Theo phân tích khoa học từ các nghiên cứu trước đó (được đăng tải trên Tạp chí Y học Lancet), các loại hóa chất có trong bia, rượu vang hay rượu mạnh có liên quan tới gần 1/10 số lượng người chết mỗi năm trong độ tuổi từ 15 đến 49 trên toàn thế giới. Tỷ lệ này đã khiến rượu bia trở thành yếu tố gây nguy cơ tử vong hàng đầu đối với những người ở độ tuổi nói trên.
Theo nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Max Griswold Washington - tác giả của phân tích này thì những nguy cơ đối với sức khỏe con người có liên quan tới đồ uống có cồn là quá lớn so với lợi ích mang lại. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự liên hệ rất mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ rượu bia và sự gia tăng nguy cơ gặp tai nạn hay nguy cơ mắc ung thư và các bệnh truyền nhiễm khác. Nguyên nhân chính dẫn tới những cái chết do liên quan tới rượu bia trong độ tuổi từ 15 tới 49 là: các bệnh nhiễm khuẩn, tai nạn giao thông và các hành vi tự hủy hoại cơ thể. Đối với những người già hơn 50 thì nguy cơ lớn nhất mà rượu bia mang lại chính là ung thư.
Nghiên cứu này đã tổng hợp và phân tích dữ liệu từ hơn 700 nghiên cứu trước đó để đưa ra những nhận định chính xác về việc uống rượu bia cũng như thói quen tiêu thụ các loại đồ uống có cồn tại các quốc gia khác nhau. Theo đó, những 'con nghiện' bia rượu nặng nhất trên thế giới tới từ các quốc gia Châu Âu. Ví dụ, một người Romania trung bình uống tới 8,2 chai bia mỗi ngày (trong năm 2016), xếp hàng đầu thế giới. Trong khi đó, các quốc gia Hồi giáo lại có tỷ lệ tiêu thụ rượu bia ít nhất thế giới.
Theo: Bloomberg