Kiệt tác Đường thi: Lời vô thanh của gió hay chính nỗi lòng mình?

Dương Cự Nguyên (楊巨源) tự Cảnh Sơn (景山), người Hà Trung, đỗ tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ 5 (790) đời Đường. Ông đã cùng nhiều thi nhân xưa đóng góp cho nền văn hóa truyền thống nhiều tác phẩm hay, những kiệt tác Đường thi với “ý tại ngôn ngoại”, luôn được người đời sau cho rằng chúng được sáng tác từ những người xưa có trí tuệ, cảnh giới rất cao, rất từ bi với vạn sự vạn vật…
Dưới đây xin giới thiệu một trong những cánh hoa sen tuyệt diệu của bông hoa sen quý mà Dương Cự Nguyên đã tặng cho nhân loại từ thế kỷ thứ VIII – Chiết Dương Liễu – một bài thơ với trí tuệ cảnh giới cao của người xưa.
Kiệt tác Đường thi: Lời vô thanh của gió hay chính nỗi lòng mình?
Ảnh pinterest.com
折楊柳  
水邊楊柳綠煙 絲,
立馬煩君折一枝。
惟有春風最相惜,
殷勤更向手中吹。
Chiết dương liễu
(Dương Cự Nguyên)
Thuỷ biên dương liễu lục yên ty,

Lập mã phiền quân chiết nhất chi.

Duy hữu xuân phong tối tương tích,

Ân cần cánh hướng thủ trung xuy.
Dịch nghĩa:
Cây dương liễu ven bờ buông tơ như khói xanh

Dừng ngựa lại, nhờ anh bẻ cho một cành.

Chỉ có ngọn gió xuân vô cùng tiếc nhớ nhau

Thương mến trân trọng thổi lồng vào tay.
Chỉ có ngọn gió xuân vô cùng tiếc nhớ nhau. Thương mến trân trọng thổi lồng vào tay.
Bản dịch của Điệp Luyến Hoa:
Bên bờ dương liễu óng như tơ

Dừng bẻ một cành, thiếp muốn nhờ

Chỉ ngọn gió xuân là luyến tiếc

Ân cần thổi lộng ống tay thơ.
Bản dịch Trần Trọng Kim: 
Bên sông cành liễu tơ xanh,

Dừng yên cậy bẻ một cành cho ta.

Gió xuân dường ý thiết tha,

Đến nay, còn thổi, tỏ ra ân cần.
Bản dịch của Lương Bảo:
Bờ sông liễu rủ tơ mành,

Dừng chân nhờ hái một nhành, chàng ơi

Mỗi gió xuân hiểu tình người,

Ân cần ve vuốt nhánh rời trong tay.
Bài thơ “Chiết dương liễu” còn có tên  là HỌA LUYỆN TÚ TÀI DƯƠNG LIỄU (和練秀才楊柳).
Câu đầu có dị bản: THỦY BIÊN DƯƠNG LIỄU Khúc Trần TY (水邊楊柳麴塵絲)
Ảnh pixabay.com
Các văn bản trên được lấy trong Thi Viện. Có lẽ là kho tàng mở nên còn nhiều chỗ cần bổ sung thêm. Tôi vẫn chưa hiểu nghĩa của 2 chữ Khúc Trần. Khúc là “men rượu”; còn “trần” là “bụi đất”. Có lẽ “Khúc” đây là chữ [髷]: búi tóc. Và Trần ở đây là chỉ “Đơn vị đo lường cực nhỏ”. Câu thơ dễ tiếp cận hơn là:
Bên bờ nước rặng dương liễu xõa búi tóc, từng sợi, từng sợi nhỏ.
Trước đây, đọc tựa đề “Họa luyện tú tài… “; lại có bản dịch của cụ Trần, tôi cứ tưởng 2 người bạn trai họa vịnh cùng nhau. Giờ đọc lại mới biết nhà thơ đã ẩn mình trong nhân vật trữ tình là một nàng tuổi còn xuân, nói hộ cho người con gái tuổi măng tơ ấy.
Cái cách ví von, liễu rủ bên bờ như tóc xõa; cái cách cưỡi ngựa là đứng yên một chỗ  (lập mã) chứ không phải là vừa dừng cương ngựa để nghỉ ngơi (đình mã), cho ta hình dung một khung cảnh hẹn hò rất lãng mạn, thanh khiết của ngày xưa…
Nàng và chàng đang tự tình bên bờ nước có hàng dương liễu mướt xanh đầy sức sống của xuân. Thấy rõ được cái tình xuân, lời xuân đang như dâng đầy, như ngất ngây.
Ảnh pinterest.com
Ngựa đứng yên, trong tầm tay với, Nàng hoàn toàn có thể “chiết liễu”, bẻ cành liễu xuân. Nhưng Nàng lại không tự mình làm, mà là nhờ Quân (chàng trai đáng kính) bẻ cho nhành liễu ấy. Tất cả là thường tình. Nhưng có vẻ như khi có được cành liễu trong tay, Nàng cảm nhận được cái sinh mệnh vừa lìa xuân ấy, thật bâng khuâng, thật da diết, một nỗi buồn, bối rối không nguôi.
Duy nhất chỉ có ngọn gió Xuân biểu lộ nỗi nhớ thương đau đớn, thấm thía muôn vàn. Nó không muốn rời cành liễu xuân vừa đoản mệnh. Nó “ân cần” thổi vào trong bàn tay của Thiếp. Nó không muốn buông rời một cành liễu đang xuân bị dứt bỏ khỏi xuân… Liễu hay mình? Lời vô thanh của gió hay chính lòng mình?
Ảnh pinterest.com
Được sống trong môi trường tu luyện, người xưa luôn dùng tâm từ bi để nhìn vạn vật hữu linh. Họ trân quý sinh mệnh. Bẻ một cành liễu, họ cũng nhột nhạt bởi ý nghĩ sát sinh. Vì thế mà khung cảnh xuân ngời đang chan chứa tình xuân ấy chợt như lắng lại, như xáo động, như thương tiếc vô vàn trước sự ra đi của một sinh mệnh.

