Nghiên cứu mới: Không phải nhóm máu, đây mới là lý do vì sao muỗi chọn người mà đốt

Đáng ngạc nhiên là chỉ hơn 3.000 loài muỗi thực sự chuyên cắn người, còn lại chúng có thể lấy thức ăn từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng một câu hỏi lớn là tại sao một số người lại thường xuyên bị muỗi đốt hơn người còn lại dù cùng chung một môi trường sống? Đây là lý do tại sao!
Nghiên cứu mới: Không phải nhóm máu, đây mới là lý do vì sao muỗi chọn người mà đốt

Muỗi vằn (Aedes aegypti) và muỗi An-nô-phen (Anopheles gambiae) được biết đến nhiều hơn cả vì chúng hút máu người và là mắt xích truyền bệnh ở người. Muỗi vằn (Ae. Aegypti) có liên quan đến dịch virus zika và sốt xuất huyết dengue, trong khi muỗi An-nô-phen (An. Gambiae) mang ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.

Không chỉ một số loài muỗi cho thấy “sở thích” rất mạnh mẽ với máu người, chúng còn “chán cá chọn canh” người này hay người kia sẽ là “bữa ăn” tiếp theo. Một người ở ghép phòng chia sẻ: “Cá nhân tôi may mắn - tôi không bị muỗi đốt nhiều trong khi người ở cùng luôn “điên đầu” vì hàng tá vết muỗi đốt trong khi tôi chỉ bị một hoặc hai vết”. Vậy tại sao trong cùng một môi trường sống mà một người lại ít bị muỗi đốt hơn người còn lại? Vậy có một yếu tố nào khác ảnh hưởng đến việc này sao?

Muỗi vằn - tác nhân quan trọng của dịch zika và sốt dengue

Một số người nghĩ rằng nhóm máu, da trắng hay màu nhợt nhạt, mồ hôi và thậm chí khi ăn thức ăn có giấm tỏi hoặc táo có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ cắn theo cách này hay cách khác. Có rất nhiều lý do và phần lớn chúng dường như không có ảnh hưởng gì nhiều khi được thử qua các thí nghiệm khoa học. Rất nhiều nỗ lực nghiên cứu được dành cho việc tìm hiểu tỷ lệ bị muỗi đốt, hy vọng có thể mô phỏng được hành vi của chúng để kiểm soát bệnh dịch ở người.

Tất cả các loài muỗi đều sử dụng carbon dioxide như một cảm biến tầm xa cho thấy vật chủ ở gần đó. Tuy nhiên, CO₂ có mặt ở khắp mọi nơi, cung cấp ít thông tin giúp muỗi định mục tiêu ưa thích của nó. Axít lactic đã được chứng minh là một chất hấp dẫn cùng với CO₂ và phổ biến hơn nhiều trong mùi của con người so với các động vật khác. Các hợp chất khác như amoniac, một số axit như cacboxylic, acetone và sulcatone cũng giúp thu hút muỗi.

Tất nhiên, điều này không cho chúng ta biết tại sao những người bạn cùng phòng trên thường bị đốt nhiều hơn, nó chỉ giải thích tại sao con người lại trở thành đối tượng của muỗi chứ không phải chim, bò hay thằn lằn. Bằng chứng rõ ràng nhất cho sự lựa chọn của muỗi giữa những người khác nhau là sự biến đổi hệ vi sinh vật trên da của chúng ta.

Hệ vi sinh của da người

Hệ vi sinh vật này chủ yếu là vi khuẩn không gây bệnh và nấm sống trên da của chúng ta và trong các lỗ chân lông cũng như nang lông. Sự kết hợp mùi mà chúng phát ra dưới dạng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là nhân tố quan trọng trong việc cho muỗi biết chúng ta “ngon” đến mức nào.

Vi sinh vật da của chúng ta không dễ dàng truyền qua lại giữa mỗi người thông qua tiếp xúc. Ước tính có khoảng 1 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông da, thường bao gồm hàng trăm loài. Điều này có nghĩa là những con muỗi chọn giữa những người khác nhau không ngẫu nhiên mà đúng hơn là dựa trên thành phần của các vi sinh vật sống trên da của chúng ta.

