Hai nguồn tia X khó lý giải lóe sáng gần dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn học Mỹ phát hiện từ dữ liệu lưu trữ hai nguồn sáng bí ẩn lóe lên tổng cộng 6 lần và kéo dài trong một phút trước khi tan biến.


Một nhóm nhà thiên văn học do Jimmy Irwin ở Đại học Alabama, Mỹ, đứng đầu, tìm thấy hai nguồn tia X bừng sáng ở rìa hai thiên hà lân cận là Virgo (NGC 4636) Centaurus A (NGC 5128). Kết quả nghiên cứu được công bố hôm qua trên tạp chí Nature, theo International Business Times.


Trước đây, các nhà khoa học phát hiện hai đợt lóe sáng tia X trong thời gian rất ngắn với độ sáng mạnh gần thiên hà NGC 4697. Irwin và đồng nghiệp quyết định tìm kiếm những đợt lóe sáng tương tự bằng cách kiểm tra lại dữ liệu quan sát 70 thiên hà gần dải Ngân Hà của đài quan sát tia X Chandra.




Nguồn phát tia X (khoanh tròn) gần ngân hà NGC 5128. (Ảnh: NASA).

Nhóm nghiên cứu xác định được thêm hai nguồn sáng. Một nguồn lóe sáng một lần trong khi nguồn còn lại lóe sáng 5 lần. Mỗi lần lóe sáng đều kéo dài chưa đến một phút và mờ nhạt dần trong khoảng một tiếng đồng hồ. Các tia sáng phát ra chói hơn mọi ngôi sao neutron. Đặt biệt, nguồn sáng dường như nằm lẫn giữa những thiên thể tồn tại lâu đời.


Thông thường, nguồn tia sáng có thể được nhận biết thông qua xem xét thời gian phát sáng và số lần lặp lại. Tia sáng không lặp lại và kéo dài khoảng một phút thường báo hiệu cái chết của một ngôi sao khổng lồ. Nhưng nguồn sáng phải nằm trong quần thể sao trẻ. Các tia sáng lặp lại cũng chỉ xuất hiện trong một số điều kiện nhất định mà nhóm nghiên cứu không tìm thấy ở nguồn tia X kỳ lạ vừa phát hiện.


Các nhà nghiên cứu nhận định nguồn tia X có thể là một hố đen đang trải qua quá trình vận động nào đó. 'Khả năng đầu tiên như nhóm tác giả nghiên cứu đưa ra, là có một hố đen khối lượng trung bình (lớn gấp 100-1000 lần Mặt Trời) ở trung tâm mỗi nguồn sáng. Vì lý do nào đó, chúng phát ra những tia X trong thời gian khoảng một tiếng. Khả năng khác là một hố đen khối lượng thấp chiếu thẳng tia X đến Trái Đất. Một hệ sao nhị phân với quỹ đạo khó dự đoán có thể dẫn đến những tia sáng lặp lại từ nguồn gần NGC 5128', Sergio Campana, nhà nghiên cứu ở Viện vật lý thiên văn Italy, cho biết.


Campana cũng nhấn mạnh cần thực hiện nhiều quan sát hơn để lý giải về các tia X, đặc biệt là tần suất lặp lại của chúng.


Cập nhật: 21/10/2016
Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Phát hiện bất ngờ: Sao Diêm Vương có khả năng phát ra tia X

Một nhóm các nhà nghiên cứu dữ liệu từ Đài quan sát thiên văn Chandra của NASA đã phát hiện ra ánh sáng tia X đến từ sao Diêm Vương (Pluto).

Chụp được khoảnh khắc tân tinh bùng nổ rực rỡ

Các nhà khoa học đã ghi lại được khoảnh khắc một tân tinh bùng nổ, một sự kiện hiếm gặp trong chu kỳ kéo dài từ hàng ngàn đến hàng triệu năm của một ngôi sao.

Quả cầu khí khổng lồ lao vào dải Ngân Hà

Một khối cầu khí khổng lồ mang tên Đám mây Smith sẽ va chạm với dải Ngân Hà ở tốc độ lên tới 1,1 triệu km/h.

Hố đen bị lột trần khi hai thiên hà va chạm

Các nhà thiên văn học phát hiện một siêu hố đen chạy trốn khỏi thiên hà, bỏ lại sau lưng toàn bộ những ngôi sao từng quay quanh nó.

