Tuổi Thìn là con gì? Sinh năm nào? Tính cách & giải mã tử vi chi tiết
Người đầu tiên tìm ra vắc-xin là ai?
Mọi người vẫn lầm tưởng rằng Louis Pasteur là người đầu tiên tìm ra vắc-xin nhưng sự thật là Edward Jenner mới là người được công nhận là người đầu tiên tìm ra vắc-xin để ngừa bệnh cho con người ngay từ khi người ta còn chưa biết bản chất của các tác nhân gây bệnh (năm 1796). Còn Louis Pasteur nổi tiếng với các công trình nghiên cứu về vi sinh học và miễn dịch học đã mở đường cho những kiến thức hiện đại về vắc-xin.
Bác sĩ Edward Jenner
Edward Jenner – Người đầu tiên tìm ra vắc-xin
Edward Jenner thành viên của Hội Hoàng Gia (17 tháng 5, năm 1749 – 26 tháng giêng, năm 1823) là một bác sỹ, nhà phẫu thuật người Anh, ông đã nghiên cứu môi trường tự nhiên xung quanh nơi ông sống và làm việc như một bác sỹ, một nhà phẫu thuật, một nhà y khoa ở Berkeley, Gloucestershire, Anh.
Ông trở nên nổi tiếng nổi vì là bác sỹ đầu tiên nghiên cứu và sử dụng vắc xin để phòng chống bệnh đậu mùa. Nhờ Jenner, bệnh đậu mùa, một căn bệnh tàn phá khủng khiếp với loài người trong nhiều thế kỷ trước, đặc biệt ở Châu Âu, cướp đi sinh mạng hàng triệu người trong thời kỳ đó đã được xóa bỏ.
Thời trẻ, Jenner được đào tạo ở Sodbury, Gloucestershire, là một người học nghề, giúp việc cho tiến sỹ Ludlow trong thời gian 8 năm, từ năm 13 tuổi , sau đó ông tới London vào năm 1770 để học theo John Hunter, một bác sỹ phẫu thuật (một nhà thực nghiệm có tiếng, sau đó là thành viên của Hội Hoàng Gia[1]) và một bác sỹ khác ở London.
Jenner sớm được chú ý bởi những người nổi tiếng, đã cho ông những lời khuyên về việc hành nghề y khoa đồng thời cũng là những người đã đề cử ông vào Hội Hoàng Gia. Trở lại quê hương năm 1773, ông trở thành một nhà phẫu thuật, một bác sỹ đa khoa thành đạt ở Berkeley.
Khám phá khoa học
Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng
Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các “mầm bệnh” gây nên sự truyền nhiễm.
Căn bệnh đậu mùa xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, trở thành đại dịch từ thế kỷ thứ 6, bắt nguồn từ châu Phi, sau đó lan sang châu Âu, châu Á. Trong hai thế kỷ 17 và 18 bệnh đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người. Đậu mùa do virus gây ra nhưng các bác sĩ sống trước thời của Louis Pasteur không hề có khái niệm về vấn đề này, họ cho rằng đây là bệnh nan y không thuốc chữa. Mãi đến 80 năm sau, Louis Pasteur mới phát hiện ra vi khuẩn.
Lúc bấy giờ quê hương của bác sĩ Edward Jenner cũng bị đại dịch đậu mùa đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và gia súc. Ước tính năm 1773, cứ 10 người Anh mắc bệnh thì có đến 9 tử vong. Người nào sống sót cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cảnh cô độc, tủi hổ suốt phần đời còn lại, bị cả cộng đồng ghẻ lạnh, tẩy chay bởi khả năng lây nhiễm khủng khiếp của bệnh.
Triệu chứng ban đầu của đậu mùa là nổi các mụn đỏ, sau đó thành mụn nước lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, có thể dẫn đến mù lòa và tử vong. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc nên số người mắc tăng lên rất nhanh. Bác sĩ Jenner đã dành suốt nhiều năm tìm hiểu về căn bệnh này nhưng không thể tìm ra cách chữa trị.
Một lần nọ Jenner tình cờ phát hiện bệnh “đậu bò”, tức là bệnh đậu mùa ở bò. Vị bác sĩ quan sát thấy một điều lạ là những người vắt sữa bò sau khi mắc bệnh này thì tuyệt nhiên không bị đậu mùa nữa, do các triệu chứng tương tự nhau nên ông gọi tên nó là “đậu bò”. Từ đó bác sĩ luôn trăn trở “Liệu có thể lây căn bệnh đậu bò sang người để phòng được bệnh đậu mùa ở người hay không? Như thế, người ta sẽ mắc căn bệnh đậu bò không chết nhưng thoát khỏi bệnh đậu mùa chết người”.