Do sự biến đổi và đa dạng của vi khuẩn trong vi sinh vật của da, nhưng không ngạc nhiên gì khi cơ quan cảm nhận mùi và vị giác cực kỳ nhạy cảm của muỗi cái (chỉ muỗi cái mới hút máu) có thể phát hiện những khác biệt này dễ dàng. Chúng ta xem xét hành vi muỗi cái ở đây chỉ khi chúng đốt, và chỉ khi chúng đẻ trứng.

Vi khuẩn trên da dưới ống kính hiển vi

Thành phần của vi sinh vật da chủ yếu phụ thuộc vào môi trường sống của chúng ta - chúng ta ăn gì và chúng ta sống ở đâu. Mọi thứ chúng ta chạm vào, ăn, uống và tắm rửa đều có khả năng sản sinh ra vi khuẩn mới, nhưng có bằng chứng cho thấy di truyền của một người cũng có thể ảnh hưởng đến vi sinh vật trên da nhưng ở mức độ thấp hơn.

Biến đổi di truyền được cho là ảnh hưởng đến cách mà làn da tác động đến các loài vi khuẩn sống trên đó. Có thể thông qua việc sản xuất protein kiểm soát di truyền trong da, hoạt động như rào cản và ngăn chặn vi khuẩn hình thành và phát triển trên da, hoặc thông qua các cơ chế bình thường như khuynh hướng đổ mồ hôi hoặc da tiết dầu (da dầu).

Kết luận:

Điều đáng ghi nhớ là, vì mồ hôi nguyên chất không có mùi rõ ràng, chỉ riêng mồ hôi không thể thu hút muỗi. Thay vào đó, sự thay đổi trong thành phần hóa học của mồ hôi, và tỷ lệ tiết mồ hôi giữa con người, có tạo nên các điều kiện có lợi cho một số vi khuẩn có khả năng thu hút muỗi.

Mặc dù chúng ta đã khá chắc chắn rằng loài muỗi chọn vật chủ dựa trên vi khuẩn sống trên da, nhưng tại sao chúng lại thích mùi của vi khuẩn trên da của người này hơn người khác. Nếu chúng ta có thể tìm hiểu bí mật này, chúng ta có thể thay đổi thành phần vi khuẩn của da để hạn chế được tỷ lệ muỗi đốt từ đó có thể giảm và kiểm soát được các dịch bệnh trên người gây ra bởi loài muỗi.

@hieucocc | TECHRUM | TheNextWeb

TIN LIÊN QUAN

[Sức khoẻ] Tại sao “người ta” không bị muỗi đốt còn mình lại bị?!

'Ái dà' Độp, đập hụt rồi! 'Tại sao thằng bên cạnh không bị muỗi đối còn mình lại bị?!' Câu hỏi này chắc có rất nhiều bạn đã phải uất ức kêu lên mỗi khi ngồi cùng 1 hội mà bọn muỗi chỉ chăm chăm xông vào 'xơi' mỗi mình. Vậy tại sao muỗi lại đốt ta

Tại sao một số loại muối lại có hạn sử dụng?

Muối là một loại gia vị cơ bản có mặt trong hầu hết các món ăn từ Á sang Âu. Về bản chất, muối là một hợp chất hoá học cấu thành từ 2 ion là natri+ và clorua-.

Nhật Bản đã tìm ra thuốc diệt sạch ấu trùng sốt xuất huyết

Theo nguồn tin từ trang Nikei Asian Review, Kuyshu Medical – một công ty công nghệ sinh học nhỏ của Nhật Bản đã chiết xuất thành công loại thuốc dạng viên nén có khả năng giết chết ấu trùng muỗi, loại thuốc được mang tên Mosnon.

Các nhà khoa học chế tạo thành công mực vô hình tuyệt đối, dùng muối để chữ hiện lên

Trong một nghiên cứu vừa được công bố gần đây trên Nature Communications, các nhà khoa học đã tạo ra một loại mực thật sự vô hình, cho đến khi bạn thêm vào trang giấy ít muối.

