Được quảng cáo là tàu lượn siêu tốc nhanh nhất trên thế giới, dịch vụ giải trí tàu lượn Do-Dodonpa ở Nhật Bản tại Công viên Fuji-Q Highland đã khiến ít nhất 6 người chơi bị gãy xương sau khi đạt “tốc độ siêu chết chóc”.
Một thông cáo được đăng tải bởi những người vận hành tàu lượn siêu tốc Do-Dodonpa nói rằng vì những chấn thương đó, họ đã 'tạm dừng hoạt động của chuyến đi mạo hiểm trong thời gian này'. Họ cũng bổ sung rằng việc ngừng hoạt động sẽ kéo dài vô thời hạn kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2021 'vì lý do đại tu tính an toàn”.
Do-Dodonpa là tàu lượn siêu tốc nhanh nhất thế giới với tốc độ tối đa 180 km/h
“Tại ‘Tàu lượng siêu tốc Do-Dodonpa’ của chúng tôi, tổng cộng đã có 4 hành khách bị thương trong thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021,” thông cáo nói. “Hiện tại, mối quan hệ giữa các chấn thương và máy giải trí vẫn chưa được xác nhận. Chúng tôi xin bày tỏ sự thông cảm sâu sắc nhất tới những khách hàng bị thương và gây ra nhiều bất tiện cho họ, nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực điều tra nguyên nhân theo hướng dẫn của chính phủ”.
Được xây dựng vào năm 2001, Do-Dodonpa có thể tăng tốc độ từ 0 - 180 km/h trong chỉ 1,56 giây, khiến nó trở thành tàu lượn siêu tốc tăng tốc nhanh nhất trên thế giới. Nhưng công viên cho biết rằng đây là lần đầu tiên có những người chơi bị gãy xương khi trải nghiệm tàu lượn kể từ khi nó đi vào hoạt động cách đây 2 thập kỷ.
Nó đi vào hoạt động kể từ năm 2001
Trong năm 2017, Do-Dodonpa thậm chí đã được sửa đổi để đưa tốc độ tối đa từ 172 km/h lên 180 km/h, nhưng công viên cho biết không hề có trường hợp chấn thương nghiêm trọng nào được ghi nhận, bao gồm gãy xương, cho đến tháng 12 năm ngoái. Dù thông cáo chính thức từ công viên xác nhận có 4 hành khách, một số nguồn tin địa phương cho biết là có ít nhất 6 nạn nhân.
Cả Fuji-Q Highland và đơn vị xây dựng chuyến tàu lượn mạo hiểm, Sansei Technologies, đều đưa ra lời xin lỗi tới những người bị thương, nhưng cả hai đều nói rằng họ chưa tìm ra nguyên nhân gây nên chấn thương.
Video khám phá tàu lượn siêu tốc Do-Dodonpa
Trên thực tế, các tàu lượn siêu tốc rất hiếm khi gây thương tích nặng. Trường hợp tử vong gần đây nhất liên quan đến tàu lượn siêu tốc ở nước này là vào năm 2007, khi trục của một chiếc xe bị gãy trong quá trình di chuyển tại Expoland ở Osaka, và khiến tàu lượn đâm vào một lan can.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản chưa tìm ra lý do cho những chấn thương này, nhưng Naoya Miyasato, một giáo sư nghiên cứu thiết kế tàu lượn ở Đại học Nihon, cho biết vấn đề có thể là ở khả năng tăng tốc cực nhanh của tàu lượn. Tại đỉnh điểm, lực gia tốc của tàu lớn hơn gấp 3 lần lực hấp dẫn — tương đương với lực G mà các phi hành gia phải trải qua khi phóng tên lửa lên vũ trụ. Do vậy, chỉ cần người chơi có tư thế ngồi thiếu chuẩn một chút thôi, họ cũng có thể bị chấn thương xương lưng và cổ.