Cuối cùng các nhà khoa học đã ghi hình được một trong những trận chiến dữ dội nhất trong dải Ngân Hà.
Cách trái đất khoảng 7500 năm ánh sáng, hai trong số những ngôi sao lớn nhất trong hệ Ngân Hà đã tham gia vào một trận chiến kéo dài cả thiên niên kỉ.
Với tên gọi Eta Carinae, đây là một hệ sao đôi được bao phủ trong một tinh vân bụi khí hình quả tạ đã bùng nổ gần 2 thế kỷ trước.
Tuy nhiên giờ đây, trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, các nhà thiên văn học tuyên bố đã chụp được lõi hệ sao này với độ phân giải lớn nhất từ trước đến nay, qua đó chính thức xác nhận những dự đoán gần đây về hoạt động biểu hiện của nó.
(Ảnh: NASA)
Eta Carinae đôi khi còn được gọi là “siêu tân tinh giả hiệu”, do các vụ nổ của nó mạnh đến mức sáng chói y hệt các ngôi sao đang phát nổ.
Vụ nổ chủ yếu gần đây nhất, với tên gọi “Đại Phun Trào (Great Eruption)”, xảy ra vào khoảng năm 1837, và đã kéo dài được 18 năm, trong quá trình đó sản sinh tinh vân Homunculus có độ sáng lớn hơn tất cả các vật thể khác trong Dải Ngân hà.
Các nhà thiên văn học hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân của những vụ nổ sao này. Eta Carinae vẫn tiếp tục phát phóng những trận gió bụi khí cực mạnh tại mức vận tốc lên đến 10 triệu km/h. Đây được cho là tác nhân duy trì và định hình tinh vân, theo minh họa từ mô hình máy tính của NASA bên dưới, nhưng không ai dám chắc quá trình đó xảy ra như thế nào:
Eta Carinae B là ngôi sao nhỏ hơn trong hai ngôi sao, tuy nhiên vẫn có khối lượng lớn gấp 30 lần Mặt Trời, và sáng hơn gấp một triệu lần.
Trong khi đó, Eta Carinae A thì lớn gấp 90 lần Mặt Trời, và sáng hơn gấp 5 triệu lần.
Cứ sau mỗi 5,5 năm, hai ngôi sao này lại xích lại gần nhau, với khoảng cách tương đương từ Sao Hỏa đến Mặt Trời, tại một thời điểm gọi là “điểm cận tinh”:
Lần “điểm cận tinh” gần đây nhất là vào tháng 8/2014. Ngay trước thời điểm này, “Kính thiên văn rất lớn” (Very Large Telescope Interferometer – VLTI), được vận hành bởi Đài Quan sát Nam Châu Âu (ESO), đã cố gắng quan sát và ghi hình khu vực lõi của hệ sao đôi trong vài tháng liên tục.
Hình ảnh thu được từ kính thiên văn VLTI không quá giống kỳ vọng …
…Nhưng nó xác thực những giả thuyết gần đây về nguyên nhân Eta Carinae hoạt động quá mạnh mẽ và sáng chói như vậy.
Tóm lại, những trận gió hạt phần tử cực mạnh của từng ngôi sao đang va chạm và nóng lên đến khoảng 50 triệu độ, tạo ra hai “cái quạt” vật chất nghiêng lệch khởi tác dụng định hình khu vực bên trong của tinh vân quả tạ, giống với hình mô phỏng của NASA dưới đây:
Có lẽ trong tương lai, các nhà thiên văn sẽ sử dụng các bức ảnh chụp chi tiết với độ phân giải cao này và tương tự để tìm hiểu tác nhân nào đã tạo nên một trong vụ nổ sáng nhất trong lịch sử Hệ Ngân Hà.
Theo Business Insider.
Tôn Kiên biên dịch