Các hạt kim loại trong không khí ô nhiễm có thể xâm nhập vào não, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Những hạt bụi kim loại nhỏ li ti có trong khí thải được cho là sẽ đi vào mũi của chúng ta, sau đó xâm nhập vào não, nơi chúng có thể góp phần gây bệnh Alzheimer. Mặc dù các hạt nano sắt từ lâu đã được biết là có tồn tại trong não, nhưng người ta thường nghĩ chúng có từ sắt tự nhiên trong cơ thể và có nguồn gốc từ thực phẩm.
Các hạt kim loại trong không khí ô nhiễm có thể xâm nhập vào não, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn về cấu trúc của những hạt sắt này, các nhà khoa học nhận thấy chúng chủ yếu đến từ các không khí bị ô nhiễm, chẳng hạn như khói thải từ các phương tiện giao thông hay khí than (CO).

Theo giáo sư Barbara Maher đến từ Đại học Lancaster (Anh), phát hiện này là bằng chứng không thể chối cãi về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người.

Sắt có mặt một cách vô hại trong cơ thể chúng ta dưới nhiều hình thức khác nhau, bởi nó là một phần của nhiều phân tử sinh học. Trong số đó, có một dạng được gọi là magnetite (Fe₃O₄ - oxit sắt từ), là hợp chất có hoạt tính cao và mang từ tính, yếu tố có liên quan đến bệnh Alzheimer.

Nam châm trong não

Maher và các cộng sự của ông đã quan sát não của 37 người từng sống ở thành phố Manchester (Anh) hoặc Mexico City (Thủ đô của Mexico). Sau phân tích, các nhà khoa học tìm thấy có hàng triệu hạt magnetite trên mỗi gram mô não. Khi sử dụng kính hiển vi điện tử để có cái nhìn cận cảnh hơn về những hạt này ở phần não trước của 6 tình nguyện viên, nhóm chuyên gia đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy số lượng hạt magnetite dạng tròn nhiều hơn gấp 100 lần so với số hạt magnetite tinh thể. Được biết, magnetite dạng tinh thể phần lớn có nguồn gốc tự nhiên, trong khi hạt magnetite tròn thường được tìm thấy khi người ta nấu thép ở nhiệt độ cao.

Theo giáo sư Maher, trạng thái của các hạt sắt như thế đã là bằng chứng thuyết phục cho thấy chúng đến từ sự ô nhiễm. 'Sắt có trong tạp chất của nhiên liệu và nó cũng có trong một khói động cơ xe', bà nói. 'Nếu bạn đi bộ xuống phố, bạn sẽ hít chúng vào - vậy làm thế nào mà chúng không xâm nhập vào cơ thể bạn được?”.

Những hạt nano sắt từ thường có đường kính không quá 200 nano mét, do đó, chúng hoàn toàn có thể đi từ không khí vào các dây thần kinh trong mũi của chúng ta, và từ đó lên đến não bộ, nhóm nghiên cứu cho biết. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện bộ não của chúng ta cũng chó chứa các hạt nano kim loại vốn có mặt trong động cơ ô tô, nhưng lại rất hiếm trong cơ thể, chẳng hạn như bạch kim.

Nguy cơ dẫn đến bệnh Alzheimer

Tiến sĩ Jo Anne Shatkin đến từ Vireo Advisors, một công ty về sức khỏe và môi trường tại Mỹ, cho biết phát hiện này sẽ là khiên những mối quan tâm về môi trường càng thêm sâu sắc. 'Đó không phải là điều đáng ngạc nhiên bởi chúng tôi đã biết nó trong một thời gian dài, chúng tôi được tiếp xúc với các hạt nano. Chúng tôi chỉ có thêm những cách tốt hơn để nhìn sâu vào chúng'.

Các nghiên cứu trước đây thực hiện trên các tế bào phát triển trong phòng thí nghiệm, đã chỉ ra rằng oxit sắt từ hiện diện trong các mảng bám protein đóng một vai trò nhất định gây ra bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học cho rằng nó sẽ tạo ra hợp chất phản ứng được gọi là gốc tự do, thứ có thể giết chết các tế bào thần kinh .

Một số nghiên cứu cũng từng cho thấy những người sinh sống ở những khu vực gần với các con đường đông đúc, có nguy cơ suy giảm tinh thần khi về già cao hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó còn phát hiện thêm rằng độ tuổi mà chúng ta mắc bệnh Alzheimer đang giảm dần theo thời gian, vì vậy nếu không khí ô nhiễm góp phần gây bệnh, nó dường như cũng chẳng mấy tác động đến độ phổ biến của căn bệnh này. Mặc dù vậy, hy vọng nghiên cứu phần nào đó có thể khiến tình trạng ô nhiễm không khí giảm thiểu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer của chúng ta, Shatkin nói.

Nguồn: NewScientist

TIN LIÊN QUAN

Bill Gates đầu tư 100 triệu USD để tìm ra cách trị bệnh Alzheimer

Cụ thể hơn, số tiền 100 triệu USD này đã được Bill Gates đầu tư vào Dementia Discovery Fund, một quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên nghiên cứu những phương pháp điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến bộ não con người.

