Nhắc đến Rolls-Royce, người hâm mộ các sản phẩm của hãng xe Anh Quốc sẽ nghĩ ngay đến các mẫu xe siêu sang Bespoke được cá nhân hóa đến từng chi tiết nhỏ. Thế nhưng Bespoke không phải là nghệ thuật chế tạo xe duy nhất của hãng xe Anh Quốc mà còn có Coach-Build.
Rolls-Royce Sweptail
Từ “Coach-builder” trong tiếng Anh được hiểu là nghệ nhân chuyên chế tác khung vỏ cho các loại xe, tương truyền bắt nguồn từ nhu cầu của tầng lớp quý tộc khi tham gia vũ hội hóa trang hay dạ tiệc. Bên cạnh vẻ ngoài lộng lẫy, họ muốn xuất hiện trong những cỗ xe ngựa khác biệt và độc đáo. Từ đó một nhóm những người thợ thủ công chế tác cỗ xe - “Coach-builder” cũng như khái niệm “Coach-build” được khai sinh.
Ngày nay cụm từ Coach-Build đồng nghĩa với một thời hoàng kim của sự sáng tạo. Ví dụ như chiếc Mors Landau Tour Coach-Build của gia tộc Rothschild uỷ quyền năm 1904 đến nay vẫn được ca ngợi hay chiếc Coach-build Argyll 1913 có mui nhỏ và khoang khách lớn, đi cùng hệ thống phanh 4 bánh, nghe có vẻ quen thuộc bây nhưng là công nghệ tiên phong thời đó. Một vị Vua Ấn Độ giai đoạn này còn uỷ quyền một đôi xe coach-build hình thiên nga tên là Brooke Swan, với tạo hình đẹp mắt.
Rolls-Royce 4050HP PHANTOM I Brougham de Ville 1926
Việc chế tạo khuôn và máy ép cho phần khung một chiếc xe hơi rất đắt đỏ, ví dụ khuôn đúc một chiếc cánh cửa có thể lên đến 40.000 USD, khiến các nhà sản xuất phải tìm cách giảm giá bằng cách sản xuất hàng loạt hoặc chọn vật liệu có giá thành khuôn đúc thấp hơn. Sự ra đời của kiến trúc Unibody – tức khung xương sàn xe và vỏ xe được đúc sẵn thành một khối đã làm cho giá thành sản xuất khung xe giảm hơn nữa.
Nói cách khác độ rập khuôn nhân bản ngày càng được nâng cao, nhưng đồng nghĩa rằng độ sáng tạo càng bị thu hẹp. Cũng vì vậy mà nhiều nghệ nhân coach-builder đã thất nghiệp, xưởng phải đóng hoặc tiến hoá thành một bộ phận trong một nhà máy nào đó. Thế nhưng, điều đó không làm mất đi các dự án độc bản nổi tiếng thế giới, tất nhiên với các con số chi phí không nhỏ cho các dự án này là không nhỏ. Sinh ra trong giai đoạn 1906 và đạt danh hiệu “Chiếc xe hơi tốt nhất thế giới” cùng Silver Ghost năm 1915, Rolls-Royce phục vụ coach-build từ đó cho đến tận ngày nay.
Rolls-Royce Phantom II Continental Drophead Coupé 1934
Như đã phân tích bên trên, các nghệ nhân coach-build bậc thầy không còn quá nhiều. Quá trình uỷ quyền không chỉ đắt đỏ về mặt chi phí mà còn cả chất xám, thời gian và năng lượng. Nhưng vẫn luôn cần những yếu nhân có tầm nhìn và suy nghĩ khác biệt như vậy tồn tại trong lịch sử.
Những tác phẩm Coach-Build đều là hành trình nỗ lực hiện thực hoá trí tưởng tượng của chủ nhân đặc biệt, thường gửi gắm những giá trị vượt thời gian, cộng hưởng sức sáng tạo với các nghệ nhân xuất chúng của thời đại đó.
Rolls-Royce Phantom II Star of India
Vì vậy mà giá trị mà một tác phẩm Coach-build đem lại không nên chỉ quy ở giá bán, mà đáng quý nhất là những trải nghiệm cảm xúc tinh thần có một không hai của chủ nhân những chiếc Coach-build. Cũng từ đây, các tác phẩm Coach-Build đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc sống của khách hàng, trở thành di sản của gia đình và văn hóa, đồng thời cũng là nhân chứng lịch sử định nghĩa cả một thời đại, chứ không còn gói ghém ở hình thức một phương tiện di chuyển đơn thuần.
Trong lịch sử, Rolls-Royce đã mang đến nhiều tác phẩm Coach-build như:
Rolls-Royce 4050HP PHANTOM I Brougham de Ville 1926
Rolls-Royce 17EX 1928
Rolls-Royce Phantom II Continental Drophead Coupé 1934
Rolls-Royce Phantom II Star of India 1934
Rolls-Royce Phantom VI Limousine 1972
Rolls-Royce Sweptail 2021
Rolls-Royce Boatail 2021