Khi khối băng A68 tách rời khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực cuối tháng 7 vừa qua, nó trở thành một tảng băng trôi dày 190m và rộng 6.000 km2. Hiện tượng này cũng làm hé lộ một hệ sinh thái ở bên dưới mà đã bị che giấu suốt 120.000 năm qua.
Để tìm hiểu cách thế giới đã mất sẽ phản ứng như thế nào với những thay đổi môi trường, nhóm nghiên cứu BAS (British Antarctic Survey) của Anh đã chuẩn bị các thiết bị cho chuyến thám hiểm vùng đáy biển mới được phát lộ rộng hơn 5.000 km2.
Tảng băng trôi A68 bị đứt gãy hồi cuối tháng 7/2017
Theo các nhà khoa học tại BAS, đây là một nhiệm vụ cần tiến hành khẩn trương vì cuộc sống dưới đáy biển có thể phản ứng rất nhanh với thay đổi môi trường.
Đoàn thám hiểm phải tiếp cận xuống khu vực một cách nhanh nhất có thể, ấn định vào tháng 2/2018, và sẽ có khoảng 3 tuần thực hiện các nghiên cứu. Điều này có nghĩa là quá trình chuẩn bị phải rất gấp rút chỉ trong 1-2 tháng.
Tuy nhiên, A68 đã tách quá xa thềm băng và núi băng này, với kích thước lớn bằng 4 lần London, trôi ra xa khiến nhóm nghiên cứu không thể tiếp cận vào khu vực. BAS đang theo dõi băng trôi thông qua vệ tinh để xác định đường đi an toàn nhất.
Tảng băng 1000 tỷ tấn có thể trôi dạt trên biển trong nhiều năm. Ảnh: Deimos imaging
Khối băng A68 đứt gãy là cơ hội trăm ngàn năm có một để nghiên cứu về thế giới và hệ sinh thái cổ đã bị đóng băng trong suốt 120.000 năm, cũng như tìm hiểu các loài thủy sinh trên hoặc gần đáy biển thích nghi và xâm chiếm khu vực này như thế nào.
Sơn Tùng
Bức ảnh ‘điềm báo’ vụ chìm tàu Titanic: Nhìn thấy núi băng trôi nhưng vẫn không thoát nổi lưỡi hái tử thần
Thêm một tảng băng trôi lớn tách khỏi Nam Cực
Vén màn lịch sử: Con tàu Nô-ê huyền thoại là có thật và những phát hiện chấn động về Đại Hồng Thủy tại Biển Đen