“Chân tướng” chương trình gián điệp điện tử chấn động nước Mỹ

Toàn nước Mỹ rúng động sau khi hai tờ báo Washington Post và The Guardian 'phanh phui' sự tồn tại của PRISM - chương trình thu thập thông tin người dùng của Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA), Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phối hợp cùng 9 hãng công nghệ lớn nhất thế giới. PRISM cho phép chính phủ truy cập thông tin cá nhân của người dùng Mỹ trong ít nhất 6 năm qua. Thực chất, PRISM là gì?

PRISM là chương trình tuyệt mật của chính phủ

Đây là tên mã cho một chương trình của chính phủ Mỹ. Theo tài liệu rò rỉ mà hai tờ Washington Post và The Guardian có được, nó bắt đầu được phát triển từ năm 2007 và ngày càng được chính phủ Mỹ ủng hộ. Mục đích ban đầu của PRISM là quản lí các đường dây liên lạc có giá trị qua máy chủ của Mỹ song thực tế, quy mô của nó lớn hơn nhiều.

PRISM cho phép NSA truy cập vào máy chủ của hàng loạt hãng công nghệ lớn mà chưa từng có tiền lệ. 9 hãng công nghệ lớn trong chương trình là Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube, Apple.

Theo báo cáo, quy trình hoạt động của PRISM như sau: Các công ty kể trên nhận được lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo quốc gia, buộc trao quyền truy cập máy chủ và hàng tá dữ liệu, thông tin liên lạc thông qua mỗi ngày tới đơn vị công nghệ của FBI rồi chuyển tiếp đến NSA.

Như vậy, các cơ quan này có thể gián điệp công dân Mỹ mà họ không hề hay biết. Trong khi đó, NSA theo luật chỉ được phép quản lí thông tin liên lạc nước ngoài.

Tuy nhiên, để lọc ra thông tin có giá trị trong số dữ liệu đồ sộ mỗi ngày và xác định xem đối tượng đang bị theo dõi có phải 'kẻ xấu' thật sự hay không, NSA lại sử dụng phương pháp khá 'nực cười': chỉ cần chuyên gia NSA có '51%' tin tưởng đối tượng là người 'ngoại quốc' là xong.

Điều khiến người Mỹ lo ngại không phải là PRISM thu thập dữ liệu, mà chính là loại dữ liệu thu thập được. Theo Washington Post, nó bao gồm: nhật kí kết nối, tài liệu, email, ảnh, đoạn chat âm thanh/video. Skype có thể bị giám sát các cuộc gọi âm thanh, video, chat, chuyển file trong khi các dịch vụ của Google như Gmail, gọi thoại/video, file Google Drive, thư viện ảnh, từ khóa tìm kiếm đều là đối tượng bị theo dõi. Facebook, Microsoft hay các công ty còn lại cũng tương tự. Tức là, PRISM bao phủ gần như mọi thứ người dùng thực hiện trên mạng.

PRISM vừa khác biệt vừa 'hung hăng' hơn nhiều vụ bê bối thu thập dữ liệu cuộc gọi từ nhà mạng Verizon của NSA. Trong một báo cáo độc lập, hãng tin NBC đưa tin NSA đã truy cập dữ liệu khách hàng nhà mạng Verizon mà cụ thể là nhật kí điện thoại. Đây hoàn toàn là chương trình khác PRISM và có quy mô nhỏ hơn PRISM rất nhiều.

Dù quản lí nhật kí cuộc gọi, NSA được tin là chỉ thu thập siêu dữ liệu, tức là người thực hiện/nhận cuộc gọi, nơi cuộc gọi đến và thông tin chung chung. Quan trọng hơn, nội dung của cuộc gọi không được tiếp cận.

Ngược lại, PRISM hoàn toàn cho phép truy cập đầy đủ vào mọi dữ liệu của những email hay cuộc nói chuyện. Theo nguồn tin của Washington Post, về lí thuyết họ có thể 'xem được những gì bạn đang gõ'.

Hợp tác có tranh cãi với các 'ông lớn' công nghệ

Đối tác đầu tiên của PRISM được cho là Microsoft, vào năm 2007. Các công ty khác chậm chạp tham dự và Apple mới tham gia gần đây. Nguyên nhân các hãng công nghệ phải làm theo là vì họ không có lựa chọn nào khác. Không trao quyền truy cập máy chủ có thể biến họ thành đối tượng trong các vụ kiện của chính phủ, gây tổn hại lớn theo nhiều cách. Ngoài ra, họ cũng nhận được khoản bồi thường cho dịch vụ của mình. Tuy nhiên, gần như mọi công ty này đều phủ nhận cho phép chính phủ truy cập hoàn toàn máy chủ mà chỉ thừa nhận giao nộp một số dữ liệu nhất định.

Điều gây sốc hơn nữa là PRISM hoàn toàn hợp pháp. Chính phủ bảo trợ cho chương trình nhiều năm nay và không có dấu hiệu sẽ dừng lại sớm.

