2. Kích hoạt tính năng xác thực hai yếu tố (nếu có) Nếu ngân hàng của bạn có dịch vụ Internet Baking, chắc hẳn họ nên cung cấp tính năng xác thực hai yếu tố cho người dùng. Đây là một bước phòng thủ thứ hai sau mật khẩu thông thường của bạn, như gửi bạn một mật mã hoặc hỏi câu hỏi bảo mật. Nếu ngân hàng bạn sử dụng cung cấp tính năng này thì hãy bật nó. Nó ngăn chặn rò rỉ mật khẩu từ việc mở tài khoản của bạn và giúp bạn an toàn hơn. Trong khi nói về chủ đề keylogger, một hàng phòng vệ tốt trên máy tính cá nhân của bạn có thể rất có ích. Đảm bảo rằng bạn đã cài đặt phần mềm diệt virus, và cập nhật nó. Ngày này virus tập trung hơn vào thu thập thông tin cá nhân để các nhà phát triển của nó có thể kiếm được nhiều lợi. Giữ máy tính không nhiễm virus có nghĩa là bạn sẽ không bị rò rỉ thông tin cá nhân cho hacker.
4. Không thực hiện giao dịch sử dụng Wi-Fi công cộng Nếu có thể, bạn hãy cố gắng không sử dụng điểm truy cập Wi-Fi công cộng để thực hiện các giao dịch ngân hàng. Các điểm truy cập công cộng là nơi hấp dẫn để cho hacker thực hiện các cuộc tấn công man-in-the-middle (có thể hiểu nôm na về kiểu tấn công này như một kẻ nghe trộm). Những cuộc tấn công này đánh chặn dữ liệu đi từ thiết bị của bạn với Internet và trích xuất các thông tin cá nhân và mật khẩu từ nó. Tất nhiên, không phải mọi kết nối Wi-Fi công cộng sẽ bị tấn công bởi tin tặc; tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải đề phòng trong mọi trường hợp. Ngày nay, khả năng giả mạo trang web là rất cao, ngay cả sau khi bạn đã nhập đúng URL. Khi bạn truy cập vào trang web của ngân hàng, hãy dành một chút thời gian để đảm bảo bạn thực sự đang tìm kiếm trang web hợp pháp. Nếu URL dẫn đến trang web ngân hàng của bạn không có chứng chỉ bảo mật hoặc 'https: //' khi bắt đầu thì có thể bạn đang ở trên trang web giả mạo.
6. Cảnh giác với email Tương tự, bạn cần đảm bảo không nhấp vào bất kỳ liên kết nào trong các email đáng ngờ. Một thủ thuật phổ biến gọi là tấn công 'lừa đảo' liên quan đến lừa người dùng tin rằng một email lừa đảo đã được gửi từ một nguồn hợp pháp. Điều này bao gồm các email ngân hàng giả mạo, yêu cầu thông tin đăng nhập để hacker có thể truy cập thông tin của bạn. Do đó, luôn kiểm tra lại người gửi email từ ngân hàng của bạn và di chuột qua (nhưng đừng nhấn) bất kỳ đường liên kết nào để kiểm tra nơi chúng đi. Nếu có vẻ đáng ngờ, đừng nhấp vào liên kết nào trong email. Nếu bạn tin rằng địa chỉ email thực sự thuộc sở hữu của ngân hàng bạn sử dụng thì hãy liên hệ với ngân hàng trước khi nhấp vào bất cứ điều gì.
7. Kiểm tra thường xuyên
Mặc dù các mẹo trên đã đủ để giữ cho thông tin tài khoản của bạn được an toàn thì không mất mát gì thêm khi thực hiện một số kiểm tra thủ công khác. Một số ngân hàng sẽ thông báo cho bạn về ngày đăng nhập cuối cùng mà bạn thực hiện, điều này cho biết liệu có ai đó đăng nhập bằng cách sử dụng thông tin của bạn hay không. Do đó, bạn hãy kiểm tra mọi bản thông báo tài khoản trực tuyến của mình thường xuyên cho những giao dịch mà bạn không thể giải thích. Nếu bạn thấy bất kỳ mục nhập kỳ lạ nào và không biết nó đến từ đâu thì hãy liên hệ ngay với ngân hàng của mình. Việc ra đời của dịch vụ Internet Banking giúp bạn quản lý tiền bạc dễ dàng hơn, nhưng đồng thời cũng đi kèm theo các vụ tấn công tiềm tàng. Với một vài mẹo đơn giản như trên, bạn có thể giữ an toàn cho các thông tin tài khoản của mình và an tâm khi sử dụng dịch vụ online.