Làm thế nào bạn có thể phát hiện được ứng dụng giả trên Google Play hay App Store của Apple. Chúng ta luôn lưu một lượng lớn dữ liệu cá nhân trên các thiết bị như iPhone, Samsung Galaxy, iPad, do đó, khi chẳng may bị nhiễm virus độc hại thì hậu quả thật nguy hiểm khôn lường. Nếu may mắn, ứng dụng giả chỉ làm hại điện thoại của bạn. Nếu không, nó có thể hủy hoại đời tư của bạn.
Đừng để mình trở thành nạn nhân của kẻ xấu. Bạn hoàn toàn có thể phát hiện và tránh ứng dụng giả theo cách cực kỳ đơn giản dưới đây:
1. Truy cập cửa hàng ứng dụng chính thức
Đây là giải pháp đề phòng cơ bản, thế nhưng, bạn chắc chắn nên nhớ điều này trong đầu. Jailbreaking (iOS) hoặc root điện thoại (Android) thực hấp dẫn vì nó giúp bạn truy cập nhiều ứng dụng và tính năng hơn. Tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn lắm rủi ro bảo mật.
Ví dụ, mạo hiểm sử dụng ứng dụng ngoài iOS App Store, bạn tự đặt mình vào “thế giới” phần mềm đáng ngờ. Một số ứng dụng ngân hàng và giải trí không hỗ trợ thiết bị Android đã root nhằm hạn chế tác động của phần mềm độc hại. Tuy nhiên, tội phạm mạng vẫn có thể truy cập nguồn thông tin cá nhân dồi dào.
Các cửa hàng chính thức chứa toàn bộ ứng dụng trước khi ra mắt công chúng. Sau quá trình kiểm tra tự động, chuyên gia lập trình sẽ đi sâu vào code để tìm ra bản chất thực sự của ứng dụng. Đó là cách Google và Apple kiểm duyệt ứng dụng, đem tới người dùng hàng phòng thủ đầu tiên.
Tuy nhiên, vẫn có một số lập trình viên tìm ra lỗ hổng để vượt rào và đưa ứng dụng lên Store. Đó chính là lí do bạn cần đọc tiếp mẹo bên dưới.
2. Đọc đánh giá ứng dụng
Bạn nên làm điều này trước khi tải bất cứ ứng dụng nào. Bạn có thể bỏ qua đánh giá khi cài đặt chương trình đáng tin cậy, biết rõ hay phổ biến như WhatsApp, Netflix… Điều đó không có nghĩa ứng dụng nào tên WhatsApp, Netflix… đều chính hãng.
Thực tế, kẻ lừa đảo luôn nhắm đặt tên theo các ứng dụng nổi tiếng với hi vọng nhiều người sẽ bị mắc lừa hơn. Đó là lí do tại sao hàng trăm người đã bị lộ thông tin cá nhân khi vô tình tải nhầm ứng dụng Netflix giả. Chính vì thế, tốt nhất, hãy đọc kỹ đánh giá liên quan tới ứng dụng. Nếu có gì đó không đúng, chắc chắn sẽ có nhiều lời phàn nàn.
Tất nhiên, kẻ xấu cũng tạo ra đánh giá ảo, thường là một từ hay tóm tắt một dòng kèm đánh giá cao nhất. Đừng để mắc lừa. Hãy chú ý tới bình luận dài hơn, phân tích chúng và cho tới khi thật sự tin tưởng thì mới click nút tải.
3. Kiểm tra mô tả ứng dụng
Ngữ pháp và câu cú tệ chắc chắn là dấu hiệu cảnh báo có gì đó đáng ngờ, chứ không chuyên nghiệp như vẻ ngoài của nó. Nó cũng đúng với web và email. Các công ty lớn thường thuê biên tập viên chuyên nghiệp làm nội dung. Họ không vội vàng viết mô tả đầy lỗi cho sản phẩm của mình.
Mặc dù vậy, vẫn có một số nhóm lập trình viên nhỏ hơn sẽ không đầu tư vào nội dung ứng dụng. Điều đó không có nghĩa sản phẩm của họ xấu. Thế nhưng, nội dung lủng củng, không rõ nghĩa cũng là dấu hiệu bận nên lưu tâm trước khi quyết định cài nó trên smartphone.
