Ánh sáng nhân tạo tăng 2,2% mỗi năm, gây nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh

Ánh sáng nhân tạo tăng trưởng 2,2% mỗi năm, làm dấy lên mối lo ô nhiễm ánh sáng và nguy cơ mắc các chứng ung thư, tiểu đường và trầm cảm.
Theo một nghiên cứu mới do Tiến sĩ Christopher Kyba thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất Đức thực hiện, ánh sáng nhân tạo đang tăng trưởng trung bình 2,2 % mỗi năm từ năm 2012 đến năm 2016.
Ánh sáng nhân tạo tăng 2,2% mỗi năm, gây nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh
Ánh sáng của đèn điện trên Trái đất khi được nhìn từ không gian năm 2012. Ảnh: shutterstock.com
Đối với nghiên cứu này, Kyba và nhóm của ông đã phân tích dữ liệu thu thập được từ Radiometer – hình ảnh hồng ngoại nhìn thấy từ không gian (VIIRS) của các vùng địa lý khác nhau trong suốt 4 năm. VIIRS được lắp đặt trên vệ tinh Suomi-NPP của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển NOAA và là thiết bị đầu tiên được thiết kế đặc biệt để nhận biết ánh sáng ban đêm.
Xu hướng chung của sự thay đổi về cường độ ánh sáng khác nhau rất nhiều theo thời gian và theo quốc gia (theo khu vực), nhất là với các nước đang phát triển. Theo đó, độ sáng ban đêm là tương đối ổn định tại một số quốc gia vẫn luôn được xếp hạng là “những quốc gia sáng nhất” như Mỹ, Tây Ban Nha. Hầu hết các quốc gia đang phát triển tại Nam Mỹ, châu Phi và châu Á đang ngày càng “sáng” hơn với mức độ tăng trung bình 2,2 % mỗi năm.
Chỉ một số ít các nước có độ sáng về đêm giảm, như Yemen và Syria, tuy nhiên cả hai quốc gia này đều trong tình trạng xảy ra xung đột, chiến tranh.
Ảnh chụp vệ tinh về đêm cho thấy những đường bờ biển sáng lóa và những luồng sáng giăng mắc như mạng nhện trong đêm thoạt trông thật lấp lánh và bắt mắt, nhưng hệ lụy của nó với sức khỏe con người và môi trường thì không “đẹp” như vậy. Ảnh: bbc.com
Chuyên gia Christopher Kyba cho rằng việc đưa vào sử dụng ánh sáng nhân tạo “là một trong những thay đổi vật lý đáng kể nhất con người từng tạo ra với môi trường của chúng ta”. Trong khi đó, theo giáo sư Kevin Gaston thuộc Đại học Exeter, con người đã “tự bao phủ những chế độ ánh sáng bất thường lên chính bản thân mình”. Ông nhận xét: “Lúc này rất khó để có thể tìm thấy được một nơi nào đó ở châu Âu vẫn còn một bầu trời đêm tự nhiên, đã không còn thứ ánh sáng buổi đêm mà tất cả chúng ta từng quen thuộc”.
Cần lưu ý rằng VIIRS không phát hiện ánh sáng ở các bước sóng dưới 500 nanomet, thứ ánh sáng “xanh” được tạo ra từ các loại đèn LED. Và “tầm nhìn của con người phụ thuộc vào độ tương phản, chứ không phải lượng ánh sáng nhiều hay ít”,”do đó, bằng cách giảm bớt độ tương phản ánh sáng ngoài trời, tránh những bóng đèn chói lóa thực sự sẽ cải thiện tầm nhìn tốt hơn”, “điều đó còn giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng”.
Về cơ bản, điều này có nghĩa là khi các thành phố đang thay thế đèn đường màu da cam cũ bằng các mẫu LED hiệu quả hơn về năng lượng nhưng thực chất đã gián tiếp làm cho bầu trời đêm của chúng ta ngày một sáng hơn.
Tuy kết luận từ các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ô nhiễm ánh sáng có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học ở người, làm gia tăng nguy cơ mắc chứng ung thư, tiểu đường và trầm cảm. Nhưng thực tế cho thấy bất kể ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu, việc giảm bớt lượng ánh sáng tại các bãi biển, các thành phố lớn dường như không phải là xu hướng mà con người đang hướng tới.
Nhật Minh
Khoa học xác thực mọi vật thể đều phát ra ánh sáng và con người cũng tỏa hào quang
Ngập chìm trong bóng tối bệnh tật, điều kỳ diệu gì đã giúp cô gái trầm cảm nặng tìm thấy ánh sáng cuộc đời?
Tương tác đèn đường: Trường năng lượng của một người có thể khiến đèn đường bị tắt?

TIN LIÊN QUAN

Đèn LED tiết kiệm điện: ‘Thủ phạm’ gia tăng ô nhiễm ánh sáng toàn cầu

Nghiên cứu cho thấy, đêm trên Trái Đất đang trở nên sáng hơn và bề mặt chiếu sáng ngoài trời tăng 2,2% mỗi năm từ năm 2012 đến năm 2016.

