Kiệt tác Đường thi: Khi quá khứ không ngủ yên, tôi lặng lẽ tìm thời gian đã mất…

Có những câu thơ đi suốt cả một đời người. Nó như nhắc lại những kỉ niệm bắt cá giữa đường khi con sông quê đục ngầu nước lũ tràn qua mảnh ruộng, ao làng. Nó như một gương mặt bè bạn bất chợt gợi ta nhớ thuở bắt cào cào châu chấu, đào dế ven đê…
Kiệt tác Đường thi: Khi quá khứ không ngủ yên, tôi lặng lẽ tìm thời gian đã mất…
“Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng. Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.” (Ảnh pinterest.com)
Bài thơ tôi nhớ đến, thường nhẩm đọc trong những đêm mất ngủ đất phương Nam vọng về đất Bắc khi vừa nghe tin Ngoại ra đi… Bao nhiêu năm sau, tiễn Mẹ về với ông bà, có lúc tôi thẫn thờ bạc phơ con mắt, thức giữa đêm muốn thố lộ cùng trang giấy. Kỳ lạ chưa, ngày mai đọc lại vẫn là bài thơ Đăng U Châu Đài ca của Trần Tử Ngang.
Chợt nhớ một ngày Đông mang mang trong quá khứ, chui trong lòng mẹ ngủ vùi. Nửa đêm chợt giấc nhìn mẹ còng queo ngủ mệt nhọc và …chợt khóc. Mẹ dậy dỗ dành, đứa bé là tôi lúc ấy không thôi mếu máo: “Mẹ ơi! Mẹ sống mãi nha Mẹ”… Bài thơ này hôm nay lại làm mắt tôi tuôn lệ. Mẹ đã ra đi. Và rồi tôi hôm nay? Bao giờ có cuộc viễn du trong thân phận kiếp người?
Chợt nhớ một ngày Đông mang mang trong quá khứ, chui trong lòng mẹ ngủ vùi. (Ảnh pinterest.com)
Bài thơ của họ Trần lại hiện lên nối thời gian dằng dặc bao nhiêu thế hệ. Cái hiện tại có ông bà cha mẹ ngày xưa giờ đã là quá khứ. Cái thế giới thiêng liêng ấy vốn Có, vốn hiện hữu, giờ trống không. Nhưng hoài niệm không cho quá khứ ngủ yên. Chúng vẫn hiện hữu cho bước chân chập chững tuổi thơ đi tìm thời gian đã mất.
Muốn tìm lại những gì của ngày xưa (Ảnh pinterest.com)
Lạ thật, cứ mỗi lúc buồn không thể nói được dù là trang nhật ký, dù là một bài thơ lục bát lan man, hồn vía của Trần Tử Ngang lại tái hiện bốn câu thơ có sức sống hơn ngàn năm. Vâng, đã 13 thế kỷ trôi qua rồi, Đăng U Châu Đài ca đã trường tồn cùng năm tháng như thế đấy…
Nguyên tác tiếng Hán:
登幽州臺歌
(陳子昂 )
前不見古人,
後不見來者;
念天地之悠悠,
獨愴然而涕下。
Một số bản dịch Việt ngữ “Bài ca lên đài U Châu”
*Người trước chẳng thấy ai
Người sau thì chưa thấy
Ngẫm trời đất thật vô cùng
Riêng lòng đau mà lệ chảy.
(Tương Như dịch)
*Ai người trước đã qua,
Ai người sau chưa đẻ?
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn dòng lệ..
( Hoài Thanh dịch)
Người xưa đâu chẳng thấy!
Kẻ tới sau chẳng hay!
Dài dặc kia trời đất,
Rưng rưng lệ rỏ đầy.
(Bản dịch của Thái Quang Vinh)
Ngẫm trời đất thật vô cùng. Riêng lòng đau mà lệ chảy. (Ảnh: pinterest.com)
Họ Trần làm thơ và để dấu ấn thiên tài của ông từ rất sớm. Đọc thơ ông, bài nào cũng muốn dừng lại để thưởng thức những ý vị đặc biệt. Có giai thoại rằng:
Lần đầu, vừa đến Trường An, thấy có kẻ bán một cây đàn nước Hồ (Hồ cầm), họ Trần bèn hỏi giá. Người bán đàn đòi một vạn quan tiền. Cả chợ không ai dám mua.
Trần bỏ ngay một vạn quan ra mua cây đàn. Mọi người kinh dị hỏi thì Trần bảo: “Đàn này là vật trân bảo nhất đời, tiếc rằng giờ tôi bận việc, chưa giải thích được. Mời mọi người sớm mai đến xóm Tuyên Dương, tôi xin nói rõ”.
Sáng hôm sau, rất nhiều người tụ tập ở xóm Tuyên Dương để nghe Trần giải đáp thắc mắc. Trần sai người nhà bày rượu thịt mời tất cả. Cạn chén, Trần giơ cao cái đàn nói: “Tôi là Trần Tử Ngang, người đất Thục, có trăm quyển văn, rong ruổi kinh sư, mà địa vị vẫn tầm thường giữa nơi bụi bậm, không ai biết đến, chẳng ai biết cho, còn cái Hồ cầm là vật nhỏ mọn thì lại xúm nhau vào xem. Than ôi! Chốn văn vật này ngờ đâu không có ai biết người biết của!”.
Nói xong, hầm hầm tức giận, đập tan cây đàn ra rồi phân phát thơ mình cho mọi người. Chỉ một ngày, thơ Trần được truyền tụng khắp kinh thành. Quan Tư không Vương Thích xem được, nức nở khen rằng, thơ Trần đáng đứng đầu thiên hạ (sưu tầm).
Con người ấy, trong cái nhìn nhân thế thì rất cô đơn. Cô đơn cả trong thiên địa, không gian và cả trước/sau của thời gian vô thủy vô chung… (Ảnh pinterest.com)
Ông vốn là con một gia đình giàu có. Ông đã từng sa vào con đường ăn chơi cờ bạc “Trăm nghìn đổ một trận cười như không”. Thật bất ngờ, chàng trai này quay ngoắt 180 độ, dùi mài kinh sách và tự thấy mình sừng sững như một đài cao giữa những danh sĩ đương thời. Ông coi việc lập Danh, lập Chí và đặc biệt việc lập Ngôn là lý tưởng của mình.
Tiền của không có ý nghĩa gì so với giá trị văn chương, giá trị tinh thần. Để lại điều ấy khiến ông luôn niệm suy về vũ trụ, muốn bất tử cùng “thiên địa du du”.
Dùi mài kinh sách và tự thấy mình sừng sững như một đài cao giữa những danh sĩ đương thời. (Ảnh pinterest.com)
Sực nhớ, Đặng Dung là vị tướng thất thế thời hậu Trần. Người đời ít biết những chiến công và cái kết bi phẫn của cha con ông. Riêng câu “Gươm mài bóng nguyệt” là bất tử với văn chương Việt. Đừng quên rằng, vị tướng bạc đầu mong báo thù cho nước, phò giá cho vua ấy mở đầu bài “Cảm  hoài” cũng “vô cùng thiên địa du du” bằng âm hưởng  của  Trần Tử Ngang:
“Thế sự du du nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”.
[“Việc đời dặc dặc tuổi già đây
Trời đất miên man nhịp hát này” ]
(Bản dịch của Nguyễn Văn Trình)
Trước nữa, Thôi Hiệu đã từng “Bạch vân thiên tải không du du.. “
Đặng Dung là vị tướng thất thế thời hậu Trần (Ảnh pinterest.com)
Với văn tài xuất chúng đó, năm 24 tuổi, Trần Tử Ngang đã thi đậu tiến sĩ và được Võ Hậu nể phục tài năng. Người xưa nói chung và họ Trần nói riêng luôn muốn trường tồn cùng hậu thế sự nghiệp văn chương. Hãy nghe ông nói:
“Làm thơ là để gởi tấm lòng vào thiên cổ chứ đâu phải để lưu danh nhất thời”.

