2017: Năm của những đột phá khoa học

2017 được ghi nhận là năm có nhiều đột phá trong khoa học - công nghệ khi các nhà khoa học đã biến những điều chỉ có trong 'khoa học viễn tưởng' trở thành 'khoa học thực tại'

Công nghệ chỉnh sửa gene trên người

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene để sửa chữa thành công một đột biến gây bệnh trong phôi người, thành tựu đánh dấu bước tiến lớn trong việc ngăn ngừa các bệnh di truyền.

Tháng 7/2017, Tạp chí Công nghệ MIT đăng tải nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon (Mỹ) cho thấy, với công cụ có tên CRISPR, các nhà khoa học có thể chỉnh sửa gene trên trứng mới thụ tinh để sửa chữa các gen khuyết tật mang bệnh di truyền an toàn và hiệu quả.

Được đánh giá là công cụ chỉnh sửa gene hiệu quả và mạnh nhất hiện nay, CRISPR không chỉ được sử dụng trên phôi người mà còn được sử dụng thành công trên cơ thể người trưởng thành.

Mới đây, một bệnh nhân 44 tuổi sinh sống tại California (Mỹ) mắc chứng di truyền hiếm gặp là Hội chứng Hunter đã được thay đổi DNA vĩnh viễn với công nghệ sử dụng CRISPR của Công ty Công nghệ Sinh học Sangamo Therapeutics.

2017 được ghi nhận là năm có nhiều đột phá trong khoa học - công nghệ.

Đột phá về công nghệ lượng tử

Năm 2017 chứng kiến những tiến bộ mới nhất trong công nghệ lượng tử khi ngày 16/3, máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới (LHC) phát hiện 5 hạt hạ nguyên tử mới có thể giúp giải thích cách thức trung tâm nguyên tử gắn kết với nhau. Sự tồn tại của những hạt này từng được các nhà khoa học dự đoán vào năm 1994, nhưng chưa thể chứng minh.

'Đây là một khám phá đáng chú ý, làm sáng tỏ cách thức các hạt quark kết hợp với nhau. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về proton và neutron, cũng như các trạng thái đa quark kỳ lạ như pentaquark và tetraquark', Greig Cowan, chuyên gia tại Đại học Edinburgh, Anh cho biết.

Ngoài ra, điện toán lượng tử (quantum computing) cũng đã đạt được tiến bộ đáng kể. Tháng 8 năm nay, Trung Quốc đã công bố vệ tinh của nước này lần đầu tiên thực hiện thành công thử nghiệm gửi mã lượng tử xuống hai trạm trên mặt đất ở khoảng cách 645 km và 1.200 km.

Mã lượng tử được coi là loại tín hiệu được bảo mật nhất hiện nay và hiện chưa có công nghệ để can thiệp và giải mã loại tín hiệu này. Pan Jianwei, nhà khoa học dẫn đầu thí nghiệm tại Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết cách truyền dữ liệu này hiệu quả hơn qua sợi quang học 20 lần.

Liên lạc lượng tử có khả năng bảo mật siêu cao bởi photon lượng tử không bị phân chia hay nhân bản. Bởi vậy, nó không bị nghe lén, can thiệp hoặc bẻ khóa.

SpaceX mở đầu kỷ nguyên tên lửa

SpaceX - công ty tư nhân chuyên chế tạo tên lửa đẩy do 'ông trùm' công nghệ Elon Musk sáng lập năm 2002 là cái tên gây nhiều chú ý trong ngành công nghiệp vũ trụ năm nay với việc lần đầu tiên phóng thành công tên lửa tái sử dụng Falcon 9, báo hiệu kết thúc thời đại của những cuộc khám phá không gian đầy tốn kém.

Tuy vậy, đó mới chỉ là bước đầu trong cuộc cách mạng vũ trụ mà SpaceX đang hướng tới. Với kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa sinh sống và một tàu con thoi loại lớn có thể tái sử dụng, SpaceX đang dần đem lại những câu chuyện xảy ra trong phim viễn tưởng tới với đời thực.

