Zealandia – Bí ẩn về lục địa thứ 8 của Địa Cầu

Nhiều người cho rằng Trái Đất chỉ có 7 châu lục, nhưng mới đây các nhà khoa học đã tìm thấy Zealandia – vùng đất có thể sớm trở thành lục địa thứ 8.
Đầu năm 2017, các nhà khoa học đã nêu giả thiết về một lục địa thứ 8 gần như chìm hoàn toàn dưới mặt nước ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, được gọi là Zealandia, Iflscience đưa tin hôm 4/10.
Từ trước đến nay, chúng ta thường chỉ nghe đến một phần rất nhỏ của nó nhô lên khỏi mặt nước mà thôi: New Zealand. Với diện tích khoảng 5 triệu km vuông, tương đương với 2/3 lục địa Úc, các khoa học gia nói rằng nó đủ tiêu chuẩn trở thành một lục địa và đang thúc đẩy để vùng đất này được công nhận vị thế đó.
Zealandia – Bí ẩn về lục địa thứ 8 của Địa Cầu
Toàn cảnh lục đại Zealandia (Ảnh: Iflscience)
Mảng lục địa có tên Zealandia đã bị phá vỡ trong một vụ va chạm hơn 50 triệu năm trước và chìm xuống biển. Cho đến bây giờ, Zealandia luôn là một câu hỏi bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu địa chất Mortimer của New Zealand cho biết: “Hơi phức tạp đối với các nhà địa chất chúng tôi khi lục địa chìm dưới đáy đại dương. Nếu chúng ta có thể rút hết nước đại dương lên thì sẽ nhận thấy các dãy núi và một lục địa lớn nằm trên đáy của đại dương”.
Lục địa Zealandia nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương (Ảnh: Iflscience)
Để tìm hiểu những bí mật của vùng đất bị chìm sâu dưới biển này, một dự án nghiên cứu kéo dài 3 tháng đã được tiến hành trên tàu thám hiểm JOIDES Resolution.
Các nhà khoa học đã tiến hành khoan thăm dò tại 6 vùng biển khác nhau dọc theo đáy biển của Zealandia. Các mẫu trầm tích nằm ở độ sâu 2.500m dưới mặt nước biển cho phép hé lộ lịch sử 70 triệu năm của lục địa cổ này.
Tàu thăm dò JOIDES Resolution đang nghiên cứu Zealandia (Ảnh: Iflscience)
Trưởng đoàn nghiên cứu Gerald Dickens của Đại học Rice, Texas cho biết rằng có hơn 8.000 mẫu vật đã được thu thập, hàng trăm mẫu hóa thạch đã được xác định. Qua phân tích cho thấy, Zealandia không phải lúc nào cũng chìm dưới nước biển.
Trong quá khứ, địa lý và khí hậu của Zealandia đã bị thay đổi một cách đột ngột. Cách đây 100 triệu năm, Australia, Nam Cực và Zealandia đã từng là một phần của một siêu lục địa. Khoảng 80 triệu năm trước, Zealandia đã bị tách ra khỏi các khu vực trên và chìm xuống biển.
Zealandia, từng là một phần của Australia cách đây 75 triệu năm. Sau đó phần lục địa này bắt đầu phân tách và dịch chuyển dần về phía đông bắc. Sự dịch chuyển này ngừng lại cách đây 53 triệu năm.
Thiết bị khoan thăm dò trên tàu JOIDES Resolution (Ảnh: Iflscience)
Zealandia hội tụ đủ 4 đặc điểm của một lục địa: có độ cao và độ đặc lớn hơn so với lớp vỏ đại dương, có sự hiện diện của 3 loại đá (đá núi lửa, đá biến chất và trầm tích), có diện tích đủ lớn.
Giáo sư Neville Exon, Đại học Quốc gia Australia cho biết chuyến thám hiểm cũng sẽ làm sáng tỏ những thay đổi chính trong hoạt động kiến tạo mảng địa cầu, bắt đầu cùng lúc vành đai lửa Thái Bình Dương hình thành cách đây 53 triệu năm, khi đó lục địa Zealandia được cho là đã ngừng trôi dạt.
Các mẫu vật được tiến hành phân loại và dán nhãn (Ảnh: Iflscience)
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn các vấn đề về khí hậu, lịch sử hải dương học, các miền khí hậu khắc nghiệt, đời sống dưới đáy biển, kiến tạo địa tầng và các vùng phát sinh động đất, sự vận động của các cung đảo và các rãnh đại dương.
Các nhà khoa học cũng cho biết, những dữ liệu thu được từ lần thám hiểm này sẽ cho phép xây dựng được một mô hình khí hậu Trái đất chính xác hơn, từ đó có thể dự báo tốt hơn những biến đổi khí hậu trong tương lai.
Ngoài ra, thông qua nghiên cứu chúng ta sẽ có cái nhìn mới và hoàn thiện hơn về Trái Đất, Cùng với đó, lục địa thứ tám sẽ sớm thay thế cho kiến thức thông thường về việc Trái đất chỉ có bảy lục địa mà chúng ta biết hiện nay.
Nhật Minh
Trí tuệ nhân tạo đã đạt trình độ tự tạo lại video game bằng cách xem người khác chơi
Na Uy ra mắt siêu du thuyền đầu tiên có bãi biển nhân tạo trên boong
Sau 14.500 giờ bay, Cơ trưởng người Việt tìm ra món quà quý giá và thực hiện nguyện ước của mình

