Hiện tượng bầu trời Đông Á đỏ rực suốt 9 ngày năm 1770

Các nhà khoa học cho rằng, hiện tượng này có thể do một cơn bão Mặt Trời mạnh nhất lịch sử gây ra.



Một số nước khu vực Đông Á từng chìm trong ánh sáng đỏ kéo dài nhiều ngày. (Ảnh: Business Insider).



Nguyên nhân khiến bầu trời chuyển màu đỏ rực vẫn là một bí ẩn cho đến khi thiên văn học hiện đại phát triển và hiểu thêm về cực quang . Theo đó, một cơn bão từ do hoạt động của Mặt Trời có thể đã tác động đến khí quyển Trái Đất , gây ra hiện tượng kỳ lạ này.



Các phát hiện mới cho thấy, hiện tượng xảy ra năm 1770 có quy mô lớn hơn nhiều những gì các nhà khoa học từng nghĩ. Một nhóm nghiên cứu đến từ Nhật Bản tìm ra 111 tài liệu lịch sử Đông Á chỉ ra, bầu trời khi đó bị nhuộm đỏ suốt 9 ngày, từ 10 - 19/9/1770, chứ không chỉ hai ngày như quan điểm trước đây. Đây có thể là cơn bão địa từ dài nhất lịch sử, vùng trời chịu ảnh hưởng cũng lớn gấp đôi so với ước tính ban đầu của các nhà sử học.


Cực quang hình thành do các hạt mang điện tương tác với tầng khí quyển trên cao của Trái Đất. Khi lóa Mặt Trời hoặc hiện tượng tương tự xảy ra, Mặt Trời giải phóng các hạt mang điện vào không gian. Những hạt mang điện va chạm và kích thích oxy và nitơ trong khí quyển Trái Đất. Khi các khí này trở về trạng thái bình thường, chúng giải phóng năng lượng thừa dưới dạng ánh sáng màu.


Cực quang có thể xuất hiện dưới nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Các nhà khoa học chưa rõ yếu tố chính xác quyết định hình dạng và kích thước ánh sáng, nhưng họ cho rằng chúng chuyển động theo từ trường Trái Đất.



Bắc cực quang xuất hiện ở Reykjavik, Iceland tháng 10/2017. (Video: YouTube).


Màu sắc cực quang phụ thuộc vào khí mà các hạt mang điện va chạm, với oxy là ánh sáng đỏ và vàng xanh lá cây, nghĩa là hiện tượng năm 1770 có thể do oxy gây ra. Điều này đồng nghĩa, bão từ năm đó mạnh đến nỗi chạm xuống lớp khí quyển thấp hơn, nơi oxy đậm đặc hơn, khiến một vùng trời rộng lớn chuyển đỏ nhiều ngày liên tục.



Ngày nay, nếu hiện tượng tương tự lặp lại, thế giới có thể tổn thất hàng nghìn tỷ USD do các vệ tinh, hệ thống điện và mạng lưới thông tin liên lạc bị ảnh hưởng. 'Xã hội hiện đại phụ thuộc nhiều vào vệ tinh và hệ thống lưới điện quy mô lớn. Nếu những hiện tượng như vậy xảy ra với Trái Đất, hậu quả có thể rất tồi tệ' , nhóm nghiên cứu nhận xét.


NASA và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) phóng vệ tinh thời tiết Deep Space Climate Observatory (DSCOVR) lên vũ trụ để nghiên cứu những hiện tượng tương tự, đồng thời phát hiện các dấu hiệu nếu bão Mặt Trời mạnh xuất hiện.

TIN LIÊN QUAN

Bức họa cổ về cực quang đỏ năm 1770 hé lộ cơn bão từ lớn nhất trong lịch sử

Các nhà khoa học nhận định rằng cực quang màu đỏ được quan sát thấy tại Kyoto, Nhật Bản vào 250 năm trước có thể là cơn bão từ lớn nhất được ghi chép lại trong lịch sử, soán vị trí một cơn bão từ khác xảy ra năm 1859. Theo Iflscience, các nhà

Hiện tượng bầu trời nhuốm màu đỏ máu và những hậu quả khó lường

Một bầu trời đỏ rực vào năm 1770 và kéo dài trong 9 ngày ở khu vực Đông Á, trải rộng từ Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đến bờ biển phía đông của Trung Quốc. Khi đó không ai lý giải được điều gì đã xảy ra. Vào năm 1770, trong nhiều ngày liền ...

Viễn cảnh Mặt Trời nuốt chửng Trái đất sau 5 tỷ năm

5 tỷ năm nữa, Mặt trời sẽ phình to và biến thành một sao đỏ khổng lồ, nuốt chửng hầu hết những hành tinh nằm phía trong của hệ. Các hành tinh và mặt trăng nằm ngoài cũng sẽ chịu tác động mạnh từ quá trình này.

