Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến pin của thiết bị Android. Từ đó, điện thoại của bạn không thể hoạt động được trong thời gian lâu dài như ý muốn.
1. Màn hình chất lượng cao
Trong những năm gần đây, thiết bị Android đã có nhiều sự cải tiến về màn hình. Thông thường, các thiết bị trước kia chỉ sở hữu độ phân giải thấp. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, màn hình đã được nâng lên HD, Full HD, QHD và cả sự xuất hiện của màn hình 4K. Tất nhiên, khi màn hình có độ phân giải càng cao, điện năng sẽ tiêu tốn càng lớn dẫn đến dung lượng pin suy giảm nhanh chóng.
2. Điện thoại quá mỏng
Với sự đầu tư về thiết kế, các hãng sản xuất điện thoại ngày càng cho ra mắt nhiều sản phẩm siêu mỏng vô cùng tinh tế. Tuy nhiên, điện thoại mỏng cũng đồng nghĩa với viên pin mỏng hơn. Đó cũng là lý do khiến dung lượng pin trên máy càng giảm sút.
3. Dung lượng pin giảm
Thực tế, nhiều mẫu điện thoại ra mắt năm 2015 lại có dung lượng pin thấp hơn so với 2014. Trong số đó, Galaxy S6 là một ví dụ. Mẫu điện thoại Galaxy S5 ra mắt trước đó có dung lượng 2.800 mAh nhưng đến Galaxy S6 chỉ còn 2.550 mAh.
4. Công nghệ pin đã bị “đình trệ”
Các thiết bị thông minh hiện nay đều sử dụng công nghệ sản xuất pin cũ, không có nhiều cải tiến trong nhiều năm qua.
Thời gian này, thị trường bắt đầu chứng kiến sự xuất hiện của các công nghệ sạc nhanh, hứa hẹn sẽ bù đắp phần nào dung lượng pin yếu của các thiết bị.
5. Sử dụng thiết bị quá nhiều
Với một thiết bị, người dùng thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như nghe, gọi, nhắn tin, lướt web, truy cập các ứng dụng.... Bạn có thể sử dụng điện thoại từ 10-12 tiếng, thậm chí là nhiều hơn mỗi ngày. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dung lượng pin.