Thịt bò khô có thực sự chứa hóa chất gây rối loạn tâm thần?

Theo Live Science, một nghiên cứu mới cho thấy rằng những người bị rối loạn lưỡng cực (một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định) thường ăn nhiều các loại xúc xích, thịt khô và thịt ướp muối nhiều hơn những người

Chị gái 33 tuổi 'ra tay', mấy nàng đôi mươi lác mắt chạy dài

Tuy đã không còn son sắc khi đã 33 tuổi nhưng Mai Thanh Hà vẫn khiến không ít người phải đố kị bởi vẻ đẹp quyến rũ.

Vệ tinh giúp dự đoán sớm dịch sốt rét

Sốt rét là một trong những mối đe dọa sức khoẻ lớn nhất ở các vùng nhiệt đới như Amazon và việc dự đoán được sự lây lan của nó rất khó khăn. Hầu như tất cả mọi người đều biết rằng muỗi thường thích những nơi có không khí ấm và trên bề mặt của các

Điều gì đã giúp cô gái xinh đẹp vượt qua thời khắc ‘mười phần chết một phần sống’ khi lạc trong rừng hoang?

Một người lái xe đã thấy “cái gì đó động đậy trong bụi cây”, và đó là một cô gái lấm lem bùn đất và ốm yếu! Người lái xe không biết cô gái trẻ này đã bị lạc trong rừng rậm ở bang Alabama 28 ngày trước đó. Cô cho biết những suy nghĩ ...

THỦ THUẬT HAY

Microsoft sẽ ngừng bán bản quyền Windows 10 trong tháng này

Microsoft thực sự muốn mọi người lên Windows 11

Cứu dữ liệu ổ cứng ở đâu uy tín Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Ổ cứng của bạn bị hỏng, hay đơn giản bạn vừa xóa nhầm một vài file quan trọng mà không thể lấy lại được. Trong khi bạn không có chút kiến thức nào để có thể cứu dữ liệu thì câu hỏi bạn cũng như nhiều người luôn đặt ra

Hướng dẫn 4 bước tạo tài khoản Facebook từ A đến Z

Mạng xã hội có nghĩa là nơi kết nối mọi người ở mọi nơi lại với nhau. Nơi các thành viên tương tác với nhau như chat, tải hình ảnh lên, bình luận… Facebook xoá tan mọi khoảng cách địa lý giống như mạng Internet.

Có cần đổi thẻ ATM gắn chip không?Bài viết này là câu trả lời cho bạn

Thẻ ATM gắn chip đang rất được mọi người quan tâm. Với các thắc mắc có cần đổi thẻ ATM gắn chip không? Có bắt buộc đổi thẻ ATM gắn chip không?... thì theo quy định mới không bắt buộc đổi nữa. Nhưng tại sao bạn vẫn nên

Cách khắc phục sự cố "Rats WebGL hit a snag" trên Google Chrome

Hiện nay khi sử dụng Facebook và duyệt web trên Chrome, rất nhiều người đã gặp lỗi 'Rats WebGL hit a snag'. Mã lôi này đã từng xuất hiện trong phiên bản Google Chrome dành cho Android và Mac, và gần đây nó đã xuất hiện

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá sạc nhanh trên A9 Pro: Sạc 2 giờ 40 phút để làm đầy viên pin 5.000 mAh

Samsung Galaxy A9 Pro, được trang bị viên pin lớn 5.000 mAh, tích hợp công nghệ sạc nhanh Quick Charge 2.0, rút ngắn thời gian sạc xuống chỉ còn 2 giờ 40 phút

Đánh giá camera Infinix Hot S: Lựa chọn camera phone tốt trong tầm giá 3 triệu đồng

Infinix Hot S sở hữu camera chính 13MP, hỗ trợ chỉnh tay thông số, camera selfie 8MP tích hợp flash led cho khả năng selfie tốt trong mọi điều kiện ánh sáng.

Đánh giá Lenovo A2020: Chất lượng, phù hợp với học sinh

Sở hữu thiết kế chắc chắn với cấu hình và mức giá tốt, Lenovo A2020 là sự lựa chọn không thể bỏ qua của các bạn học sinh.