Những vấn đề phổ biến ở vô lăng là bị nặng hay trả lái chậm và chúng có thể khiến người dùng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao nếu di chuyển nhanh.
Các chuyên gia giàu kinh nghiệm cho biết, việc bảo dưỡng không thường xuyên hoặc bảo dưỡng muộn là các nguyên nhân hàng đầu khiến vô lăng bị nặng. Bước đầu khắc phụ vấn đề này, bạn nên kiểm tra dầu trợ lực và bơm trợ lực.
Áp suất lốp
Vô lăng thường bị nặng khi áp suất lốp kém hoặc lốp bị xì. Các lốp xe nên được bơm căng đúng chuẩn của nhà sản xuất, đồng thời người dùng cũng nên thực hiện đảo lốp định kỳ.
Thước lái kém hiệu quả
Thước lái và vô lăng liên kết với nhau thông qua các trục và khớp chữ U. Các bộ phận này sau thời gian dài sử dụng sẽ dễ bị mòn khiến người lái cảm thấy khó khăng khi xoay vô lăng.
Dù vô lăng có trở lại mượt mà sau khi khởi động xong thì bạn vẫn nên đưa xe đi kiểm tra và sửa chữa. Nếu không, thước lái sẽ bị hỏng khi bạn tiếp tục lái xe với tình trạng này.
Dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng
Một nguyên nhân khác khiến tay lái khó đánh là dây dẫn động bơm trợ lực bị chùng, thiếu công suất dẫn động.
Dầu trợ lực bị thiếu hoặc rò rỉ
Thiếu hay rò rỉ dầu lái sẽ gây ra hiện tượng giảm áp suất trong máy bơm khiến tay lái không được bôi trơn đủ.
Bơm trợ lực
Bơm trợ lực lái tạo ra áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu cánh bơm bị mòn, hở đường dầu hoặc xước bề mặt bơm thì vô lăng sẽ rất khó xoay hoặc thậm chí dừng hoàn toàn trong trường hợp bộ phận này bị hỏng.
Dầu trợ lực bị bẩn, cô đặc
Cũng như các loại chất lỏng khác, dầu trợ lực lái sẽ tích tụ bụi bẩn và các mảnh vụn. Nếu như người dùng để dầu bị bẩn quá lâu, trục lái sẽ không còn được bôi trơn hiệu quả nữa.
Mua xe đã qua sử dụng tại Đấu Giá Ô Tô trên Carmudi- chương trình đấu giá xe trực tuyến duy nhất tại Việt Nam. Với hàng trăm xe từ người bán trên khắp mọi miền, bạn dễ dàng tìm kiếm một chiếc SUV, Sedan, hatchback, xe tải, xe bán tải… Tham gia đấu giá ngay để thắng chiếc xe mơ ước với mức giá tốt hơn mong đợi.