Các nhóm xã hội ủng hộ Apple chống lại FBI Apple: FBI muốn hạ tấm chắn bảo vệ người dùng Một cửa hậu cho iPhone: Liệu có khả thi? Cuộc chiến mã hóa iPhone: Nghi phạm thứ 3 và tin vui cho FBI Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu xem xét lại vụ iPhone ở New York
Lần biểu dương sự đoàn kết hiếm hoi cũng như sự ủng hộ từ những hãng thậm chí từng có lúc là đối thủ của Apple này rõ ràng đã cho thấy động thái phản kháng trên diện rộng của thung lũng công nghệ cao Silicon Valley trước nỗ lực chống mã hóa thiết bị của chính phủ Mỹ, theo Reuters.
Trận chiến pháp lý của Apple chính thức bắt đầu từ tháng 1/2016 khi mà Cục Điều tra Liên bang (FBI) thành công trong việc có được một yêu cầu từ tòa án yêu cầu hãng Apple phải tạo phần mềm để vô hiệu hóa tính năng bảo vệ passcode và cho phép truy xuất chiếc iPhone được sử dụng bởi một tay súng bị tiêu diệt trong vụ tấn công đẫm máu ở San Bernardino , bang California.
Apple đang nhận được sự ủng hộ từ đông đảo khách hàng, hãng công nghệ và một số tổ chức bảo vệ tính riêng tư của người tiêu dùng ở Mỹ.
Trước đòi hỏi này, Apple thể hiện sự phản kháng và lập luận rằng một hành động như thế (mở khóa iPhone) sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm và đe họa tính bảo mật của khách hàng, đồng thời yêu cầu tòa ra rút lại yêu cầu đã đưa ra.
Và cũng từ thời điểm này, tranh cãi dai dẳng giữa Apple và giới chức Mỹ chính thức nổ ra, và mấu chốt của mọi vấn đề là câu hỏi liệu rằng các cơ quan thực thi pháp luật cũng như tình báo có khả năng giám sát đến mức độ nào đối với thông tin liên lạc kỹ thuật số.
Vào hôm ngày thứ Năm 3/3, tức hạn chót mà tòa án ấn định cho Apple phải hỗ trợ FBI, các đồng minh trong ngành công nghệ như Google, Facebook, Microsoft Corp, AT&T cùng hàng chục công ty khác, và một số tổ chức bảo vệ tính bảo mật tại Mỹ đề cùng nhau gửi bản kiến nghị bày tỏ sự ủng hộ nhà sản xuất điện thoại iPhone đến thẩm phán cấp quận thụ lý vụ việc này là Sheri Pym.
Ở đầu bên kia, 6 người thân của các nạn nhân trong vụ nổ súng ở San Bernardino cũng lần lượt có bản kiến nghị cá nhân gửi đến tòa khẳng định họ phản đối Apple khước từ hỗ trợ FBI điều tra. Cạnh đó, 3 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực thi pháp luật ở California, và chính thẩm phán quận San Bernardino cũng đệ đơn bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ.
Apple từ chối hỗ trợ FBI giải mã một chiếc iPhone sau nhiều lần phá khóa passcode bất thành.
Đa phần các công ty ủng hộ Apple đều có cùng quan điểm rằng Luật All Writs Act (có từ năm 1787) không thể được vận dụng để buộc các công ty phải tạo ra công nghệ mới để hỗ trợ công tác điều tra trong vài trường hợp cấp thiết.
Ngoài ra, bản kiến nghị của nhóm 17 công ty Internet, trong đó có Twitter và LinkedIn, cũng khẳng định rằng Quốc hội Mỹ đã thông qua các luật vốn thiết lập những gì mà các công ty buộc phải thực hiện cho chính phủ, và rằng phán quyết mà tòa California đưa ra với vụ San Bernardino chẳng khác là tạo sự kết thúc cho chính những đạo luật ấy.
Thẩm phán quận San Bernardino trong bản tóm lược của mình đã nêu quan điểm rằng chiếc iPhone 5C của nghi phạm Syed Rizwan Farook có thể được sử dụng như một thứ vũ khí nhằm cài cấy một mầm bệnh không gian mạng vốn có thể gây nguy hiểm cho hạ tầng của quận San Bernardino.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm 4/3, Cao ủy Liên hợp quốc phụ trách về nhân quyền Zeid Ra'ad Al Hussein cảnh báo giới chức Mỹ cần thận trọng với vụ yêu cầu Appple hỗ trợ mở khóa iPhone .
Cũng theo ông Zeid Ra'ad Al Hussein, thành công trong vụ tranh cãi pháp lý chống lại Apple sẽ tạo ra một tiền lệ mà qua đó Apple cũng như các hãng CNTT lớn khác không thể bảo đảm sự an toàn cho sự riêng tư của khách hàng ở bất kỳ đầu trên toàn thế giớl.
Thậm chí, ông này khẳng định việc bẻ khóa điện thoại có thể mở đường cho hacker tấn công và chính phủ theo dõi.