TIN LIÊN QUAN

Chim cánh cụt non chết hàng loạt tại Nam Cực do biến đổi khí hậu

Số chim non trong một đàn chim cánh cụt Adelie hơn 40.000 con tại Nam Cực chỉ còn lại 2 do biến đổi khí hậu khiến chúng không thể tìm kiếm được thức ăn. Theo Iflscience, thông tin trên được các nhà khoa học Pháp, với sự hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ Thiên

Các nhà khoa học cảnh báo: Trái Đất đang tiến dần đến cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học cảnh báo với nguyên nhân chính từ phía con người, Trái Đất đang bước vào thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 khi nhiều loài biến mất và số lượng cá thể sụt giảm vô cùng nghiêm trọng. Theo Iflscience, lời cảnh báo trên được viện

Lần đầu tiên con người ‘quan sát’ được rìa bên kia của Dải ngân hà

Các nhà thiên văn vừa có một khám phá mới giúp hé lộ hình dạng chính xác của thiên hà chứa hành tinh nơi chúng ta đang tồn tại. Theo Iflscience, phát hiện đáng kinh ngạc này, được công bố trên tạp chí Science, khi các nhà khoa học đã lần đầu tiên

Vỏ Trái Đất bị uốn cong sau ‘cơn bão thập kỷ’ Harvey

Dữ liệu vệ tinh cho thấy vỏ Trái Đất ở Texas, Mỹ, oằn xuống 2cm dưới sức nặng của 125.000 tỷ tấn nước mưa do siêu bão Harvey trút xuống. Theo Iflscience, do mang lượng ẩm bất thường cùng tốc độ di chuyển đặc biệt chậm, cơn bão Harvey đổ bộ vào Hoa

Chuyên gia cảnh báo: 83% nguồn nước trên thế giới nhiễm sợi nhựa siêu nhỏ

Việc phổ biến các đồ dùng bằng nhựa khiến các sợi nhựa siêu nhỏ ngày nay không chỉ khiến ô nhiễm đại dương và khí quyển mà còn ngấm vào phần lớn nước máy trên thế giới gây độc hại cho sức khỏe con người. Theo Iflscience, một nghiên cứu mới đây của

Mặt Trăng từng tồn tại khí quyển cách đây 3 tỷ năm

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện trên Mặt Trăng từng tồn tại bầu khí quyển cách đây khoảng 3–4 tỷ năm, hình thành khi các núi lửa phun trào và đẩy ra một lượng lớn khí bụi. Theo Iflscience, bề mặt Mặt Trăng có rất nhiều vùng trũng chứa đầy đá núi lửa.

Nghiên cứu mới: Cách đây 460 triệu năm, 2 thiên thạch khổng lồ lao vào trái đất tại Thụy Điển

Cách đây 460 triệu năm, hai thiên thạch đã lao vào trái đất, nơi mà bây giờ chính là Thụy Điển. Các nhà khoa học Thụy Điển lần đầu tiên phát hiện hai hố thiên thạch tạo từ hai thiên thạch rơi cùng lúc xuống Trái Đất cách đây 460 triệu năm. Đó là

Kho báu La Mã trong xác tàu đắm 2.000 năm tuổi ngoài khơi Ai Cập

Theo Iflscience, Bộ khảo cổ của Ai Cập công bố trong một tuyên bố trên Facebook rằng họ đã tìm thấy ba chiếc đắm tàu ​​thuộc thời La Mã, khoảng 2.000 năm trước, trong vùng biển xung quanh Vịnh Abu Qir.

THỦ THUẬT HAY

Cách kiểm tra Căn cước công dân làm xong chưa bằng Zalo cực tiện lợi

Bạn có thể kiểm tra thẻ Căn cước công dân gắn chip (CCCD) của mình xem đã làm xong chưa với Zalo trên điện thoại. Sau đây là cách kiểm tra Căn cước công dân làm xong chưa bằng Zalo...

3 mẹo giúp việc sử dụng Mac tuyệt vời hơn, trải nghiệm người dùng nâng cao hơn

Một trong những điều tuyệt vời về iOS và MacOS là cả 2 đều có những tính năng cốt lõi tương tự nhau, các yếu tốt giao diện người dùng và khả năng tiếp cận...

Thủ thuật tiết kiệm 60% pin với màn hình OLED trên iPhone X

Chúng ta sẽ thực hiện tối ưu thời lượng pin bằng cách kết hợp 3 mẹo sau. Dùng hình nền đen tuyệt đối, đảo màu thông minh và màu xám (grayscale).

Tại sao tất cả lõi trong CPU luôn có cùng một tốc độ?

Nếu từng so sánh khi mua CPU mới, có thể bạn sẽ nhận ra rằng tất cả lõi CPU đều có cùng một tốc độ. Bài viết hôm nay sẽ cho bạn biết vì sao.

Cách tối ưu dung lượng ảnh và video trên máy tính hiệu quả nhất 2023

Mỗi hình ảnh và video chất lượng cao có thể chiếm rất nhiều không gian trên ổ cứng của bạn, đặc biệt công việc phải sử dụng hình ảnh và video 4K hoặc 1080p. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tối ưu hoá hình ảnh và

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay iMac Pro 2017: Quái vật xử lý trong vẻ đẹp hoàn hảo

Apple đã công bố iMac Pro vào tháng 6 và bán ra chỉ cách đây vài ngày. Nó có giá khởi điểm từ 5000 USD và tăng dần theo mức cấu hình mà người dùng chọn lựa.

Đánh giá Kia Sorento 2016: Sang trọng và trẻ trung

AutoExpress - Kia Sorento 2016 gây được ấn tượng trong mắt người tiêu dùng và hứa hẹn tạo ra một làn sóng mới.