Đo huyết áp
Đầu tiên, Apple đang phát triển cảm biến đo huyết áp nhằm giúp người dùng có thể phát hiện và cảnh giác với chứng cao huyết áp. Trước đó đã có tin đồn cho rằng Series 7 sẽ có tính năng đo huyết áp, song WSJ thì lại cho rằng phải đến năm sau vì Apple cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển tính năng đo huyết áp này trên Apple Watch.
Thông thường các thiết bị đo huyết áp sẽ cần đeo chặt vào tay của người dùng sau đó người đo sẽ bóp để siết chặt (hoặc máy tự siết chặt) để cho ra kết quả. Apple Watch thì lại sử dụng cảm biến đo tĩnh mạch người dùng và có thể thông báo tình trạng huyết áp đang như thế nào, nhưng lại không cung cấp số liệu huyết tâm thu và huyết tâm trương (2 chỉ số mà máy đo huyết áp thường có). Điều này cũng khiến cho đội ngũ phát triển của Apple đặt ra câu hỏi về tính hữu dụng của cảm biến đo huyết áp trên Apple Watch, liệu nó có thật sự mang lại lợi ích đến người dùng hay không.
Chính vì thế mà Apple cũng đang tìm hiểu và phát triển cảm biến dựa trên các thiết bị vòng đeo tay chuyên để đo huyết áp, nhằm giúp Apple Watch có thể đưa ra số liệu huyết áp đầy đủ mà không cần siết chặt như các máy đo thông thường
Nhiệt kế và cải tiến việc kiểm soát giấc ngủ
Tiếp đến, Apple được cho rằng sẽ tích hợp nhiệt kế trên Apple Watch nhằm giúp đo nhiệt độ cơ thể người đeo, nhờ đó mà đối với tính năng kiểm soát giấc ngủ (Sleep Tracking) sẽ giúp đưa ra kết quả trực quan hơn. Ngoài ra Apple cũng sẽ sử dụng cảm biến đo oxy trong máu nhằm xác định chứng ngưng thở trong quá trình ngủ, nhưng điều này cũng khá nan giải khi việc đo đạc sẽ gây hao pin cho Apple Watch rất nhiều.
Xác định bệnh tiểu đường
Đã có thông tin Apple sẽ tích hợp tính năng đo đường huyết trên Apple Watch trước đây, hãng cũng đang hợp tác với Đại học Quốc gia tại Singapore nhằm nghiên cứu & theo dõi những bệnh nhân đang có có bệnh tiền đái tháo đường, và họ cũng đang đeo các thiết bị đo đường huyết của nhiều hãng khác nhau nhằm thu thập số liệu.
Với việc xác định bệnh tiểu đường của người dùng thông qua chỉ số đường huyết - nó sẽ hoạt động giống với đo oxy trong máu, người dùng chỉ cần đeo và đợi một chút thì Apple Watch sẽ cho ra kết quả với đơn vị đường huyết là mg/mL - tức là số mg của glucose trong bấy nhiêu mili lít máu. Qua đó Apple Watch cũng có tuỳ chọn xem theo dạng chart để người dùng dễ theo dõi, tất nhiên có thể chia sẻ thông tin này đến bác sĩ và người thân. Nếu như người dùng đang bị tụt đường huyết hoặc đườn huyết cao, Apple Watch sẽ gửi thông báo đến cho người dùng biết và qua đó cũng hiển thị lời nhắc nhở, lời khuyên.
Apple cũng đang trong quá trình kiểm duyệt từ FDA với hàng loạt nâng cấp mới trên Apple Watch. Điển hình như cảnh báo người dùng về chứng rung tâm nhĩ và thông báo rõ về các triệu chứng, đồng thời có thêm cảnh báo khi chỉ số oxy trong máu đạt ở ngưỡng thấp - hiện tại với Series 6 thì chỉ có đo chứ không có cảnh báo đến người dùng.
Theo MacRumors, (2)
appletính năngsức khoẻhuyết ápapple watch