Có phải nước biển ngày càng mặn hơn vì muối chảy từ các dòng sông ra biển, hay có một cách nào đó giúp nồng độ mặn trong đại dương luôn ở mức ổn định?
Theo trang web Today I found out, hầu hết muối biển là do những vụ xói mòn vì nước gây ra, chẳng hạn đá bị xói mòn trên các lục địa có chứa muối và theo sông chảy ra biển. Vì thế, độ mặn của đại dương sẽ liên tục tăng; tuy nhiên, vì một số cơ chế, gọi là 'đầm lầy muối' (salt sinks - đầm lầy muối là vùng đất ngập nước ven biển tạo thành nơi cửa sông hoặc dòng sông gặp biển), giúp loại bỏ muối từ đại dương với tỷ lệ chính xác như việc muối được bổ sung vào biển.
Một đầm lầy muối lớn chính là sự bay hơi của nước. Khi nước biển bốc hơi, nồng độ muối tăng lên. Làm thế nào muối đó loại bỏ khỏi nước? Nước sẽ trở nên bão hòa ở một số nơi và không còn khả năng giữ tất cả các muối hòa tan, điều này đã làm hình thành nên cặn evaporit (Evaporit là trầm tích khoáng vật hòa tan trong nước, được tạo ra từ sự bay hơi của nước bề mặt) trong lớp trầm tích và cuối cùng thành đá trầm tích.
Một đầm lầy muối lớn chính là sự bay hơi của nước.
Thứ hai, liên quan đến đầm lầy muối, gió thổi nước biển vào đất liền, ở đó nước bốc hơi, để lại cặn muối.
Các đầm lầy muối còn lại chính là các quá trình hóa học. Chẳng hạn, dung nham dưới đáy đại dương sẽ phản ứng với các ion muối hòa tan (như Mg2 +), loại bỏ chúng ra khỏi nước. Ngoài ra, một số loại đất sét hấp thụ một số muối (ví dụ Mg2 + và K +), và một số khoáng sản hydro, giống như các hòn sắt-mangan cũng được hình thành bằng cách sử dụng muối. Tất cả các quá trình này đều làm giảm độ mặn của đại dương.
Chính cuộc sống ở biển cũng giúp loại bỏ bớt muối ở đại dương. Nhiều loài động vật ăn hoặc chiết xuất muối từ nước, chẳng hạn như với các loại vỏ sò (từ muối Si4 + và Ca2 +). Những thứ này chìm xuống đáy đại dương và trở thành một phần của các lớp trầm tích ở đó. Tương tự như evaporit khoáng chất, cuối cùng những cái này đều kết hợp thành đá trầm tích.
Ngoài các đầm lầy muối, nước ngọt từ sông, băng tan chảy, và những thứ như thế cũng cung cấp một dòng nước ngọt tương đối ổn định đến các đại dương, giúp cân bằng sự mất nước qua bốc hơi.
Tất cả các quá trình trên giúp giữ cho độ mặn trong đại dương luôn ở trạng thái tương đối cân bằng, mặc dù vẫn có những vùng biển mặn hơn hay nhạt hơn, vì tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Chính vì thế, trong ít nhất là 1,5 tỷ năm qua, nồng độ muối trong nước biển trên toàn cầu luôn ở mức ổn định là 3,5%.
Tuy nhiên, điều này bắt đầu thay đổi trong khoảng nửa thế kỷ qua, và hậu quả tai hại có thể sẽ đến nếu xu hướng này tiếp tục.
Sau đây là một số thông tin thêm, liên quan đến độ mặn của nước biển.
Độ mặn của đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc giảm độ mạnh của các cơn bão.
Độ mặn của đại dương rất quan trọng đối với khí hậu toàn cầu, vì các dòng đại dương được xem như một 'vành đai' khổng lồ, chuyển nước ấm từ xích đạo và vùng cận nhiệt đới đến các cực, và nước lạnh hơn từ các cực lại trở về các khu vực nóng hơn (đây gọi là quá trình lưu thông nhiệt). Muối đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho vành đai này di chuyển vì mật độ mặn là một trong các yếu tố chính điều khiển dòng chảy ngầm.
Năm 2011, NASA và Comision Nacional de Actividades Espaciales (CONAE), cơ quan không gian của Argentina, với sự hỗ trợ công nghệ đến từ Trung tâm Quốc gia D'Etudes Spatiales (CNES) của Pháp và Agenzia Spaziale Italiana (ASI) của Ý, đã giới thiệu vệ tinh SAC-D, trong đó có một công cụ, Aquarius, dùng để đo lường và vẽ ra bản đồ sự thay đổi độ mặn của biển trên toàn cầu, và để hiểu rõ hơn về dòng hải lưu. Theo các nhà nghiên cứu, độ mặn của đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc giảm độ mạnh của các cơn bão.
Người ta ước tính rằng nếu bạn cố loại bỏ tất cả muối ra khỏi các đại dương trên thế giới, thì số lượng muối này có thể phủ kín trên đất liền một đống muối cao khoảng 150 mét.
Cập nhật: 14/10/2016
Theo vnreview