Giáo sư William Chen, giám đốc chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm cho biết: “Người dân Singapore tiêu thụ khoảng 12 triệu quả sầu riêng mỗi năm. Ngoài phần thịt ra thì vỏ và hạt đều sẽ bị vứt bỏ, điều này gây ô nhiễm môi trường và tạo thêm công việc xử lý rác thải'. Theo một chủ vựa sầu riêng - Tan Eng Chuan chia sẻ trong vụ mùa, mỗi ngày có ít nhất 30 thùng sầu riêng, tương đương khoảng 1.800kg bị vứt đi. Tuy nhiên với công nghệ mới này, vỏ sầu riêng sẽ được tận dụng thành một vật có ích, góp phần hạn chế tình trạng lãng phí của đất nước. Bên cạnh đó, những loại chất thải thực phẩm khác như đậu nành hay ngũ cốc đã qua sử dụng cũng có thể được chuyển đổi thành hydrogel nhờ vào công nghệ này.
So với các loại băng keo cá nhân thông thường thì loại băng organo-hydrogel giúp giữ vết thương mát và ẩm hơn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành hơn. Ngoài ra, việc sản xuất băng cá nhân truyền thống cần đến các hợp chất kim loại khá đắt như ion bạc hay đồng. Vì thế công nghệ sử dụng rác thải và nấm men để làm băng kháng khuẩn tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Theo CTV
singaporekhoa họcbăng keo cá nhânkháng khuẩnvỏ sầu riêng