Jenner đã đến gặp một người phụ nữ chuyên làm nghề vắt sữa bò đang bị bệnh đậu bò. Bệnh này thường xuyên xuất hiện ở bò làm cho toàn thân con vật nổi các mụn nước. Bác sĩ đã chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô gái chăn bò Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu. Theo dõi cho thấy có một hiện tượng kỳ lạ: Phipps không hề mắc đậu mùa.
Phương pháp “tiêm ngừa” của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay là hoàn toàn sai trái. Nhưng thực tế không nhờ sự liều lĩnh của ông thì cả châu Âu khi đó sẽ rơi vào bàn tay tử thần do đại dịch đậu mùa hoành hành. Đây rõ ràng đó là một hành động có tính khai phá: Đứa trẻ được chủng ngừa đã đề kháng được bệnh. Không dừng lại ở đó, Jenner còn áp dụng cho chính con trai mình, dù đứa trẻ mới 10 tháng tuổi. Kết quả thật tốt đẹp, em bé cũng không bị bệnh đậu mùa. Dựa trên nguyên lý ấy, vị bác sĩ đã hoàn thành công nghệ chế tạo thuốc tiêm chủng với các công đoạn sau:
Bước một: Lấy ít vi trùng bệnh đậu mùa trên một con bò mắc bệnh này.
Bước hai: Làm cho vi trùng yếu đi.
Bước ba: Tiêm các vi trùng này vào cơ thể người qua đường máu. Ông giải thích rằng những người được tiêm chủng sẽ không mắc bệnh đậu mùa nữa vì máu của họ đã có một yếu tố kháng bệnh.
Jenner gọi phương pháp trên là “vaccination”, đây chính là nguồn gốc khai mở công cuộc tiêm văcxin ở người phổ biến cho đến ngày nay. Năm 1798, phương pháp tiêm chủng của Jenner được nhân rộng ra khắp thế giới. Hai năm sau, chính phủ Anh đã mời ông tiêm cho binh chủng Hải quân hoàng gia, nhờ khả năng phòng bệnh hiệu quả, vị bác sĩ đã được ban thưởng rất hậu hĩnh. Hoàng đế Napoleon ở Pháp cũng ra lệnh cho toàn bộ binh lính phải tiêm chủng đậu mùa, sau đó Mỹ cũng áp dụng phương pháp này.
Phương pháp tiêm chủng của Jenner được nhân rộng ra khắp thế giới
Thành công lớn nhất của Jenner là chinh phục được bệnh đậu mùa. Năm 1802, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quốc tế về phòng chống đậu mùa. Vị bác sĩ lần lượt được nữ hoàng Anh, Nga, hoàng đế Pháp, tổng thống Mỹ trao giải thưởng giá trị vì đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại. Sau đó Jenner được mời vào làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Tại các quốc gia hùng cường như Anh, Pháp, Italy… người ta đã đúc tượng của ông để tưởng nhớ và ghi ơn.
Ngày 16/1/1823, Jenner trút hơi thở cuối cùng do tai biến mạch máu não. Chính phủ Anh xin được chôn cất thi hài ông ở Tu viện Westminster, nơi an nghỉ những người con ưu tú của nước Anh và cả nhân loại. Người ta gọi ông là “bác sĩ tài ba bất tử của nhân loại” và “cha đẻ của văcxin” đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho ngành y học dự phòng thế giới.
Mỗi khoảnh khắc đầu tiên đều mang lại những cảm xúc đặc biệt – hãy chia sẻ câu chuyện ý nghĩa của bạn với TCNShop – đơn vị đầu tiên mang iPhone Xs Plus về Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
Giật mình bệnh viện ở thủ đô để bệnh nhân nằm la liệt đội mưa, che ô chờ phẫu thuật
Mấy ngày vừa qua Hà Nội mưa bão thì trên mạng xã hội cũng lan truyền hình ảnh bệnh nhân nằm cáng phải che ni lông, che ô chờ đợi dưới mưa để đến lượt phẫu thuật tại BV Việt Đức.
Surgi box - Phòng phẫu thuật dã chiến, tất cả để vừa trong balo đeo lưng của bạn
Tuy nhiên tại các vùng sâu hoặc tại những nơi có chiến sự thì việc đòi hỏi có 1 phòng vô trùng hầu như là không thể.
