Chúng ta sống hình thành nhóm, các đoàn thể mà ở đó ta có thể dựa vào những người khác để tìm kiếm sự hỗ trợ và sự thấu hiểu cảm thông.
Phần trăm người Mỹ nói rằng họ thường cảm thấy cô đơn ở mức rất cao. Trong những năm 1970 và 1980, tỷ lệ này tương ứng là khoảng 11% và 20%. Tuy nhiên, trong năm 2010, một Hiệp hội của Mỹ (AARP) tiến hành lại một nghiên cứu tương tự và tỷ lệ lên đến 45%. Khi cảm giác cô đơn dường như áp đảo chúng ta, bản năng khiến ta sửa đổi để hòa nhập vào xã hội, để kết thêm nhiều bạn bè nhưng ta lại nhận ra nỗi cô đơn ngày càng xâm lấn một cách mãnh liệt.
1. Nỗi cô đơn hiện hữu ngay cả khi bạn bè ở bên
Cảm giác một mình không thực sự giống như đang cô đơn. Hãy suy nghĩ về tình huống chung này: trong một cuộc sum họp gia đình, lại có người đang lướt facebook hay nhắn tin với những người bạn ảo trong khi đang ngồi quây quần bên gia đình. Không ai trong số những người ở tình huống này thực sự cô đơn cả nhưng chính họ lại tự tạo ra điều đó. Họ chăm chăm vào màn hình điện thoại mà không hề để ý đến những người xung quanh, rồi vô tình bỏ quên đi lối xã giao cơ bản nhất.
Một ví dụ tương đối khác là những bệnh nhân trong bệnh viện. Trong khi những người bệnh này được hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt, họ thường cảm thấy cô đơn và bị lãng quên nếu thấy họ hàng của họ không ghé thăm thường xuyên. Bất kỳ kiểu tách biệt nào, trong thực tiễn cuộc sống hay cảm xúc của bản thân đều làm cho chúng ta (và ngay cả động vật) cảm thấy rất cô đơn và cảm giác bị vứt bỏ.
2. Kết nối với một người rất dễ dàng nhưng để tiến sâu vào mối quan hệ thì không
Một phần của vấn đề về việc trở thành “siêu xã hội” hay tìm kiếm bạn bè mới để lấp đầy khoảng trống trong chính bản thân mình nhưng thực ra những sự kết giao này lại vô nghĩa. Điều này cho thấy việc tìm kiếm những người bạn mới đơn giản như thế nào.
Bất kỳ khi nào bạn mở một ứng dụng như Facebook hoặc SnapChat, bạn đang kết nối với mọi người. Họ có thể là những người bạn lâu năm, những người quen hoặc ngay cả những người không hề quen biết, nhưng đáng chú ý ở đây là ranh giới mơ hồ giữa người bạn thực sự và người lạ mặt trên internet. Một người có thể có hàng ngàn bạn bè trên Facebook nhưng chỉ thực sự biết 50 người trong số họ. Số lượng lớn không có nghĩa cô đơn là một điều không thể.
Một xu hướng khác trong cách giải quyết nhanh chóng nỗi cô đơn là các ứng dụng hẹn hò. Nếu bạn cần “kéo” tâm trạng, cải thiện tinh thần hoặc chỉ muốn ai đó khen ngợi bạn và trở thành bạn bè với bạn, bất kỳ ứng dụng hẹn hò nào cũng có thể thực hiện được trong vòng vài phút. Thường thì không có sự ràng buộc nào cả, nhưng cùng với đó là sự nguy hiểm, điều này cũng gây bất lợi về mặt cảm xúc cho chính bạn; ví như trong khi bạn không hề cảm thấy cô đơn trong khoảng thời gian bạn dành cho một người bạn mới, nhưng ngay khi họ rời đi (hầu như không bao giờ được nghe một lần nào nữa), bạn sẽ cảm thấy cô đơn hơn trước.
3. Loại thuốc chữa bệnh của người cô đơn gây nên trạng thái rối loạn
Khi bạn kết bạn mới vì muốn thoát khỏi nỗi cô đơn, thì bạn đang trở nên rối loạn. Mặc dù từ này thường liên quan đến hẹn hò với nhau hoặc rất thân thuộc một cách tình cờ, thì định nghĩa thay thế này là không khác gì khi nói đến người mà bạn gần gũi.
Hiển nhiên, kết nối với rất nhiều người có thể khiến tâm trạng cảm thấy tốt hơn, nhưng những sự kết giao mới không phải lúc nào cũng dẫn đến mối quan hệ bền vững. Bạn càng xây dựng càng nhiều mối quan hệ hời hợt, bạn càng cảm thấy cô đơn hơn.
