(Ảnh: Internet)
[/i]Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Getty Images/Carl Court)
Khu vực này hiện đang giữ kỷ lục là nơi có thể sinh sống có mức nhiệt độ trung bình cao nhất trên Trái Đất, thường vượt ngưỡng 46 độ C.
(Ảnh: Getty Images/Carl Court)
Bất chấp cái nóng, cộng đồng người dân Ethiopia ở đây vẫn gắn bó với truyền thống đã trải dài hàng thế kỷ – khai thác muối trên mặt đất bằng tay.
(Ảnh: Getty Images/Carl Court)
Các hố này ngập tràn các màu neon sặc sỡ, từ vàng, cam cho đến xanh lục. Nguyên nhân là do dòng Mắc-ma (magma) sôi sùng sục bên dưới đã đẩy muối, lưu huỳnh, Bồ tạt (kali cacbonat), và các khoáng chất khác lên trên bề mặt.
(Ảnh: Getty Images/Carl Court)
Nước muối bốc hơi khỏi bề mặt sẽ hình thành nên các đụn muối bên trong hố với đủ màu sắc khác nhau, từ trắng, vàng, nâu, cam cho đến xanh lục. Tảo Halophile, vốn có thể sống trong các môi trường cực mặn, cũng góp phần tạo nên cảnh quan sặc sỡ nơi đây.
(Ảnh: Getty Images/Carl Court)
“Là một nhiếp ảnh gia, một trong những mối quan tâm chủ yếu của tôi là làm thế nào để có thể miêu tả đời sống, văn hóa và môi trường một cách sinh động bằng ảnh tĩnh. Ở sa mạc Danakil, không khó để làm được điều này khi tất cả mọi thứ đều rất ấn tượng và siêu thường”, anh Court nói.
(Ảnh: Getty Images/Carl Court)
Dallol chào đón nhiều đợt khách du lịch hàng năm bởi nó thật sự khác biệt với bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất. Court cho biết nó “hoàn toàn siêu thực”.
(Ảnh: Getty Images/Carl Court)
Nhưng du khách phải cẩn thận bởi ngay cả khi họ có thể chịu được cái nóng khắc nghiệt, vẫn tiềm tàng những mối hiểm họa từ các bể chứa axit và khí độc bốc lên từ bên dưới hố.
(Ảnh: Getty Images/Carl Court)
Một số ảnh khác (không phải của nhiếp ảnh gia Carl Court) về sa mạc Danakil:
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Video quay sa mạc Danakil:
Quý Khải (theo Business Insider)