Nghiên cứu mới nhất khẳng định không có giới hạn an toàn, đã uống rượu bia là có hại cho cơ thể

Theo phân tích khoa học từ các nghiên cứu trước đó (được đăng tải trên Tạp chí Y học Lancet), các loại hóa chất có trong bia, rượu vang hay rượu mạnh có liên quan tới gần 1/10 số lượng người chết mỗi năm trong độ tuổi từ 15 đến 49 trên toàn thế

Bạn ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm? Đó có thể là một dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm

Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, việc ngủ nhiều hơn 8h mỗi đêm có thể là một dấu hiệu nguy hiểm. Theo đó, nguy cơ mắc bệnh tim và tỷ lệ tử vong sẽ tăng cao.

Israel: Bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 có khả năng miễn dịch với biến thể Delta lâu hơn

Nghiên cứu mới nhất của Israel cho thấy, những người mắc COVID-19 sau khi hồi phục thì khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể được phát triển tốt hơn, cũng như có thể bảo vệ cơ thể lâu dài hơn trong…

Các hạt kim loại trong không khí ô nhiễm có thể xâm nhập vào não, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn về cấu trúc của những hạt sắt này, các nhà khoa học nhận thấy chúng chủ yếu đến từ các không khí bị ô nhiễm, chẳng hạn như khói thải từ các phương tiện giao thông hay khí than (CO).

Hiện tượng bầu trời Đông Á đỏ rực suốt 9 ngày năm 1770

Năm 1770, khu vực Đông Á gồm một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và bờ biển phía đông Trung Quốc xảy ra hiện tượng bầu trời bị nhuộm đỏ kéo dài suốt nhiều ngày, theo Business Insider. Các nhà khoa học biết đến hiện tượng này nhờ một số

Thuốc điều trị COVID-19 của Merk có khả năng giảm 50% số ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ tử vong

Thuốc viên uống kháng virus COVID-19 molnupiravir do Merck & Co.’s sản xuất có kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy, thuốc có thể giúp giảm tới 50% nguy cơ bệnh nhân nhiễm bệnh phải nhập viện…

NASA thử nghiệm hệ thống theo dõi các tiểu hành tinh có thể tàn phá Trái đất

NASA và nhóm các nhà khoa học đa quốc gia vừa thử nghiệm lần đầu hệ thống theo dõi các tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất. Theo thông cáo báo chí của NASA, mục tiêu của họ là có khả năng “theo dõi và mô tả một tiểu hành tinh thực sự, ...

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn cách xem lại những trận đấu World Cup 2018

Tuy vậy, không phải ai cũng có thời gian để theo dõi đầy đủ các trận đấu World Cup 2018 vì khung giờ phát sóng thường là vào buổi đêm (từ 17h dến 02h sáng), đừng lo vì các ứng dụng truyền hình sẽ cho phép bạn xem lại

Hướng dẫn kích hoạt/vô hiệu hóa chế độ Hibernate trên Windows 10

Chế độ Hibernate hay còn gọi là chế độ ngủ đông là tính năng hữu ích trên Windows 10. Chế độ ngủ đông không được bật mặc định, vậy làm sao để bật Hibernate hay kích hoạt chế độ ngủ đông trên Windows 10?

Cách tùy biến thanh status bar trên iOS không cần jailbreak

Như chúng ta đã biết, cách thông dụng nhất khi muốn tùy biến thanh status bar trên iOS chính là jailbreak máy và cài đặt một số tweak tinh chỉnh hệ thống như Zeppelin, StatusModifier hay CustomStatusBar. Tuy nhiên, vẫn

Những cách bảo mật tin nhắn trên iPhone

Thông thường màn hình khóa hay hiển thị một phần nội dung tin nhắn. Nếu muốn chặn thông báo tin nhắn, bạn truy cập vào Settings (Cài đặt)/ Notifications (thông báo)/ Messages (Tin nhắn) và sau đó gạt tắt Show on Lock

Tìm hiểu công nghệ Overstroke trên laptop ASUS

Khi nói về bàn phím không thể không nhắc tới ASUS Overstroke - công nghệ sẽ thay đổi cách nhìn của người dùng về laptop gaming cho khả năng điều khiển nhanh và chính xác.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Xiaomi Mi 10T Pro 5G: Trải nghiệm flagship trong tầm giá cực “ngon”

Các flagship hiện tại đều có giá rất đắt đỏ, khoảng 20 triệu trở lên. Nhưng điều này không đúng với Mi 10T Pro 5G khi có giá bán chỉ 12.99 triệu.

Đánh giá chi tiết camera Galaxy S8/ S8 Plus: Smartphone chụp ảnh tốt nhất hiện nay

Mình được vài ngày cầm em Galaxy S8 Plus vi vu Đà Lạt 2 ngày và chụp được kha khá những bức ảnh tại nơi đây. Thực sự khá ấn tượng với camera phone...

So sánh Samsung Galaxy Watch4 và Watch4 Classic

Bộ đôi Galaxy Watch4 và Watch4 Classic vừa được Samsung trình làng vào giữa tháng 8 vừa qua. Đây cũng là hai smartwatch thế hệ mới nhất của hãng. Vậy giữa hai thiết bị này có gì khác biệt? Hãy cùng chúng tôi so sánh