Tương thông cùng vạn vật để viên dung, để mài mòn tâm tự tư, ích kỉ cũng là cách người xưa tiếp xúc với thiên nhiên, với bốn mùa…

Ảnh pinterest.com
Chợt nhớ bài thơ “Xuân Tứ” nổi tiếng của Thi Tiên Lý Bạch, qua bản dịch của Tản Đà:
“Cỏ non xanh biếc vùng Yên

Cành dâu xanh ngả ở bên đất Tần

Lòng em đau đớn muôn phần

Phải chăng là lúc phu quân nhớ nhà

Gió xuân quen biết chi mà

Cớ chi lọt bức màn là tới ai.”
Cỏ non xanh biếc vùng Yên. Cành dâu xanh ngả ở bên đất Tần (Ảnh: pinterest.com)
Ngọn gió xuân đong đưa lơi lả không lay động được tấm lòng kiên trinh son sắt với chồng ngoài biên ải xa xôi. Cỏ xanh, dâu cũng xanh đến sum suê trễ xuống gần mặt đất… Đó là Xuân đang mãn của đất trời.
Xuân ấy đánh thức người chinh phụ về tuổi xuân của người con gái đâu được bao lăm mà phải chờ trong vô vọng. Bao nhiêu người đi không trở về:
“Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi? “
Bao nhiêu người ra đi tuổi đôi mươi để rồi 80 mới phờ phạc trở về:
“Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về? “
Cô gái ngồi trên lưng ngựa bất động nhìn liễu xanh, nhìn bờ nước ấy đã bất chợt hối hận làm phiền chàng trai bẻ cho mình nhánh liễu tươi non mườn mượt Xuân. Không phải là băn khoăn vì “làm phiền” mà cảm nhận thật khó nói nên lời khi biết rằng ngọn gió xuân mình đang nắm trong tay là người bạn duy nhất của cành liễu Xuân bạc mệnh…
Ảnh pinterest.com
Thật khó nói những điều thầm kín trong lòng cô gái.
Thơ Đường vốn “ý tại ngôn ngoại “.
Thôi, thì mỗi người hãy tự đồng sáng tạo cùng tác giả, đồng tâm sự với cô gái ấy, nhành liễu này, gió Xuân kia vậy…
La Vinh
Văn hóa kinh doanh của người Đức: Bất kể hành vi phi đạo đức nào cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới thất bại
Lý Công Uẩn, quân vương vĩ đại, khai sáng nghìn năm hưng thịnh nước Nam (P.3): Văn võ oai hùng, uy chấn bốn phương
Câu chuyện ly kỳ về người phụ nữ vô sinh trên đất khách và cái kết không ai nghĩ tới…

TIN LIÊN QUAN

Kiệt tác Đường thi: Nếu bể dâu cuộc đời không làm ta nghiêng ngả, cả rừng xuân sẽ nở rộ trong đời?

Chúng ta thử mở những cánh muốt tầng ngoài của bông sen quý mà Sầm Tham đã tặng cho nhân loại từ thế kỷ thứ VIII – Sơn phòng Xuân sự – một bài thơ trường thọ trên ngàn năm, để thấy người xưa sáng tác văn học từ trí huệ, từ một cảnh giới ...

Bí ẩn con đường trở về “ngôi nhà thực sự”

Nhà Phật giảng rằng trái đất, nơi mà chúng ta đang sống đây, trong kiếp nhân sinh này, thực ra chỉ là cõi tạm. Loài người chúng ta là quẩn quanh đi về trong luân hồi. Còn “nhà” hay “quê” thực sự của chúng ta là ở những không gian khác, những thế

Kiệt tác Đường thi: Khi quá khứ không ngủ yên, tôi lặng lẽ tìm thời gian đã mất…

Có những câu thơ đi suốt cả một đời người. Nó như nhắc lại những kỉ niệm bắt cá giữa đường khi con sông quê đục ngầu nước lũ tràn qua mảnh ruộng, ao làng. Nó như một gương mặt bè bạn bất chợt gợi ta nhớ thuở bắt cào cào châu chấu, đào dế ...

