Đây là con số kỷ lục mới về các quốc gia tham dự năm 2013 khi có thêm năm quốc gia mới góp mặt vào danh sách đăng ký kể từ năm 2010. Năm nay là năm thứ ba các đội sinh viên Việt Nam tham gia cuộc thi và cũng là năm có số đội tham gia đông nhất. Đặc biệt năm nay, lần đầu tiên Việt Nam có một đội tham gia ở hạng mục xe mô hình đô thị đến từ trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân sự kiện này, PV đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Ánh Tuyết, Chủ tịch Công ty Shell Việt Nam – đơn vị tổ chức thường niên cho cuộc thi.
- PV: Bà có thể cho biết mục đích chính của cuộc thi Shell Eco-Marathon châu Á 2013 là gì?
- Bà Nguyễn Ánh Tuyết:mục đích chính của Shell Eco-Marathon là khuyến khích các nhà khoa học và kĩ sư tương lai tư duy sáng tạo về hiệu quả nhiên liệu và đưa các ý tưởng vào thực tế. Vận chuyển thông minh hơn là cách Shell giúp các khách hàng của mình đáp ứng nhu cầu về năng lượng để ứng phó với những thách thức trong ngành vận tải ngày nay. Tôi tin rằng, thông qua việc tham gia sự kiện Shell Eco-Marathon này, thế hệ trẻ của chúng ta sẽ có ý thức cao hơn về vấn đề sử dụng tiết kiệm năng lượng cũng như đưa ra những ý tưởng mới về năng lượng và tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ vào thực tế để phát triển đất nước và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- PV: tại cuộc họp báo giới thiệu cuộc thi diễn ra hôm nay, đại diện trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, đội dự thi của trường đã sáng chế ra bộ chế hòa khí có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau để chạy xe (như xăng, dầu, cồn công nghiệp…). Tuy nhiên, để ứng dụng được các sáng chế này ra thực tiễn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Công ty Shell có giải pháp gì để giúp đỡ họ?
- Bà Nguyễn Ánh Tuyết:như ở trên tôi đã nói, thông qua cuộc thi Shell Eco-Marathon châu Á 2013, chúng tôi muốn tạo ra một sân chơi có tính sáng tạo và giáo dục cao cho các bạn trẻ châu Á (trong đó có Việt Nam), để họ có cơ hội sáng tạo ra nhiều ứng dụng mới hữu ích cho cộng đồng. Mong muốn của chúng tôi là sớm đưa được các ứng dụng đó nhanh chóng vào thực tiễn. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ban ngành chức năng, như Bộ Công thương, Bộ KHCN… Khi đó, Công ty Shell Việt Nam sẽ cùng các cơ quan, đơn vị trên đưa ra các đề xuất có tính khả thi để Chính phủ Việt Nam có thể chấp nhận được.
Theo tôi, bên cạnh vai trò của các cơ quan nhà nước cũng rất cần sự vào cuộc của các công ty tư nhân. Như ở Malaysia, khi chúng tôi tổ chức cuộc thi Shell Eco-Marathon châu Á, Bộ Năng lượng nước này cũng đã đồng thời phát động một cuộc thi về tiết kiệm năng lượng và được rất nhiều bạn trẻ tham gia. Còn ở Pháp, khi sinh viên đưa ra các ý tưởng về tiết kiệm năng lượng, đã có nhiều công ty tư nhân tham gia hỗ trợ cho các ý tưởng đó. Ở Việt Nam cũng cần có nhiều công ty tư nhân quan tâm đến vấn đề này hơn nữa.
-PV: cảm ơn bà và xin chúc cuộc thi Shell Eco-Marathon châu Á 2013 thành công tốt đẹp.
Đội Bio-Energy trường BK Hà Nội bên cạnh chiếc xe chạy nhiên liệu sinh học đoạt giải năm 2012[/i]