Quay trở lại năm 2007, sức ép từ công chúng buộc chính quyền Tổng thống Geogre Bush dừng chương trình giám sát công dân khởi đầu từ năm 2001. Dù vậy, có vẻ như chính quyền đã tìm cho chương trình một 'ngôi nhà' khác.

Đạo luật Bảo vệ Mỹ năm 2007 cho phép giám sát điện tử các đối tượng mà không cần giấy phép nếu 'có lí do tin tưởng' là người ngoại quốc. Điều đó giải thích vì sao có bộ lọc '51%' như đã đề cập ở trên. Tiếp đó, Đạo luật FISA sửa đổi năm 2008 tránh cho các công ty khỏi bị pháp luật 'sờ gáy' khi bàn giao thông tin cho chính phủ. Đó là nguyên do vì sao PRISM có tư cách pháp lí đầy đủ.

TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Mỹ, Apple, Google bị kiện vì chương trình gián điệp PRISM

Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng một loạt TGĐ Apple, Facebook, Google, Microsoft, Skype, Yahoo! bị kiện vì xâm phạm quyền riêng tư.

Dùng iPhone 5, phu nhân Chủ tịch nước Trung Quốc bị chỉ trích

Việc đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện sử dụng iPhone 5 trong chuyến công du Mexico cùng chồng vấp phải phản ứng dữ dội từ cư dân mạng Trung Quốc.

Tin tặc Trung Quốc chiếm thông tin phản gián của Mỹ

Các tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào hệ thống của Google cách đây vài năm đã truy cập cơ sở dữ liệu bí mật về các mục tiêu phản gián của Mỹ, theo tiết lộ của các quan chức Mỹ.

Realme Narzo 9i lộ cấu hình: Màu đẹp, chip Snapdragon, pin 5.000mAh...

Mới đây, leaker Mukul Sharma đã chia sẻ cho trang 91mobiles thông tin độc quyền về Realme Narzo 9i. Chiếc smartphone này được cho là sẽ ra mắt vào quý 1/2022.

Hacker Trung Quốc xâm nhập hệ thống vũ khí tối tân của Mỹ

Tờ Washington Post hôm 28/5 đăng tải một tin tức hết sức 'nóng' cho biết các bản thiết kế của hàng loạt các hệ thống vũ khí tiên tiến và 'nhạy cảm' vào bậc nhất của Mỹ đã bị các hacker Trung Quốc tấn công để lấy cắp thông tin, theo một báo cáo

Lý do Trung Quốc chặn ChatGPT

Cơ quan quản lý Trung Quốc được cho là đã yêu cầu các công ty công nghệ nước này kiểm soát người dùng truy cập ứng dụng ChatGPT, theo Guardian.

Nhà Trắng “mở cửa” dữ liệu miễn phí cho người dân

Hôm thứ hai, Nhà Trắng cho biết đang thực hiện một chương trình trực tuyến đầy tham vọng, cung cấp dữ liệu miễn phí cho người dân về những vấn đề dân sinh.

Trung Quốc chấn chỉnh tình trạng ẻo lả, thô tục của các sao nam, cấm phát sóng chương trình thực tế

Ngành công nghiệp giải trí đang là mục tiêu mới nhất bị chính phủ săm soi, sau khi hàng loạt vụ bê bối được phanh phui liên quan đến những người nổi tiếng xảy ra từ trốn thuế đến tội phạm tình dục.

THỦ THUẬT HAY

Tổng hợp bài văn khấn đêm giao thừa chuẩn nhất 2023

Trong tết cổ truyền Việt Nam, bài văn khấn luôn là điều linh thiêng, giúp gia chủ gửi gắm những lời thành tâm, mong cầu cho một năm mới an khang thịnh vượng. Trangcongnghe.vn đã tổng hợp tất cả các bài văn khấn đêm

Bí quyết trả lời 15 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất

Không có công thức chung cho tất cả các câu trả lời nhưng ý định của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi thường có thể đoán trước.

11 ứng dụng đang được miễn phí và giảm giá dành cho Android

Mời các bạn cùng xem và nhanh tay tải về một số ứng dụng, trò chơi đang đang được miễn phí hoặc giảm giá từ cửa hàng Google Play.

Cách sửa lỗi Pinterest không hoạt động trên iPhone, iPad

Thời gian gần đây khá nhiều người dùng phản ánh lại rằng trong quá trình sử dụng Pinterest bị lỗi “đóng băng” tạm thời, không hoạt động (Pinterest Not Working Issue). Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập một số cách sửa

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá camera Google Pixel: tuyệt vời HDR+

Với thuật toán từ HDR+, Google Pixel đã vươn mình trở thành một trong những camera phone có khả năng chụp ảnh tốt nhất thế giới hiện nay

Đánh giá Nvidia GeForce RTX 2080: Hiệu năng tuyệt vời nhưng giá thành đắt đỏ

Giá của RTX 2080 được Nvidia đưa ra là $799 cao hơn khá nhiều so với GTX 1080 khi ra mắt là $549. Tuy nhiên đây là giá của phiên bản Founders (phiên bản cao cấp của GPU của Nvidia). Bạn sẽ tìm thấy các phiên bản khác