Volkswagen Group đánh mất vị trí đứng đầu dù đạt kỷ lục doanh số mới trong năm vừa qua. Tập đoàn xe Đức đạt 10,53 triệu xe bán ra, bao gồm các thương hiệu Volkswagen, Audi, Porsche, Skoda và Seat. Toyota Motor rơi xuống hạng 3 với tổng số 10,2 triệu xe bán ra cho các dòng xe Toyota và Lexus.
Có thể thấy, nhiều nhà sản xuất ô tô đang cố gắng tăng doanh thu bằng cách tăng quy mô bán hàng và cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó họ còn đầu tư để phát triển các công nghệ ô tô thế hệ tiếp theo. Bao gồm xe tự lái, xe điện và các dịch vụ di động mới.
Quy mô sản xuất và chia sẻ công nghệ là trọng tâm phát triển của liên minh Renault - Nissan - Mitsubishi. Đây cũng là động lực chính để Nissan nỗ lực giành đủ cổ phần để chi phối Mitsubishi vào năm 2016. Giám đốc điều hành Renault - Nissan - Mitsubishi là Carlos Ghosn đã cam kết sử dụng các lợi thế về công nghệ chung để cắt giảm chi phí sản xuất. Số tiền dự kiến tiết kiệm được lên đến 12 tỷ USD vào năm 2022. Tương ứng mức doanh số của cả ba hãng xe khi đó đạt 14 triệu xe.
Renault, Nissan và một số nhà sản xuất khác đang tìm kiếm để chia sẻ nhiều bộ phận xe và củng cố các nền tảng sản xuất để cắt giảm chi phí sản xuất, R&D và tăng lợi nhuận. Toyota cũng đang hợp tác với Mazda Motor và Suzuki Motor để cắt giảm chi phí phát triển, tiếp thị cho xe điện cùng các công nghệ mới khác.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà sản xuất ô tô đều coi mở rộng quy mô là một cách để nâng cao hiệu quả và lợi nhuận. General Motors là một minh họa cho việc đó. Họ đã bán công ty con Opel / Vauxhall đang gặp khó khăn của mình vào PSA Group năm ngoái để tập trung đầu tư vào các dự án có lợi nhuận cao hơn.
Chiến lược này dường như đã phát huy hiệu quả. Nhà sản xuất ô tô Mỹ đạt mức lợi nhuận 6,8% từ tháng 1 đến tháng 9/2017. Con số này cao hơn 5,0% của Nissan và 4,3% của Mitsubishi Motors từ 6 tháng tới tháng 10, và 4,8% lợi nhuận của Renault trong suốt sáu tháng đầu năm 2017.