Hãy tìm hiểu Trần Tử Ngang để thấy rằng họ Trần đã có quan niệm rất riêng, thơ ông có tiếng nói hào sảng, bi tráng rất riêng. Ông lựa chọn cái hay để phát huy và phủ định những dòng văn chương lòe loẹt phù phiếm.
Ảnh pinterest.com
Ông là nhà cách tân, là người tiên phong trong việc yêu cầu sáng tác phải có “ký thác”, tức nói lên suy ngẫm của mình trước hiện thực đời sống, lìa bỏ hẳn thơ sắc tình và ca công tụng đức. Nói rõ hơn, Trần tiên sinh đòi hỏi thi ca phải có lý tưởng cao cả, phải gắn với hiện thực cuộc sống.
Ông cực lực bài xích thơ Tề Lương và đề xướng học tập phong cốt Hán, Ngụy, đặc biệt là phong cách thơ Kiến An (Niên hiệu Hán Hiến Đế 196 – 220). Văn trào này có lãnh tụ là ba cha con Tào Tháo, dưới nữa có “Kiến An thất tử”.
Nhà thơ thời Sơ Đường này cùng với lối thơ “ký thác” đã thực sự mở đường, ảnh hưởng tới sáng tác của các thi gia hàng đầu như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị sau này.
Cũng cần nói thêm về cái tên mà cha mẹ đặt cho ông. Chữ NGANG trong tiếng Việt thường có nghĩa xấu nhưng trong chữ xưa lại nói về người quân tử trượng phu khí phách. Nguyễn Du có hiệu là Thanh Hiên. Nếu dùng chữ ráp lại, ta có thể thấy phẩm chất mà hai thi sỹ đeo đuổi văn chương này là gì?
Là Hiên Ngang, là khí phách, không luồn cúi, sống chết cùng chân, thiện; cùng nguyên lý của trời đất…