Tìm ra 'Trái đất thứ hai'

Cuối cùng, một trong những phát hiện quan trọng nhất trong năm nay cũng liên quan tới cuộc sống ở ngoài Trái đất. Tháng 2/2017, các nhà khoa học làm việc tại Đài thiên văn Nam Âu và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã khám phá ra tám hành tinh ngoại bản giống Trái đất thuộc một hệ sao có tên gọi là TRAPPIST-1.

Hệ sao TRAPPIST có khối lượng lớn hơn sao Mộc và nằm cách Mặt trời khoảng 39,5 năm ánh sáng. Dù các nhà thiên văn vẫn đang tiếp tục tranh luận về khả năng tồn tại sự sống của bảy hành tinh ngoại lai này, nhưng việc khám phá ra hàng loạt các hành tinh trong cùng một hệ thiên hà là một phát hiện đầy hứa hẹn trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Tử cung nhân tạo

Tháng 4/2017, một nhóm các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ) đã đăng một nghiên cứu đáng chú ý trên tạp chí khoa học Nature Communications. Theo đó, nhóm bác sĩ đã thành công trong việc nuôi dưỡng những chú cừu trong tử cung nhân tạo bằng nhựa. Tám chú cừu tham gia thử nghiệm đều phát triển bình thường trong tử cung nhân tạo và có cơ hội sống cao.

Việc sáng tạo ra tử cung nhân tạo là một tiến bộ khoa học đáng ghi nhận, góp phần làm giảm các biến chứng khi sinh, nhất là hiện tượng sẩy thai, thai chết lưu vì quá trình phát triển của bào thai được giám sát chặt chẽ, quan sát được bằng mắt thường.

Phát minh này cũng đặc biệt hữu ích với nhóm phụ nữ vô sinh muốn có con, hạn chế tình trạng đẻ thuê hay mang thai hộ. Ngoài ra, nó còn làm giảm gánh nặng tử vong do mang thai, sinh con ở phụ nữ, kéo dài tuổi sinh đẻ sinh học cho con người, kể cả những phụ nữ mắc bệnh nan y phải dùng tới thuốc...

Báo Thế giới và Việt Nam

TIN LIÊN QUAN

Nhân bản chó để nghiên cứu cách chữa bệnh

Công ty Sinogene đã tạo ra chú chó săn thỏ và đặt tên là Longlong. Nhìn bên ngoài, Longlong có bộ lông 3 màu (đen, nâu, trắng) như những con chó săn thỏ bình thường khác.

Phát hiện về gene điều khiển nhịp sinh học mở màn cho mùa Nobel 2017

Giải Nobel Y học 2017 vinh danh 3 nhà khoa học Mỹ đã có những phát hiện về cơ chế phân tử kiểm soát đồng hồ sinh học của con người. Giải Nobel Y học năm nay được trao cho ba nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young với

Công cụ chỉnh sửa gen CRISPR phiên bản 2.0 ra đời với khả năng chỉnh ARN và an toàn hơn

CRISPR - công cụ với khả năng chỉnh sửa gen một ngày nào đó có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta chiến đấu với ung thư và hàng loạt các căn bệnh đe doạ tính mạng khác, vừa được các nhà khoa học 'cập nhật' lên phiên bản mới có thể nhắm đến và

Kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR có thể không hoạt động đối với hầu hết mọi người

Hiện tại, đây chưa phải là vấn đề quá trầm trọng đến mức đặt dấu chấm hết cho công nghệ chỉnh sửa gen bởi nghiên cứu vẫn chưa được đánh giá kỹ lưỡng và quy mô tương đối nhỏ của công trình cũng khiến cho độ tin cậy của nó chưa thật sự vững chắc.

Điểm danh các bước đột phá về y học trong năm 2017

Các nhà khoa học đã tìm ra được 1 tế bào đơn trong cơ thể người có khả năng nhận dạng viêm gan C, tế bào này có thể là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc phát triển vaccine hoặc phương thuốc chữa lành viêm gan C.