Lòng người chinh phụ buồn dưới nguyệt, bụi cuốn dặm hồng theo gió xanh…

Kim Xương Tự là nhà thơ khá đặc biệt đời Đường, không ai biết ngày sinh, mất cũng như thân thế của ông, chỉ biết ông người Dư Hàng (Tiền Đường, Chiết Giang ngày nay). Hiện nay chỉ còn lưu truyền lại duy nhất bài “Xuân oán” này của ông, nhưng là một

Tinh túy truyền thống: Tìm hiểu nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa để tấm tắc về tư tưởng người xưa(P.2 )

Nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng khắp nơi trên thế giới, là một trong những biểu hiện của nền văn hóa đặc sắc có lịch sử hơn 5000 năm của quốc gia này. Thế giới ẩm thực đa dạng của Trung Quốc được xếp là một trong 3 nền văn hóa lớn nhất ...

Ngắm mod Thùy An xuống phố cùng Galaxy A7 màu xanh dương tuyệt đẹp

TCN đã có nhiều bài viết về Galaxy A7, từ mở hộp, trên tay, cận cảnh, và rất nhiều ảnh chụp bằng camera góc siêu rộng 120°, vân vân và mây mây... Nên bài này chủ yếu là để ngắm thôi, chẳng muốn nói gì nhiều...

Tuyệt tác trên vòm nhà nguyện Thánh đường Vatican: Phải chăng Michelangelo đã nhìn thấy thiên đường?

Chuyên mục Kiệt tác Thế giới là chuyên mục thời báo Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tới độc giả những đỉnh cao của nền văn hóa nhân loại, đã được minh chứng qua dòng chảy thời gian, với các tác phẩm hội họa, âm nhạc, văn học, kiến trúc… kiệt

Tinh túy truyền thống: Tìm hiểu nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa để tấm tắc về tư tưởng người xưa(P.1 )

Nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng khắp nơi trên thế giới, là một trong những biểu hiện của nền văn hóa đặc sắc có lịch sử hơn 5000 năm của quốc gia này. Thế giới ẩm thực đa dạng của Trung Quốc được xếp là một trong 3 nền văn hóa lớn nhất ...

THỦ THUẬT HAY

Sử dụng tủ lạnh như thế nào để hiệu quả và bền bỉ nhất?

Gia đình bạn mới mua một chiếc tủ lạnh và không biết mình đã sử dụng đúng cách hay chưa? Hãy cùng TCN tham khảo một số lưu ý về cách hay để sử dụng tủ lạnh mới mua về, để tủ lạnh nhà bạn có thể hoạt động ổn định và bền

Hướng dẫn hai cách tắt màn hình không cần nút nguồn Samsung siêu đơn giản

Nếu bạn lo lắng rằng việc bấm nút nguồn để tắt màn hình quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến độ bền, bạn có thể sử dụng những các dưới đây để tắt màn hình không cần nút nguồn Samsung cực kỳ đơn giản.

HomeGroup là gì?Cách sử dụng HomeGroup

HomeGroup là tính năng chia sẻ trên mạng nội bộ được tích hợp và giới thiệu đầu tiên trên Windows 7. Để tìm hiểu rõ hơn về HomeGroup là gì? Cách sử dụng HomeGroup, bạn đọc tham khảo tiếp các nội dung trong bài viết

Bật tính năng tự động dọn dẹp trong Disk Cleanup trên Windows 10 October

Thông thường, bạn phải làm một cách thủ công, tuy nhiên bây giờ TCN hướng dẫn bạn cài đặt tính năng tự động dọn dẹp trong Disk Cleanup trên Windows 10 October.

Thêm cách kiểm tra số lần sạc pin trên iPhone đơn giản, nhanh chóng

Số lần sạc pin là một yếu tố quan trọng mà đa số người dùng iPhone thường xuyên quan tâm đến. Ngoài cách kiểm tra thông qua các phần mềm bên thứ ba, giờ đây bạn có thể thực hiện việc này ngay trên chính iPhone của bạn.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Vivo Y20s: nhiều ưu điểm vượt trội trong phân khúc 5 triệu

Thuộc phân khúc giá rẻ nhưng Vivo Y20s lại sở hữu nhiều tính năng vượt trội so với các mẫu smartphone cùng phân khúc giá. Để hiểu hơn về chiếc điện thoại này hãy xem giới chuyên môn đánh giá Vivo Y20s như thế nào nhé.

Đánh giá Bphone 3: Thiết kế đẹp, camera đủ dùng, khả năng tối ưu hóa phần mềm chưa tốt

Phải công nhận rằng, Bphone 3 sở hữu vẻ ngoài cuốn hút và có thể xem như 1 điểm nâng cấp đáng giá về thiết kế so với đàn anh đi trước. Mặt lưng của Bphone 3 được làm bằng kính bóng bẩy, kết hợp với phần khung nhôm bo