Những lời ngợi khen thật sự đóng một vai trò quan trọng trong động cơ, thành tựu của trẻ và là nền tảng để thúc đẩy cho loại tự duy mà chúng muốn phát triển.
rên thực tế, nghiên cứu của giáo sư Dweck cho thấy việc nhấn mạnh vào trí tuệ hoặc tài năng có thể hình thành nỗi sợ về sự thất bại, phản ứng và những thách thức ở trẻ em. Nói cách khác, một số đứa trẻ có thể sợ hãi trước những cách tiếp cận không dễ dàng, không quan tâm đến sự phát triển bản thân và e ngại thách thức; mặc cho đó là những kỹ năng giúp chúng trưởng thành.
Trong quyển sách Mindset: The New Psychology of Success được xuất bản vào năm 2006, Carol Dweck mô tả về 2 loại tư duy ở con người, đó là tư duy cố định và tư duy phát triển. Khen một đứa trẻ thông minh thúc đẩy sự hình thành của tư duy cố định. Nghĩa là bạn đang sở hữu một trí thông minh nhất định và điều đó không thể thay đổi. Trong lối tư duy cố định, sai lầm được coi là thất bại. Trẻ em lúc bấy giờ tin rằng chúng ngu ngốc và không có đủ năng lực để đảm đương một nhiệm vụ cụ thể. Kết quả là chúng sẽ đi tìm những hoạt động mà chúng giỏi để củng cố niềm tin mà trước đây bố mẹ đã gieo cho, nhằm chứng minh trí thông minh và tránh đối đầu với thách thức. Tầm quan trọng của việc học tập hoặc thử làm một cái gì đó mới mẻ trở thành thứ yếu.
Đối với trẻ có tư duy phát triển, chúng tin rằng trí thông minh có thể phát triển qua học tập và sự nỗ lực. Khi chúng ta khen ngợi một đứa trẻ về những nỗ lực của nó, chúng tin rằng chúng có thể đạt được bất cứ thứ gì tốt hơn, miễn là tiếp tục kiên trì và quyết tâm. Nghiên cứu của giáo sư Dweck cho thấy trẻ em mang tư duy phát triển thường có khuynh hướng kiên nhẫn vượt qua mọi trở ngại, siêng năng hơn, tìm kiếm cho mình chiến lược học tập hiệu quả và vượt trội hơn so với nhóm trẻ có tư duy cố định.
Trong một bài báo xuất bản năm ngoái, bà Dweck cho biết nhìn chung, mỗi người chúng ta đều mang cả 2 quan điểm tư duy, mặc dù chúng ta nói rằng mình đang sở hữu một tư duy phát triển, nhưng hành động thực tế thì lại đi ngược lại. Nỗ lực tuy rất quan trọng đối với thành tích mà bạn đạt được trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất, bạn còn cần phải có một chiến lược rõ ràng nữa.
Thay vì khen con mình 'Con thông minh quá', hãy đặt cho chúng những câu hỏi đại loại như:
Liên quan đến vấn đề này, gần đây, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Toronto trong một bài viết đăng trên tạp chí Khoa học Tâm lý cho biết khi những đứa trẻ 3 tuổi và 5 tuổi biết rằng mình thông minh, chúng sẽ có xu hướng gian lận trong trò chơi trí tuệ. Li Zhao thuộc Đại học Hàng Châu (Trung Quốc), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết những 'đứa trẻ thông minh' sẽ phải chịu áp lực là luôn làm mọi việc để đạt kết quả tốt nhất theo như mong đợi của người khác, ngay khi chúng phải gian lận để làm như vậy.
Thật khó để mà không khen con của mình khi nó hoàn thành xuất sắc một việc gì đó, nhưng nếu bạn không muốn những lời nói của mình vô tình khiến cho trẻ kém phát triển, hãy tìm cách diễn đạt phù hợp nhất. Hãy ngợi khen những hành vi cụ thể thay vì chỉ nói với những đứa trẻ rằng 'con thông minh quá' hoặc 'con giỏi quá'.
Tham khảo: Huffingtonpost