Khuyến cáo y khoa về trào lưu sinh con thuận tự nhiên từ Bộ Y tế

Trong buổi họp báo, ông Nguyễn Đức Vinh – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em – Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của địa phương, đến hiện tại các cơ quan chức năng chưa xác nhận được trường hợp nào sản phụ tử vong khi sinh con tại nhà trong ngày

Israel: Bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 có khả năng miễn dịch với biến thể Delta lâu hơn

Nghiên cứu mới nhất của Israel cho thấy, những người mắc COVID-19 sau khi hồi phục thì khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể được phát triển tốt hơn, cũng như có thể bảo vệ cơ thể lâu dài hơn trong…

CDC Mỹ khuyến cáo phụ nữ có thai cần nhanh chóng tiêm ngừa vaccine COVID-19

Các quan chức y tế của CDC Mỹ hiện đang khẩn cấp kêu gọi những phụ nữ mang thai hãy nhanh chóng đi tiêm vaccine COVID-19, bởi các nguy hiểm mà COVID-19 có thể gây ra cho cả mẹ và bé là rất lớn…

Số người chết vì ô nhiễm nhiều gấp 3 lần do AIDS, lao và sốt rét cộng lại

Theo báo cáo được công bố hôm thứ năm tại The Lancet, không khí, nước và đất đai bị ô nhiễm cướp đi sinh mạng của hơn 9 triệu vào năm 2015. Báo cáo được thực hiện sau khi các nhà nghiên cứu tiến hành quan sát các cộng đồng sống trong vùng ô nhiễm

Thuốc điều trị COVID-19 của Merk có khả năng giảm 50% số ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ tử vong

Thuốc viên uống kháng virus COVID-19 molnupiravir do Merck & Co.’s sản xuất có kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy, thuốc có thể giúp giảm tới 50% nguy cơ bệnh nhân nhiễm bệnh phải nhập viện…

Các nhà khoa học Thuỵ S phát hiện siêu kháng thể chống lại được tất cả các biến thể của COVID-19

Các nhà khoa học tại Bệnh viện CHUV trực thuộc đại học Lausanne và EPFL của Thụy Sĩ đã phát hiện ra một loại kháng thể đơn dòng cực mạnh có thể tấn công vào các protein đột biến của virus SARS-CoV-2…

Các nhà khoa học Thuỵ Sĩ phát hiện siêu kháng thể chống lại được tất cả các biến thể của COVID-19

Các nhà khoa học tại Bệnh viện CHUV trực thuộc đại học Lausanne và EPFL của Thụy Sĩ đã phát hiện ra một loại kháng thể đơn dòng cực mạnh có thể tấn công vào các protein đột biến của virus SARS-CoV-2…

THỦ THUẬT HAY

Mẹo tăng tốc iPhone trở nên "bốc như mới" sau thời gian sử dụng 25

Sau một thời gian dài sử dụng, các smartphone sẽ xuất hiện tình trạng bị chậm và iPhone cũng không ngoại lệ. Vậy giải quyết...

Hướng dẫn cài nhạc chuông tuỳ thích cho điện thoại iPhone

Một trong các tùy chỉnh tuyệt vời nhất của 3uTools là cung cấp miễn phí một kho tàng nhạc chuông độc đáo cho người dùng. Ngoài ra bạn còn có thể...

Hưỡng dẫn cài đặt trình duyệt Internet trên Samsung chạy tốt nhất

Trong hằng hà sa số những ứng dụng trình duyệt hiện nay, Samsung Internet có một vài tính năng nổi bật như sử dụng dễ dàng bằng một tay, chặn quảng cáo bằng Extensions...

5 cách giúp người dùng trải nghiệm Linux an toàn

Windows là hệ điều hành phổ biết nhất thế giới và tại Việt Nam. Thực tế, không ít người sử dụng Windows mong muốn trải nghiệm trên một hệ điều hành khác, như Linux chẳng hạn. Những lời khen dành cho Linux luôn hấp dẫn

Cách đăng nhập tài khoản Google trên Android tivi Sony 2018

Tivi chạy hệ điều hành Android mang đến nhiều tính năng thú vị. Để khai thác hiệu quả các tính năng này, bạn nên đăng nhập tài khoản Google trước khi sử dụng tivi.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá camera Infinix Hot S: Lựa chọn camera phone tốt trong tầm giá 3 triệu đồng

Infinix Hot S sở hữu camera chính 13MP, hỗ trợ chỉnh tay thông số, camera selfie 8MP tích hợp flash led cho khả năng selfie tốt trong mọi điều kiện ánh sáng.

Audi A8L 2018: Chiếc xe tiên phong trong việc áp dụng ngôn ngữ thiết kế mới

Nếu như người em A7 Sportback nhấn mạnh hơn vào chất thể thao thì A8/A8L lại chú trọng vào vẻ sang trọng, mạnh mẽ. Ngoài sự ‘phình lên’ về kích thước, thiết kế của A8L vẫn giữ nguyên so với A8. Vẫn là bộ lưới tản nhiệt

Đánh giá Gionee S5.5: Mỏng gọn, hiệu năng ổn, chụp ảnh nhanh

Gionee S5.5 nổi trội ở thiết kế mỏng gọn, cùng với đó hiệu năng ổn định và khả năng chụp ảnh nhanh cũng là những ưu điểm nổi bật của chiếc điện thoại này.