Lễ thiêu huỷ được tổ chức tại sân vận động gần Công viên Quốc gia Kaziranga, bang Assam, Ấn Độ, với sự tham gia của các quan chức hàng đầu địa phương. Hàng chục linh mục Hindu đã thực hiện các nghi lễ và đọc kinh cầu nguyện trong khi các những người đứng đầu bang Assam cử hành đốt lửa.
Theo ông Himanta Biswa Sarma, quan chức của bang Assam cho hay: “Chúng tôi muốn gửi thông điệp đến thế giới rằng những con tê giác còn sống với chiếc sừng trên đầu mới đáng quý. Chứ chẳng phải một con vật đã chết, còn chiếc sừng thì bị trộm đi hay giữ trong kho của chính quyền.”
Được biết, những chiếc sừng trong buổi lễ đã được cất giữ trong nhiều năm trời, thuộc về những con tê giác chết vì nguyên nhân tự nhiên tại Kaziranga và ở các môi trường gần đó, cùng với đó là một số chiếc tịch thu từ những kẻ săn trộm.
Kaziranga là nơi sinh sống của gần 2,500 cá thể tê giác một sừng, đây là môi trường sống lớn nhất trên thế giới của loài động vật quý hiếm này. Mặc cho mọi nỗ lực bảo vệ tê giác, kể cả nhân viên có vũ trang, những tên trộm vẫn cố gắng lẻn vào giết tê giác lấy sừng. Dù đây là một hành vi bất hợp pháp ở Ấn Độ.
Sừng tê giác thường được bán bởi những tên săn trộm ở Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác. Bởi người dân tại những khu vực này tin rằng sừng tê giác có công dụng hỗ trợ sinh lí và cả chữa nhiều bệnh.
Theo ông Sarma, vì vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh sừng tê giác có đặc tính chữa bệnh nên việc cho phép buôn bán mặt hàng này, cũng đồng nghĩa với việc lừa đảo người dân và khuyến khích hoạt động săn trộm. Do đó, bang Assam đã quyết định đốt sừng để nâng cao nhận thức của người dân và chấm dứt nạn săn trộm.
Theo Apnews
động vậtấn độtê giácsừng tê giácbang assamthiêu huỷ