Người quân tử trượng phu khí phách. (Ảnh pinterest.com)
Hơn mười năm tham chính, họ Trần bất đắc chí và nhân cớ cha già, xin lui về ở ẩn. Trớ trêu thay, ông bị tên huyện lệnh hãm hại chết trong ngục ở tuổi bốn hai. Tác phẩm còn lại là 120 bài thơ.
Nhưng, nhắc tới tên ông, như một liên tưởng tự nhiên, người ta nhớ ngay tới “Đăng U Châu đài ca”. Có người ngâm ngợi 4 câu thơ trác tuyệt ấy như thơ của chính mình mà không cần biết tác giả và tên tác phẩm.
Trong hàng vạn bài thơ Đường, hàng ngàn nhà thơ Đường thì Trần Tử Ngang và bài thơ của ông rất dễ liên tưởng tới “nhà thơ của một bài” là Thôi Hiệu với “Hoàng Hạc Lâu”.
Có thể nói không ngoa rằng, Trần Tử Ngang đã khởi đầu cho một loạt các bài thơ nổi tiếng với đề tài “Đăng Cao” sau này trong thơ.
Nó như một cái “mã nghệ thuật” nói về tư thế ngang tầm, hòa cùng vũ trụ của nhân vật trữ tình.
Dường như đứng ở trên cao người ta có thể nhìn xuống mà thấy mình có tầm vóc hơn, suy nghĩ hướng thượng hơn, cảm nhận nhân cách trí huệ của mình ở một tầng cao hơn so với thường nhân chen chúc tranh đấu ngược xuôi trong thất tình lục dục.
Con người cứ u mê mãi trong thất tình lục dục tự mình chịu khổ (Ảnh pinterest.com)
Hết phần 1. Kính mời quý độc giả đón xem tiếp phần 2.
Anh Vũ

TIN LIÊN QUAN

Hoài niệm tuổi thơ: Nao lòng bâng khuâng giữa phố thị, tôi gặp lại em thời kem mút thuở xưa…

Trung Hòa, trưa mùa thu vẫn oi ả, chả có mấy bóng cây vì cây còn bé quá và mới đổ rạp một số sau trận bão vừa qua. Đứng giữa sân, phải nheo ti hí mắt lươn mới nhìn được 100 mét phía trước có gì… Đang vẩn vơ, bỗng nghe tiếng kèn bóp ...

Ai người ôn chuyện cũ, nhân sinh giấc mơ màng

Năm nao trót lạc cõi trần Mà thành một kiếp bần thần trong mê Hỏi đâu đường lớn trở về? Hỏi đâu quê cũ bốn bề khói sương? Trăng tà trên mái đầu thương Tóc tơ nào đã trong gương tơi bời Trăng từ biên ải xa vời Hay từ muôn ngọn sóng ngời biển ...

Ca khúc nổi tiếng ‘Lời cảm ơn’: Chúng ta đã bao giờ cảm ơn những nỗi đau người khác dành cho mình?

Có 4 từ được dùng nhiều nhất trong cuộc sống là: Cảm ơn và xin lỗi. Chúng ta xin lỗi vì những gì không tốt đã gây ra cho người khác, chúng ta cảm ơn khi được trao tặng một niềm vui hạnh phúc, nhưng chúng ta đã bao giờ cám ơn cho những nỗi ...

Thời gian của người xưa: Rút dao chém xuống nước nước càng chảy mạnh, nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm…

Giờ đã trở thành một thói quen là mỗi buổi sáng thức giấc, tôi lại dành những quãng lặng nhớ lại những gì đã trôi qua. Cứ y như thời gian vẫn còn đấy. Những gì của ngày qua, những gì đã qua, đang tới và sẽ tới chẳng phải đã an bài hết rồi. ...

