*Bài viết dịch theo lời kể của 'nhân vật chính'
Tuy nhiên, trong số tất cả sự hữu ích này của Google Maps, một số trải nghiệm thú vị khác đã dần mất đi. 'Lạc đường' là một trong những cơ hội tự phát tốt nhất, đem lại cho ta một chuyến phiêu lưu và niềm vui bất ngờ. VD như việc bạn có thể hỏi đường người địa phương, hoặc hay hơn là bạn lạc đường và được một gia đình nào đó cho bạn ở nhờ lại qua đêm. Những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta, giúp ta khám phá cái mới mà những chiếc vệ tinh của Google Maps không thể đem lại trải nghiệm tuyệt vời ấy. Nhưng ngay cả Google Maps đôi khi cũng 'lạc đường'!
Tôi lái xe đến một khu cắm trại tuyệt đẹp ở Blue Mountains của Úc, một khu vực nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên nổi bật gần Sydney. Google Maps đề nghị với tôi rằng, có một 'lối tắt' giúp đến khu cắm trại sớm hơn 15 phút đi đường. Ngay lập tức tôi nghe theo lời đề nghị này của Google Maps vì chiếc xe địa hình của tôi vẫn còn khá nhiều nhiên liệu, vậy tại sao không khám phá một chút? Nói chung, tôi không lo lắng vì tôi luôn mang theo 20 lít nước và một bình dầu diesel, vì vậy nếu tôi bị lạc đường, tôi sẽ chỉ mất một chút thời gian mà thôi! Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như tôi nghĩ, Google Maps có vẻ không nắm được rõ những con đường thú vị ở Úc và có xu hướng nghĩ rằng, có nhiều con đường ngắn hơn thực tế.
Google Maps đã đưa tôi xuống một con đường đất, con đường này có vẻ như không được đi trong một thời gian dài. Có vẻ trước khi con đường này là một đồn điền thông vì tôi thấy các cây bị đốn hạ.
Sau khi đi hết khu vực tôi nhận ra rằng tôi đã đi nhiều hơn thời gian mà lời đề nghị của Google Maps đưa ra, tuy nhiên do không gian đường hẹp cho nên tôi không thể quay vòng xe lại. Vì vậy, tôi vẫn tiếp tục đi. Xe tôi còn lượng dầu diesel đủ đi khoảng 1000km (~ 550miles) với một cái lều, một cái radio CB UHF và đủ nước, bia để ngủ qua đêm. Trên một số đỉnh đồi vẫn có sóng di động.
Nguồn : http://www.techrum.vn/threads/hy-hu-di-theo-duong-tat-cua-google-maps-nguoi-dan-ong-nay-da-co-mt-chuyn-di-nho-doi.200802/