hầu hết các đài phát thanh sử dụng tốc độ bit nhỏ hơn hoặc bằng 128 kbit/s với âm thanh nén theo chuẩn MP2. Tuy nhiên tốc độ bit 320 kbit/s AAC+ cũng đã được thử nghiệm.
Thật không may là không có nhiều mẫu smartphone hỗ trợ cho các tiêu chuẩn mới này. LG Stylus 2 (ra mắt đầu năm 2016) là điện thoại duy nhất tích hợp bộ thu sóng DAB+.
Vậy bạn có muốn có thêm các smartphone tích hợp đài phát thanh? Hiện nay, bạn có thường sử dụng radio kỹ thuật số ở nhà hay trong xe hơi không? Đây chính là những câu hỏi mà câu trả lời sẽ quyết định tới số lượng smartphone trang bị đài phát thanh có trên thị trường.
Xem thêm: Ngược dòng lịch sử: Camera selfie đã được cải tiến như thế nào?
Nguồn: Gsmarena
Biên tập bởi Tech Funny
Nguồn : http://www.thegioididong.com/tin-tuc/lan-cuoi-ban-nghe-fm-tren-smartphone-la-cach-day-bao-lau--1138547