NASA chế tạo kính thiên văn siêu nhỏ bằng carbon

Đây là một trong những chiếc kính thiên văn đầu tiên có gương được thiết kế bởi những ống nano nhỏ bằng carbon.

Trận chiến giữa hai ngôi sao tạo tinh vân sáng nhất dải Ngân Hà

Các nhà nghiên cứu lần đầu công bố hình ảnh về trận chiến dữ dội nhất dải Ngân Hà giữa hai ngôi sao, tạo ra gió mạnh 10 triệu km/h giờ và hơi nóng 50 triệu độ C.

Phát hiện 7 cụm sao lạ trong vành đĩa dải ngân hà

Vành đĩa dải ngân hà bất ngờ xuất hiện 7 cụm sao lạ gây tò mò chú ý.

Chấn động với hình ảnh của trận chiến khủng khiếp nhất trong hệ ngân hà

Cuối cùng các nhà khoa học đã ghi hình được một trong những trận chiến dữ dội nhất trong dải Ngân Hà.

THỦ THUẬT HAY

Cài đặt phiên bản Dolby Atmos trích xuất từ Lenovo A7000 trên bất kỳ smartphone Android nào

Dolby Atmos là một hệ thống âm thanh vòm giúp mang đến cho người dùng những trải nghiệm âm thanh tốt hơn do hãng Dolby Laboratories phát triển và một số ít thiết bị đi động được trang bị công nghệ này.

Sự khác nhau giữa OSI và TCP IP Model, so sánh mô hình OSI, TCP/IP

TCP/IP là một giao thức truyền thông cho phép kết nối máy chủ với internet. Ngược lại, OSI là một cổng kết nối giữa mạng và người dùng cuối. Để tìm hiểu kĩ hơn về hai giao thức mạng này, chúng ta hãy cùng đi dến tìm

Mẹo chụp ảnh xóa phông trên Galaxy S8/S8 Plus

Samsung ra mắt Galaxy S8/S8 Plus với nhiều tính năng được nhiều nhà phê bình nhận xét là mang tính đột phá nhất hiện nany trên thị trường, chẳng hạn như màn hình vô cực không viền, chip xử lý Snapdragon 835 mạnh mẽ

Chi tiết cách bật khiên avatar Facebook trên điện thoại bạn không nên bỏ qua

Hiện nay, nhiều người dùng Facebook đã sử dụng khiên bảo vệ cho tài khoản Facebook và điều này sẽ giúp người dùng minh chứng rằng đây là tài khoản chính chủ. Tuy nhiên, làm cách nào để bật khiên avatar Facebook trên

Những ứng dụng Android tuyệt vời cho các tín đồ Giải bóng đá Ngoại hạng Anh

Một mùa Giải bóng đá Ngoại hạng Anh (English Premier League) mới lại đến và có rất nhiều cách để theo dõi giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh này như theo dõi trên truyền hình, web và những game và ứng dụng bóng đá

ĐÁNH GIÁ NHANH

Xiaomi Pad 5 có đáng mua không?

Xiaomi Pad 5 đã chính thức được mở bán tại Viettel Store với giá chỉ từ 8,99 triệu đồng và được đánh giá với những lời có cánh. Vậy Xiaomi Pad 5 có đáng mua không? Có phải mẫu tablet “chọn mặt gửi vàng” không? Tất cả

Mở hộp & đánh giá Infinix Zero 4: Sản phẩm tuyệt vời nhất của Infinix

Zero 4 là mẫu smartphone mới nhất của Infinix tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm này tập trung vào thiết kế sang trọng, màn hình chất lượng cao, cụm camera chính 16 MP sử dụng công nghệ lấy nét bằng laser và hỗ trợ

Đánh giá nhanh Nokia 1: Trải nghiệm đáng tin cậy trên smartphone Android giá rẻ

Là một sản phẩm giá rẻ, không ngạc nhiên khi thiết kế của Nokia 1 không mấy ấn tượng. Máy có phần thân làm bằng nhựa và khá dày (9.5 mm) với viền màn hình cũng khá lớn, khiến nó trông giống như một thiết bị ra đời từ