Còn gọi là lithium-air, pin này hứa hẹn cho hiệu quả cao hơn 5 đến 15 lần so với các pin lithium-ion hiện tại, nhưng hiện những pin này vẫn chưa được sử dụng vì các vấn đề như mất một phần ba năng lượng bị chuyển hóa thành nhiệt, và không giữ được lâu.
Nghiên cứu này do Ju Li, một giáo sự về khoa học và kỹ thuật hạt nhân tại Battelle Energy Alliance and MIT, lãnh đạo cùng một đội ngũ các nhà nghiên cứu. Hiện nghiên cứu này vẫn đang được tiến hành, Ju Li và các cộng sự đang tìm một phiên bản công nghệ mới có thể vượt qua những trở ngại nói trên và tìm ra cách để không chỉ về ngành công nghiệp ô tô mà còn dùng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Nissan bắt đầu cuộc cách mạng sạc pin xe điện
Theo trang Nature tóm lược lại cũng như trang Wired trích dẫn thì đội ngũ này đang đề cập tới một pin 'nanolithia cathode', được cho là linh hoạt hơn so với những pin lithium-oxy và có thể rút từ không khí ra một chất gây phản ứng hóa học và phản ứng này sẽ giúp sạc pin. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp làm được điều này mà không để ô xi trở lại dạng khí.
“Thay vào đó, khí ô xi sẽ ở bên trong vỏ rắn và trực tiếp biến đổi giữa ba trạng thái ô xi hóa khử của nó, trong khi bị ràng buộc giữa ba hợp chất rắn khác nhau là Li2O, Li2O2, và LiO2 chúng sẽ pha trộn với nhau dưới dạng thủy tinh. Điều này giảm các tổn thất về điện áp từ từ 1,2 volt để 0,24 volt, vì vậy chỉ 8% điện năng bị chuyển hóa thành nhiệt năng,” trích lời một văn bản của nhóm nghiên cứu này cho biết.
Nếu Ju Li và đội ngũ của mình công bố công nghệ của mình thì những pin sạc nhanh và hiệu quả hơn sẽ bền hơn những mẫu lithium-ion hiện tại, những mẫu này được bảo vệ khỏi bị quá tải là nhờ chuyển sang một dạng khác.
Sau khi sửa lại hồ sơ xin cấp bằng sáng chế tạm thời, các nhà nghiên cứu đang cân nhắc sản xuất một phiên bản nguyên mẫu trong vòng một năm và cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô trong 18 tháng tiếp theo. Nhưng trước hết họ vẫn phải vượt qua thách thức lớn nhất đó là về tiền, hiện nhóm đang tìm nhà đầu tư.
Nhật Minh (Tuoitrethudo)