Tôi cũng chẳng nhớ mình bắt đầu cắn móng tay từ khi nào. Cứ như là một cái máy tự động vậy: tôi đang tập trung viết một câu chuyện và trước khi tôi nhận ra thì ngón tay đã ở trong miệng tôi lúc nào mà tôi chẳng hay, thế là tôi cứ cắn móng tay hay ngấu nghiến lớp da chay. Tôi rất ghét việc tôi cắn móng tay, điều đó làm tôi thấy xấu hổ và tôi đã cố gắng bỏ thói quen này rất nhiều lần rồi. Vậy mà sao tôi vẫn tiếp tục cắn móng tay? Câu trả lời phức tạp hơn bạn nghĩ nhiều.
Thật ra thì các nhà khoa học vẫn đang cố tìm ra lý do vì sao người ta lại thích cắn móng tay. Nhưng có một điều mà họ biết được đây là thói quen của rất nhiều người: khoảng 20 - 30% dân số là người hay cắn móng tay, trong đó 45% ở độ tuổi thiếu niên. Tôi nghĩ rằng thói quen cắn móng tay là một dấu hiệu của sự lo lắng và bất an, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng điều này lại không đúng. Người ta vẫn thường cắn móng tay khi họ cảm thấy chán, đói, bực bội hoặc phải làm những công việc quá khó. Điều này mới đáng xấu hổ, đó chính là cảm giác khi cắn móng tay rất đã.
Cô cũng nói rằng, một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy lý thuyết về việc cắn móng tay có gì điểm gì đó liên quan đến việc dễ chịu. Trong những nghiên cứu này, khi những con chuột được tiêm hóa chất làm giảm sự nhận thức về nỗi đau, hay còn gọi là endorphins, thì chúng sẽ vuốt lông ít hơn. Nếu những endorphins giảm đau này bị các loại thuốc tiêu diệt, các loài động vật sẽ vuốt lông nhiều hơn. Hành vi này cho thấy chải chuốt chính là thể hiện sự dễ chịu. Vì vậy, khi chúng ta cắn móng tay - một hình thức làm đẹp, chải chuốt - chúng ta sẽ cảm thấy thích thú.
Nếu như việc cắn móng tay tương tự như việc 'chải chuốt' của những chú chuột, điều có có thể giải thích cho câu hỏi tại sao con người lại cắn móng tay mỗi khi gặp tình huống căng thẳng hoặc đang phải giải quyết việc khó khăn: chúng ta cắn móng tay để cảm thấy thoải mái. Gần đây, lý thuyết 'dễ chịu' cũng được một nghiên cứu về sự liên kết giữa cắn móng tay và chủ nghĩa cầu toàn ủng hộ. Kieron O'Connor, một giáo sư tâm lý học tại trường Đại học Montreal cho biết, những người cắn móng tay là những người theo chủ nghĩa cầu toàn, họ thường làm quá và nhanh chóng chán nản nếu như họ trong tình trạng nhàn rỗi. Vì vậy việc ngấu nghiến móng tay giúp những người này cảm thấy dễ chịu, bớt chán nản và thấy kích thích. O'Connor nói: 'Cầu toàn là một nhân tố quan trọng, một thành phần gây ra vấn đề này.'
Một vài nghiên cứu khác cũng cho thấy những người hay cắn móng tay có thể là do di truyền thói quen xấu. Shari Lipner, phụ tá của giáo sư da liễu tại Weill Cornell - cho biết: một phần ba trong tổng số người hay cắn móng tay nói rằng thành viên trong gia đình họ cũng cắn móng tay. Lipner cho biết thêm, khi bạn nhìn thấy một cặp song sinh cùng trứng, việc mà chúng đều cắn móng tay là chuyện rất đỗi bình thường.
Không có một nguyên do rõ ràng cho việc vì sao thói quen cắn móng tay lại thường hình thành từ ngay từ độ tuổi còn nhỏ. Tuy nhiên theo Foose thì các thói quen xấu dễ ảnh hưởng đến trẻ là do một phần của não, được gọi là vỏ não trước trán, có chức năng thực hiện quyết định vẫn còn đang phát triển. Do đó, nếu phần não này vẫn chưa phát triển hoàn toàn đồng nghĩa với việc trẻ con thường bị thôi thúc hơn người trưởng thành: chúng không thể tự kiềm chế bản thân khỏi việc ăn kẹo Halloween hay ngoáy mũi ở nơi công cộng bởi vì chúng không bị áp ức xã hội đè nặng.
Năm 2012, một vị giáo sư của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ đã liệt kê việc cắn móng tay và một số bệnh lý 'chải chuốt' khác như nặn mụn và vuốt tóc là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, viết tắt là OCD. OCD bao gồm luôn cả những người hay rửa đi rửa lại tay của họ hay bắt buộc xếp giày thành hàng ngay thẳng. Bệnh lý 'chải chuốt' và OCD gần tương tự như nhau: cả hai trường hợp này đều là thói quen tự nhiên, nhưng trường hợp cắn móng tay thì lại là một việc khá dư thừ. Một số nhà tâm thần học khác lại không đồng ý với lời kết luận của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Họ chỉ ra rằng, mặc dù những người hay cắn móng tay có những rối loạn tâm thần khác như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hay hội chứng lo lắng bị xa cách, nhưng OCD là rối loạn ám ảnh có điều khiển trong khi việc cắn móng tay không phải là như thế.
Dù cho y học định nghĩa thế nào về việc cắn móng tay, thì thói quen vẫn có những hậu quả không tốt về sức khỏe. Trước hết, nó không tốt cho răng và hàm của bạn. Nó có thể làm tăng chi phí nha khoa của bạn lên đến 4.000 USD trong suốt cuộc đời. Thứ hai, rõ ràng là việc cắn móng tay rất bẩn. Khu vực dưới vùng móng tay là 'nơi sinh sản tuyệt vời cho vi khuẩn', trong đó có cả vi khuẩn E. coli. Lipner cho biết, khi chúng ta cắn móng tay, vi khuẩn sẽ được đưa vào trong cơ thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn và tiêu chảy.
Liệu điều này có đủ để dừng việc cắn móng tay. Tôi đã thử nhiều biện pháp như dùng nước sơn móng tay có vị đắng, cắt móng tay thật gọn, thậm chí là những thiết bị sốc điện khi làm thói quen xấu. Đeo găng tay, dán móng tay bằng keo dính hay băng keo cá nhân có thể hữu dụng đấy, hoặc thay thế bằng thói quen khác như sử dụng quả bóng trút căng thẳng hay dùng những hạt chuỗi. Nghỉ ngơi hoặc ngồi thiền cũng là những phương pháp hiệu quả để chữa trị bệnh cầu toàn. Nhưng nếu cắn móng tay vẫn khiến bạn thấy thoải mái thì tốt hơn hết hãy bỏ thói quen nay, thay vào những thói quen khác dễ chịu hơn. Đối với tôi, đọc truyện Harry Potter hay vuốt ve chú chó của mình hoặc ăn bánh pizza do tôi tự làm là phương pháp thay thế hiệu quả.