Hãy nghĩ lại lần cuối cùng bạn nhận ra rằng bạn đói cào cả ruột. Có lẽ bạn đã lục tung cả tủ đựng thức ăn và ăn bất cứ thứ gì bạn có thể có , ngay cả khi đó là thức ăn chưa qua chế biến. Nó tương tự như là việc cứ cố gắng lấp đầy một khoảng trống với những mối liên kết vô nghĩa ; Khi bạn không chọn lọc bạn bè để kết giao, bạn sẽ tạo ra những mối quan hệ hời hợt.
4. Đánh bại cơn “nghiện” muốn thoát khỏi nỗi cô đơn
Mối quan hệ sâu sắc kết nối mọi người ở mức độ thân tình. Khi bạn thực sự kết nối với một ai đó, đồng nghĩa với việc bạn tin tưởng họ. Niềm tin đó cho phép bạn trao đổi những suy nghĩ và cảm xúc để phát triển như một người thực sự.
Các mối quan hệ hời hợt làm cho mọi người cảm thấy xa cách vì những suy nghĩ và cảm xúc không được trao đổi và sẻ chia . Tại sao bạn phải chia sẻ suy nghĩ và ý kiến riêng tư với ai đó nếu bạn không biết bạn có thể tin tưởng họ có thể giữ bí mật giúp bạn không? Những mối quan hệ hời hợt dẫn bạn trở về vấn đề ban đầu - 'tách biệt khỏi một người bạn yêu thích', dẫn đến sự cô đơn.
Đó là một vòng luẩn quẩn: bạn cảm thấy cô đơn, bạn cố gắng kết bạn nhiều hơn, và chấp nhận kết giao với những người không hề phù hợp , và họ một lúc nào đó rời bỏ bạn rồi lại khiến bạn càng thêm cô đơn . Đó là lý do tại sao những người khôn ngoan thường nói họ muốn có 2 người bạn thân thực sự hơn là 20 người quen. Vậy bạn phải làm gì? Chỉ dừng ở mức là một người thân thiện? Không hề.
5. Chấm dứt việc cố gắng kiếm tìm thật nhiều bạn bè
Cố gắng để kết nối với một vài người bạn có thể chia sẻ tâm sự của bạn với họ. Mục đích là để xây dựng các mối quan hệ thực sự trên một nền tảng vững chắc. Nếu bạn yêu một chiếc vòng bằng kim cương nhưng bạn không thể mua được nó, tốt hơn hết là không làm gì còn hơn là bỏ tiền ra mua cái giá rẻ mà đã biến cổ tay bạn thành màu xanh lá cây? Bạn bè giảm giá cũng không khác gì mấy.
Cũng cần phải lưu ý rằng tình bạn và mối liên hệ với mọi người nên được thực hiện cho chính bạn và hạnh phúc của bạn, chứ không phải để gây ấn tượng với người khác hoặc để nổi tiếng. Một người nào đó có thể có rất nhiều bạn bè nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Chẳng có gì đáng lo ngại về việc bao nhiêu người ấn tượng bởi nhóm người bạn của bạn; nếu bạn không xem xét bất kỳ người nào trong số những người đó có là bạn bè thực sự hay không, thì bạn đã chẳng đạt được điều gì cả.
Khi tìm được người bạn đúng nghĩa đủ để mang đến cho bạn sự ấm áp và sự liên lạc cần thiết. Và khi bạn tự nhiên cảm thấy cố đơn, chỉ cần gửi một tin nhắn nhanh đến một người hoặc hai người bạn thật sự và họ có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Những người bạn thực sự là những người sẽ làm cho bạn hạnh phúc và thử thách bạn để bạn có thể trưởng thành.
Tìm ra những kiểu bạn bè bạn cần ở đây: Mục đích của tình bạn: Bạn chỉ cần duy nhất 4 loại bạn này trong cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy hơi ngỡ ngàng về cách tìm kiếm những mối liên hệ thực sự, hãy bắt đầu bằng việc hiểu giá trị của người khác để hình thành mối liên hệ sâu sắc hơn. Nhiều giá trị bạn chia sẻ cùng với nhau sẽ càng sâu sắc hơn.
6. Một mối quan hệ sâu sắc đáng giá hơn rất nhiều so với hàng trăm mối quan hệ thờ ơ
Kết bạn không phải là một điều xấu, nó chỉ trở thành vấn đề khi bạn không chú ý đến những người mà bạn kết giao khi những điều đó thật nhạt nhẽo và vô vị. Đừng để 'sự thèm khát' muốn thoát khỏi nỗi cô đơn khiến bạn trở nên mù quáng. Chọn người phù hợp để kết bạn, phát triển các mối quan hệ sâu sắc hơn và tránh kết giao bạn bè một cách hời hợt. Dù thế nào đi nữa, bạn xứng đáng với những mối quan hệ thực sự.
Nguồn: http://www.techrum.vn/threads/cuc-sng-tai-sao-kt-ban-nhiu-khin-ban-thm-chi-co-don-hon.161314/