Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tạo ra nguyên mẫu đầu tiên của kiểu áo có thể 'tự động hoá' quá trình này, nghĩa là sẽ có các lỗ thông hơi được mở ra khi cơ thể bạn đổ mồ hôi và cơ chế này hoạt động nhờ vào vi khuẩn.
Kỹ sư sinh học Wen Wang, tác giả chính của nghiên cứu cho rằng sản phẩm của họ chỉ là bước đệm cho sự ra đời của những chiếc áo có khả năng làm được thứ gì đó hữu ích hơn: tạo ra mùi dễ chịu khi người mặc đổ mồ hôi. Để tạo ra phiên bản thử nghiệm đầu tiên, các nhà khoa học bắt đầu với việc nghiên cứu các cấu trúc khác nhau của nhựa và vi khuẩn. Sau cùng, nhóm chuyên gia đã quyết định tạo ra chiếc áo làm từ 2 lớp cao su và cả hai mặt của áo đều được phủ lên một loại vi khuẩn gọi là B. subtilis.
Với các thiết kế này, trong điều kiện bình thường áo vẫn đảm bảo tính thẳng thớm. Tuy nhiên, khi người mặc bắt đầu đổ mồ hôi, vi khuẩn ở mặt trong của áo sẽ hấp thụ khí ẩm và làm cho nhựa dãn ra, tạo thành những lỗ thông hơi. Ngoài ra, Wang còn cho biết cơ chế này vẫn sẽ hoạt động mặc cho vi khuẩn còn sống hay không nhờ cái gọi là 'hoạt động cơ học của vi khuẩn'. Những thành phần bên trong tế bào vi khuẩn chẳng hạn như DNA và Polysaccharide có thể uốn cong ở điều kiện độ ẩm khác nhau.
Tuy vậy, có một điều mà các nhà khoa học chưa từng làm với sản phẩm của họ: giặt. Các chuyên gia cần tìm ra cách để đảm bảo vi khuẩn không bị trôi đi và có lẽ cách tốt nhất là tạo ra những liên kết hoá học giữa vi khuẩn và vải hoặc thậm chí là chèn luôn vi khuẩn vào bên trong các sợi vải. Sau khi giải quyết được vấn đề này, tham vọng kế đến của các nhà khoa học là tạo ra chiếc áo mà khi bạn vô tình đổ rượu hay thứ gì đó lên, vi khuẩn sẽ tiêu thụ chúng sau đó sinh ra mùi thơm. Hãy tưởng tượng về một tương lai mà ai ai cũng toả ra hương thơm dù ở bất kỳ đâu, thật tuyệt vời.
Nguồn: Popsci