Khung trời nhạc xưa: ‘Ai lên xứ hoa Đào’ và mối tình ngang trái của người nhạc sĩ tài hoa…

Đà Lạt bồng bềnh phiêu lãng, Đà Lạt mờ hơi sương, Đà Lạt của màu hoa đào, của rừng thông, của Hồ Than Thở, của thung lũng Tình Yêu. Mọi thứ ở Đà Lạt đều tràn ngập màu sắc lãng mạn. Nhưng nói đến ca khúc nào viết về Đà Lạt nào hay nhất, đẹp ...

Trung thu hoài niệm: Mặt nạ giấy bồi và tiếng trống giòn tan vang mãi ký ức tuổi thơ tôi…

Năm nay tháng bảy không Ngâu, đôi vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ chắc mắc công việc bận nên đợi mãi đến đầu tháng tám mới gặp nhau trong muộn mằn, mưa rơi sướt mướt suốt hơn một tuần. Gần đến tết Trung thu, thỉnh thoảng lại đổ xuống đất lành một cơn

Hương sắc Việt Nam: Trước sau nào thấy bóng người, hoa đào năm ngoái còn cười gió đông?

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Chiều nay chợt nhớ

Kiệt tác Đường thi: Lời vô thanh của gió hay chính nỗi lòng mình?

Dương Cự Nguyên (楊巨源) tự Cảnh Sơn (景山), người Hà Trung, đỗ tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ 5 (790) đời Đường. Ông đã cùng nhiều thi nhân xưa đóng góp cho nền văn hóa truyền thống nhiều tác phẩm hay, những kiệt tác Đường thi với “ý tại ngôn ngoại”,

THỦ THUẬT HAY

Status siêu thính cực chất dành cho dân FA mùa Valentine 14/2

Valentine 14/2 – ngày lễ Tình nhân để các cặp đôi lứa yêu nhau thể hiện tình cảm của mình thông qua hành động, lời chúc ngọt ngào hay món quá ý nghĩa. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn nhiều “mảnh đời” vẫn đang cô đơn thì có

Công cụ "dẫn đường online" buộc phải có trên smartphone

Gửi kết quả từ Google Maps sang điện thoại là việc chúng ta tìm kiếm đường đi qua Google Maps trên máy tính, rồi gửi kết quả này sang một điện thoại bất kỳ dưới dạng tin nhắn.

Khoan cài phần mềm diệt virus, hãy dùng Windows Defender Antivirus trên Windows 10

Windows Defender Antivirus là một giải pháp bảo mật mặc định để bảo vệ máy tính khi sử dụng Windows 10 giúp chống các phần mềm độc hại, virus, rootkit, spyware và thậm chí cả ransomware.

Hướng dẫn bật chế độ Game mode trên iOS 15

Chế độ Gaming Mode trên iPhone sẽ giúp bạn chơi game thoải mái và không bị làm phiền bởi thông báo tin nhắn, hay chẳng may bạn có lỡ vuốt thanh trạng thái Notifications, hoặc với các dòng iPhone tai thỏ sẽ bị thoát ra

Hướng dẫn tăng chất lượng âm thanh lẫn âm lượng cho PC

Không cần phải mua loa mới hoặc sắm một tai nghe xịn, bạn có thể kết hợp các phần mềm và thủ thuật để tăng chất lượng âm thanh lẫn âm lượng cho PC

ĐÁNH GIÁ NHANH

AirPods 3 có gì mới để bạn bỏ ra hơn 4 triệu đồng mua về?

Mới đây, Apple đã cho ra mắt tai nghe AirPods thế hệ thứ 3 – AirPods 3 với giá từ 4,07 triệu đồng. Vậy, ở lượt nâng cấp này, AirPods 3 có gì mới để bạn bỏ ra hơn 4 triệu đồng mua về. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới

So sánh iPhone X và Galaxy S8, bạn lựa chọn sản phẩm nào?

Cùng có màn hình 5,8' nhưng chiều dài của iPhone X ngắn hơn của Galaxy S8. Dù vậy vẫn rất khó để bạn chạm tới phần trên của màn hình chỉ bằng một tay.

Trên tay Sony SBH24: Tai nghe Bluetooth nhỏ gọn, cổng sạc USB-C

Về thông số kỹ thuật, SBH24 không quá nổi bật so với các mẫu tai nghe cùng tầm giá. Ngay cả chuẩn truyền dữ liệu aptX cũng chưa được Sony đưa vào sản phẩm này.