Bác sĩ phẫu thuật tim nổi tiếng của đại học Georgia đã trải nghiệm việc linh hồn rời khỏi cơ thể của bệnh nhân như thế nào?
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới…
Nghiên cứu cho thấy vắc-xin mRNA có thể ngăn chặn ung thư tuyến tụy
Vắc-xin RNA thông tin (mRNA) có thể là điều nóng nhất trong khoa học hiện nay, vì chúng đã giúp lật ngược tình thế chống lại COVID-19.
Israel: Bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 có khả năng miễn dịch với biến thể Delta lâu hơn
Nghiên cứu mới nhất của Israel cho thấy, những người mắc COVID-19 sau khi hồi phục thì khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể được phát triển tốt hơn, cũng như có thể bảo vệ cơ thể lâu dài hơn trong…
Trí tuệ nhân tạo giúp chẩn đoán bệnh ung thư vú nhanh hơn bác sĩ 30 lần
Hệ thống machine learning (phương pháp phân tích dữ liệu mà sẽ tự động hóa việc xây dựng mô hình phân tích) giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguy cơ ung thư vú của bệnh nhân nhanh gấp 30 lần so với các bác sĩ. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 40.000
Trí tuệ nhân tạo giúp chuẩn đoán và giảm thiểu chỉ định phẫu thuật ung thư
Hệ thống machine learning (phương pháp phân tích dữ liệu mà sẽ tự động hóa việc xây dựng mô hình phân tích) giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguy cơ ung thư vú của bệnh nhân nhanh gấp 30 lần so với các bác sĩ. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 40.000
Các nhà khoa học bất ngờ trước hiệu quả chữa trị ung thư bằng cồn
Một liệu pháp mới hứa hẹn trong tương lai không xa, các bác sĩ có thể chữa bệnh ung thư chỉ bằng một mũi tiêm có giá 5 đô la. Theo Science alert, các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke đã thành công khi điều trị ung thư miệng ở chuột bằng cách sử ...
THỦ THUẬT HAY
Mẹo tự động bật/tắt màn hình không sợ hư phím cứng
Hầu hết các smartphone hiện nay đều sử dụng phím nguồn để mở sáng màn hình. Tuy nhiên, việc bật tắt liên tục sẽ làm cho nút này bị lờn đi và có...
Làm phim không khó với phần mềm Shotcut
Làm một bộ phim ngắn không phải là khó. Nhưng làm một bộ phim hay lại đòi hỏi kỹ năng và công cụ tốt. Hiện có rất nhiều công cụ chỉnh sửa video, một trong những lựa chọn phổ biến nhất hiện nay là Shotcut. Hãy cùng xem
Đổi Touchbar trên Macbook Pro thành phím truyền thống
Với những cải tiến mới trên Macbook Pro không phải ai cũng thích đặc biệt là dãy phím F1 đến F12 truyền thống biến mất tiêu đâu rồi. Để có thể lấy lại được dãy phím đó trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn
Hướng dẫn tải và cài đặt Driver Samsung cho máy tính
Khi bạn muốn chia sẻ các file nhạc, hình ảnh hay những bộ phim,... từ điện thoại của mình sang máy tính thì bạn cần phải có Driver mới có thể kết nối được. Nếu khi kết nối điện thoại của bạn chỉ báo sạc pin thì điều
ĐÁNH GIÁ NHANH
Trên tay Nokia 8.3 5G: Màn hình lớn, Camera khủng, hiệu năng ổn định
Nokia 8.3 5G là chiếc smartphone không chỉ hỗ trợ mạng 5G mà nó còn được tích hợp rất nhiều tính năng hấp dẫn khác. Mời bạn cùng chúng tôi trên tay Nokia 8.3 5G để xem nó có những điểm nhấn gì đặc biệt nhé! Màn hình
Trên tay Google Pixel 5: thiết kế mảnh mai, màn hình nốt ruồi, giá bán 699USD
Cuộc đua trên thị trường smartphone tầm trung nóng hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của sản phẩm mới nhà Google Pixel 5. Hãy cùng chúng tôi trên tay Google Pixel 5 xem nó có gì đặc biệt so với các sản phẩm cùng phân
Mở hộp và trên tay nhanh pin sạc dự phòng Energizer "khủng" 20100mAh
Chắc hẳn các bạn đều thân quen với cái tên Energizer khi mà rất nhiều đồ dùng điện tử, đồ chơi sử dụng những viên pin AA (pin tiểu) hay AAA nhỏ hơn trong những chiếc remote. Và không có gì bất ngờ khi một thương hiệu