Phát hiện thiên thể lạ đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ

Sau hơn một tháng phân tích, các nhà thiên văn học đặt tên cho thiên thể bí ẩn được nhắc tới là 1I/2017 U1(’Oumuamua) và tin rằng nó là một trong hàng chục nghìn vật thể không xác định trong vũ trụ đến từ một Hệ Mặt Trời khác, Guardian hôm 21/11

Bão mặt trời khủng khiếp nhất thập kỷ sắp xảy ra

Theo CTV News, từ tuần trước mặt trời đã bắt đầu phóng ra những luồng bức xạ mạnh ổn định, khiến trung tâm dự báo thời tiết không gian NOAA phải đưa ra cảnh báo về một cơn bão địa từ.

Mỹ tạo ra vi khuẩn chuyển hóa năng lượng mặt trời tốt hơn quang hợp tự nhiên

Trong nỗ lực nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời, một nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley đã tạo ra vi khuẩn cyborg cho hiệu quả vượt trội nhiều lần so với quang hợp tự nhiên. Những vi khuẩn này được huấn luyện để phát triển

Trái Đất vừa hứng chịu cơn bão Mặt Trời cực mạnh: Nhà khoa học đứng ngồi không yên

Mối nguy hiểm giờ đây không chỉ tới từ mặt đất mà còn tới từ Mặt Trời xa xôi, vì mới đây thôi, một hiện tượng thời tiết vũ trụ lớn vừa xảy ra từ 'chảo lửa' khổng lồ.

Chuẩn bị thám hiểm hệ sinh thái cổ 120.000 năm bên dưới thềm băng Nam Cực

Các nhà khoa học đang chuẩn bị thám hiểm hệ sinh thái cổ 120.000 năm ẩn giấu bên dưới thềm băng vừa bị đứt gãy trên Nam Cực. Nhiều điều bí ẩn đang chờ được khám phá. Khi khối băng A68 tách rời khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực cuối tháng 7 vừa ...

THỦ THUẬT HAY

Cách tự theo dõi sức khỏe tại nhà bằng app Y Tế HCM trên điện thoại

Bạn có thể tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe khi cách ly tại nhà (F0) bằng ứng dụng Y Tế HCM. Sau đây là hướng dẫn cách tự theo dõi sức khỏe tại nhà trên ứng dụng Y Tế HCM...

Bộ nhớ ROM hoạt động như thế nào?

Bộ nhớ chỉ đọc ROM (Read-only memory) là mạch tích hợp được lập trình với dữ liệu cụ thể từ khi được sản xuất. ROM được sử dụng không chỉ trong máy tính, mà trong hầu hết các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin khác,

Microsoft đã phát hành Windows 10 Insider Preview build 17115 đến người dùng Insider Fast

Trong hai bản cập nhật được phát hành trước đó (Windows 10 build 17110 và 17112), hệ điều hành được cho là có khả năng cao bị reboot loop và một số lỗi liên quan đến Microsoft Store, do đó Windows 10 build 17115 hứa

Bật mí 10 tính năng mới trên phiên bản macOS 12 Monterey

Apple mới đây đã chính thức phát hành phiên bản macOS 12 Monterey dành cho các dòng máy Mac được hỗ trợ. Bản cập nhật đi kèm nhiều tính năng mới

Hướng dẫn khôi phục dữ liệu iPhone sau khi cập nhật lên iOS 12

Lời khuyên cho bạn là nên thực hiện sao lưu kể cả khi đang trên iCloud hoặc iTunes, nếu sao lưu thường xuyên thì bạn có thể sử dụng iPhone mà không phải sợ mất dữ liệu. Bạn nên tạo thói quen sao lưu thường xuyên để nếu

ĐÁNH GIÁ NHANH

Mở hộp và trên tay nhanh pin sạc dự phòng Energizer "khủng" 20100mAh

Chắc hẳn các bạn đều thân quen với cái tên Energizer khi mà rất nhiều đồ dùng điện tử, đồ chơi sử dụng những viên pin AA (pin tiểu) hay AAA nhỏ hơn trong những chiếc remote. Và không có gì bất ngờ khi một thương hiệu

Đánh giá Honda City 2018 về thiết kế vận hành và giá bán mới nhất

Honda City 2018 là dòng xe được ưa chuộng tại Việt Nam, nằm trong phân khúc xe sedan hạng B cạnh tranh với nhiều đối thủ như Toyota Vios, Mazda 2, Kia Rio, Hyundai Accent, Mitsubishi Attrage, Ford Fiesta. Với hai phiên

Hyundai Accent 2022

Mẫu sedan hạng B của Hyundai Accent 2022 facelift vừa ra mắt với những nâng cấp mới, nổi bật hơn hẳn so với phiên bản tiền nhiệm. Trong khi giá bán của xe vẫn được giữ nguyên mà không tăng như đối thủ Toyota Vios 2022.