Sau khi bị Apple từ chối mở khóa chiếc điện thoại iPhone thì Chính phủ Mỹ đe dọa sẽ tịch thu tất cả bộ mã nguồn của hệ điều hành IOS và 'công nghệ điện tử bí mật' của hãng này để có thể truy cập vào bộ mã. Với 2 thứ này thì Chính phủ sẽ có thể dựng nên một hệ điều hành riêng và mở khóa chiếc iPhone 5C được sử dụng bởi tên sát nhân quá cố Syed Farook.
Chính phủ Hòa Kỳ tin chắc rằng ẩn chứa trong chiếc điện thoại đó có thể có rất nhiều thông tin hữu ích, bao gồm cả tên xả súng thứ 3 mà những nhân chứng khai nhận là đã trông thấy.
Về phần mình, Apple nói rằng xây dựng một hệ điều hành đặc biệt theo đề nghị của Chính phủ cũng giống như đùa với lửa vậy. Nếu như bộ mã nguồn rơi vào tay kẻ xấu, tất cả toàn bộ những người sử dụng Iphone trên toàn thế giới sẽ dễ dàng bị đánh cắp dữ liệu. Cuộc chiến này sẽ có thể tiếp tục kéo dài cho đến khi vụ án này được đem ra xét xử bởi Tòa Án Tối Cao. Nếu như bên nào thua kiện tại Tòa Án Tối Cao thì bên đó sẽ phải tuân thủ theo.
Chính phủ đang đè nén Apple khi bắt họ giao nộp mã nguồn và công nghệ điện tử của mình.
Apple cho rằng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang rất căng thẳng, chính vì vậy Chính phủ mới 'lên giọng' và có những động thái căng thẳng như vậy. Nhưng Apple cũng chống trả quyết liệt khi luật sư của họ, Bruce Sewell gọi hành động của Chính phủ là phỉ báng.
Bằng cách đòi hỏi Apple giao nộp mã nguồn cũng như công nghệ điện tử của mình, Chính phủ Hoa Kỳ tỏ ra rất tinh khôn. Họ nói rằng đây là một giải pháp khác mà Apple có thể lựa chọn nếu như họ không muốn xây dựng một hệ điều hành mới để cung cấp những thông tin cần thiết mà Chính phủ cần.
'Chính phủ không bắt buộc Apple phải giao nộp những thứ đó vì đề nghị đó khó chấp nhận đối với Ppple. Nhưng nếu như Apple chấp nhận phương pháp đó, thì nó có thể đưa ra một giải pháp khác đỡ tốn công sức của những lập trình viên Apple' - lời cuối ở bản tóm tắt hồ sơ dài 35 trang của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cả Apple lẫn Chính phủ sẽ có phiên đối đáp trước tòa vào ngày 22 tháng 3 tới đây.