4. Tìm kiếm nhà phát triển
Nếu đang tìm kiếm các tính năng trò chuyện trên mạng xã hội. Bạn chắc chắn sẽ tới App Store và gõ “Facebook Messenger” - thế nhưng, kết quả đầu tiên bạn thấy có thể không chính xác.
Hầu hết trong số chúng không phải là lừa đảo, mà chỉ phục vụ mục đích khác. Bản thân Facebook đã phát triển nhiều phiên bản cho ý tưởng ban đầu của nó. Tuy nhiên, một số ứng dụng có thể lừa bạn nghĩ rằng nó là Messenger thật để đánh cắp dữ liệu của bạn.
Đó là lí do tại sao bạn nên kiểm tra người phát triển nó. Điều này rất dễ bởi chúng luôn được liệt kê bên dưới tên ứng dụng, ví dụ, “Facebook, Inc.” trên thiết bị Apple hoặc “Facebook” qua Google Play. Đương nhiên, các tên tuổi lớn luôn đáng tin. Bạn chỉ cần cảnh giác hơn khi tải sản phẩm từ một hãng hay lập trình viên không quen thuộc.
5. Thăm web của lập trình viên ứng dụng
Bạn nên làm gì nếu thấy thích ứng dụng nào đó từ công ty bạn không biết? Internet là bạn của bạn, vì thế, đừng ngại tra cứ thông tin trên chúng. Hãy tìm kiếm web phát hành chính thức ứng dụng bạn thích. Tải trực tiếp nó từ đấy sẽ tránh download nhầm phiên bản giả. Apple luôn đính kèm liên kết web trong mô tả ứng dụng nhưng đôi khi cũng có chút nhầm lẫn. Vì thế, tốt hơn hết hãy tìm nó trên Google.
Đương nhiên, bạn cần phải tìm các dấu hiệu báo trang web an toàn đơn giản bằng cách kiểm tra chứng chỉ SSL hay địa chỉ “HTTPS”. Điều này chứng minh kết nối đã được mã hóa giữa thiết bị và máy chủ của nhà phát triển. Nếu sử dụng Chrome, nó hiển thị Google tin cậy web này. Bạn có thể tin cậy nó.
6. Tìm ảnh chụp liên quan
Hãy chú ý tới kết quả tìm kiếm bởi bạn có thể thấy một loạt ứng dụng sử dụng chung ảnh tính năng. Một số kẻ giả mạo không ngại mất hàng giờ tạo sản phẩm giả hoàn hảo để đạt được mục đích. Do đó, chúng sẽ không bỏ cách đơn giản nhất - trộm nội dung. Tất nhiên, không phải ai cũng thế. Những kẻ lừa đảo thông minh hơn sẽ dùng cách chuyên nghiệp hơn. Vì thế, bạn nên kỹ tính trước mọi ứng dụng cài trên máy. Nếu vẫn còn hoài nghi thì đừng vội vàng tải nó.
Ngoài nội dung, hãy chú ý tới cả ảnh chụp nữa. Kẻ xấu thường lấy ảnh chụp từ ứng dụng khác làm hình minh họa cho sản phẩm giả. Nếu bạn phát hiện ảnh trùng lặp nào, hãy kiểm tra các ứng dụng tương tự để tìm ra sản phẩm chính thống.
7. Kiểm tra số lượt cài đặt
Số lượng đôi khi cũng nói lên độ an toàn. Hãy nhìn vào lượt tải ứng dụng trên Store. Chúng sẽ cho bạn biết sản phẩm có chính hãng hoặc đáng tin cậy hay không. Đáng tiếc, App Store không hé lộ thông tin này. Nó chỉ có trên Google Play. Để kiểm tra nó, bạn chỉ cần click vào ứng dụng và cuộn xuống dưới trang. Nó nằm trong phần thông tin bổ sung “Additional Information.”
Bạn có thể làm gì nếu thấy ứng dụng giả?
Bạn nên báo cáo chúng tới quản trị viên kho ứng dụng:
- Trên Google Play, xuống dưới cùng phần mô tả, click Flag as inappropriate. Sau đó, hãy nó cho Google biết tại sao nó đáng ngờ.
- Apple Store phức tạp hơn chút: tới trang Report A Problem, đăng nhập tài khoản bằng Apple ID.
Trên đây là mẹo giúp bạn tránh tải nhầm ứng dụng giả đơn giản nhất. Nếu biết thêm cách nào khác, đừng ngại chia sẻ với chúng tôi nhé.