Fahd hướng dẫn những người này mở công ty giả và tìa khoản ngân hàng để nhận tiền, thậm chí còn biết tạo hóa đơn giả để hợp thức hóa việc chuyển tiền, coi chúng như những giao dịch thương mại hợp pháp.
Nhưng đến năm 2013, AT&T ứng dụng hệ thống mở khóa điện thoại mới, khiến đường dây của Fahd không thể áp dụng giải pháp mở khóa điện thoại bằng việc trích xuất số IMEI của từng thiết bị như trước nữa. Vì thế, theo cáo trạng, Fahd đã thuê một lập trình viên thiết kế ra một mã độc để cài thẳng vào hệ thống máy tính của AT&T. Nhờ malware này, Fahd thậm chí còn mở khóa được nhiều điện thoại hơn, làm việc nhanh hơn trước nhiều. Trong thời điểm này, những nhân viên AT&T móc nối với Fahd đã giúp anh ta truy xuất dữ liệu và thông tin về hệ thống của nhà mạng cũng như thông tin tài khoản của những nhân sự khác, từ đó giúp lập trình viên tinh chỉnh malware chính xác hơn.
Phân tích của AT&T cho thấy Fahd cùng đồng phạm đã mở khóa trái phép hơn 1,9 triệu điện thoại, gây thất thoát hơn 200 triệu USD. Năm 2018, Fahd bị bắt giữ ở Hong Kong và được di lý về Mỹ năm 2019. Đến tháng 9/2020, Fahd nhận tội lừa đảo. Hiện tại vẫn chưa rõ ngoài AT&T có còn nhà mạng nào bị đường dây của Fahd trục lợi và gây ảnh hưởng về doanh thu hay không, cũng như vẫn chưa rõ dữ liệu cá nhân của người dùng có bị rò rỉ hay không.
Theo The Verge
smartphonenhà mạngmã độcat&tmở khóa điện thoạixét xửan tửmóc nối