Với dự án trị giá hơn 15 triệu USD, voi ma mút thời tiền sử sắp được hồi sinh trở lại?

Sau 10.000 năm kể từ khi voi ma mút biến mất hoàn toàn khỏi Trái Đất, các nhà khoa học đang bắt tay vào một dự án đầy tham vọng để đưa những con vật này trở lại Bắc Cực.

Giật mình bệnh viện ở thủ đô để bệnh nhân nằm la liệt đội mưa, che ô chờ phẫu thuật

Mấy ngày vừa qua Hà Nội mưa bão thì trên mạng xã hội cũng lan truyền hình ảnh bệnh nhân nằm cáng phải che ni lông, che ô chờ đợi dưới mưa để đến lượt phẫu thuật tại BV Việt Đức.

Khuyến cáo y khoa về trào lưu sinh con thuận tự nhiên từ Bộ Y tế

Trong buổi họp báo, ông Nguyễn Đức Vinh – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em – Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của địa phương, đến hiện tại các cơ quan chức năng chưa xác nhận được trường hợp nào sản phụ tử vong khi sinh con tại nhà trong ngày

THỦ THUẬT HAY

4 công cụ kiểm tra URL đã rút gọn

Để có trải nghiệm duyệt web an toàn hơn, hãy sao chép và dán liên kết rút gọn vào UnshortenIt và bạn sẽ tìm ra URL gốc, bản tóm tắt hoặc mô tả trang (nếu có) và đánh giá an toàn của nó do Web of Trust cung cấp.

Hướng dẫn cài đặt iOS 10 cho iPhone, iPad nhanh nhất, dễ nhất

iOS 10 đã chính thức được phát hành cho iPhone, iPad. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách tải và cài đặt một cách nhanh chóng.

Những điều cần biết khi lên đời iOS 11 cho iPhone 6

Để trả lời cho câu hỏi iPhone 6 có nên nâng cấp lên iOS 11 hay không chúng ta sẽ bắt đầu từ việc liệu bạn có nên nâng cấp lên hệ điều hành mới nhất này ngay bây giờ hay không.

MagPi: Bộ eBook hướng dẫn về Raspberry Pi, rất hay, miễn phí, PDF, dạy đơn giản đến chuyên sâu

MagPi là bộ tạp chí chính thức và miễn phí của trang RaspberryPi.org được phát hành mỗi tháng dưới dạng sách giấy và PDF, tổng hợp các thủ thuật, bài viết, dạy lập trình, hướng dẫn sử dụng Raspberry Pi từ cơ bản đến

Thủ thuật tiết kiệm pin Android mà vẫn xài máy thoải mái

Xin chia sẻ với anh em một số thủ thuật nhỏ anh em có thể áp dụng ngay lập tức để tiết kiệm điện cho chiếc điện thoại Android của mình. Ngoài những thứ bạn có thể tắt bật trực tiếp trên smartphone, mình cũng nói một

ĐÁNH GIÁ NHANH

Những tính năng nên sử dụng trên Apple Watch Series 7

Watch Series 7 là mẫu đồng hồ thông minh mới nhất của Apple hiện nay. Có rất nhiều cải tiến và tính năng mới được bổ sung cho mẫu smartwatch mới này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn một số tính năng nên sử

Đánh giá nhanh Huawei Y9 2019: Mặt lưng bóng bẩy, 4 màu sắc, 4 camera

Huawei Y9 2019 được trang bị màn hình tràn viền có kích thước 6,5 inch với thiết kế “tai thỏ”, trang bị thêm tấm nền IPS LCD, có độ tương phản 1500:1, độ phân giải Full HD+ 2.340 x 1.080 pixels.

Đánh giá pin OPPO A55 – Chơi Play Together hơn 7 tiếng, dùng liên tục trên 8 tiếng

OPPO A55 là mẫu smartphone dòng A của OPPO đang nhận được rất nhiều quan tâm từ phía người dùng nhờ thiết kế trẻ trung, cấu hình ổn áp và viên pin 5.000 mAh. Nhưng liệu viên pin này có đủ sức đáp ứng nhu cầu sử dụng