Có rất nhiều nguyên gây ra lỗi máy tính, laptop Windows 10 của bạn bị treo, bị đơ hoặc thậm chí là tự khởi động lại chẳng hạn như lỗi phần cứng, lỗi phần mềm, hệ thống bị lỗi hoặc do các chương trình, phần mềm diệt virus trên máy tính của bạn....
Trong quá trình sử dụng, nếu chẳng may máy tính Windows 10 của bạn bị treo, bị đơ... sẽ khiến bạn cảm thấy thật khó chịu và hiệu quả công việc sẽ bị giảm sút do bị gián đoạn.
Trong bài viết dưới đây TCN sẽ hướng dẫn bạn một số giải pháp để khắc phục lỗi máy tính, laptop Windows 10 bị treo, bị đơ, lỗi tự động khởi động lại….
Khắc phục lỗi Windows 10 bị treo và lỗi BSOD:
1. Chỉnh sửa Link State Power Management
1. Kích chuột phải vào nút Start ở góc dưới cùng bên trái màn hình, chọn Control Panel để mở cửa sổ Control Panel.
2. Trên cửa sổ Control Panel, thay đổi View By (ở góc trên phía bên phải) thành Small icons, sau đó mở Power Options.
3. Tiếp theo click chọn Change plan settings, sau đó chọn Change advanced power settings.
4. Cuộn xuống tìm và mở rộng cài đặt PCI Express.
5. Thiết lập Link State Power Management:
Thiết lập tùy chọn Maximum/Minimum power savings là OFF.
6. Click chọn OK để lưu lại thay đổi. Cuối cùng khởi động lại máy tính của bạn là xong.
2. Vô hiệu hóa chế độ Sleep, Hibernate và Fast Startup
1. Từ cửa sổ Control Panel, click chọn Power Options để mở cửa sổ Power Options.
2. Trên cửa sổ Power Options, ở khung bên trái, bạn tìm và chọn tùy chọn Choose what the power buttons does.
3. Tiếp theo click chọn tùy chọn Change settings that are currently unavailable.
4. Cuộn xuống tìm và bỏ tích tùy chọn Turn on fast startup (recommended), sau đó click chọn Save changes.
5. Tiếp theo trên cửa sổ Power Options, chọn Change plan settings.
6. Click chọn Change advanced power settings.
7. Mở rộng mục Sleep, sau đó thiết lập tùy chọn Sleep after và Hibernate after là Never.
8. Click chọn OK để áp dụng thay đổi.
9. Khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem lỗi máy tính Windows 10 của bạn còn bị treo hay không.
3. Tăng dung lượng bộ nhớ ảo (paging file)
1. Trên Windows Explorer, kích chuột phải vào biểu tượng Computer, chọn Properties.
2. Trên cửa sổ Properties, click chọn Change Settings.
3. Tiếp theo tại thẻ Advanced, tại mục Performance bạn click chọn Settings.
4. Trên cửa sổ Performance options, bạn click chọn thẻ Advanced, sau đó tại mục Virtual memory, click chọn Change.
5. Bỏ tích mục Automatically manage paging file size for all drives.
6. Đánh tích chọn Custom size.
7. Thiết lập giá trị Initial size và Maximum size gấp 2 hoặc 2,5 lần kích thước RAM trên máy tính của bạn, lưu ý đơn vị là MB, sau đó click chọn Set.
Ví dụ, nếu dung lượng RAM của bạn là 4 GB (4096MB) thì thiết lập giá trị cho Initial size và Maximum size là 10240 (4096MB x 2,5 = 10240 MB).
8. Click chọn OK 3 lần để thoát và đóng các cửa sổ.
9. Khởi động lại máy tính của bạn.
4. Vô hiệu hóa chế độ MSI mode trên StorAHCI Controller
Trên một số máy tính Windows 10, Advanced Host Controller Interface PCI-Express(AHCI PCIe) hoạt động không đúng cách và gây ra một số lỗi CPU, khi đó chế độ Message Signaled Interrupt (MSI) sẽ được kích hoạt khi chạy inbox StorAHCI.sys driver.
Trong trường hợp này bạn phải vô hiệu hóa chế độ MSI mode trên.
Bước 1: Kiểm tra xem nếu bạn đang chạy inbox AHCI driver (StorAHCI.sys)
1. Kích chuột phải vào nút Start ở góc dưới cùng bên trái màn hình, chọn Run để mở cửa sổ lệnh Run.
2. Nhập câu lệnh dưới đây vào cửa sổ lệnh Run rồi nhấn Enter:
devmgmt.msc
3. Tiếp theo mở rộng IDE ATA/ATAPI controllers.
4. Tìm và kích chuột phải vào Standard SATA AHCI Controller chọn Properties.
5. Tại thẻ Driver, click chọn Driver Details.
6. Nếu nhìn thấy storahci.sys đồng nghĩa với việc bạn đang chạy inbox StorAHCI.sys driver.
Lưu ý:
Nếu không chạy inbox StorAHCI.sys driver bạn có thể bỏ qua giải pháp này.
6. Click chọn OK để mở cửa sổ tiếp theo, sau đó điều hướng đến thẻ Details, và chọn Device Instance từ Menu Property.
7. Tại cửa sổ này bạn sẽ nhìn thấy 2 giá trị AHCI Cotroller như hình dưới đây:
Bỏ qua cửa sổ này và thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Vô hiệu hóa chế độ MSI mode trong inbox StorAHCI controller trên Registry
1. Kích chuột phải vào nút Start ở góc dưới cùng bên phải màn hình, chọn Run để mở cửa sổ lệnh Run.
2. Trên cửa sổ lệnh Run, nhập lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:
regedit
3. Tiếp theo trên cửa sổ Registry Editor bạn điều hướng theo key:
HKEY_LOCAL_MACHINESystemCurrentControlSetEnumPCI
5. Gỡ bỏ cài đặt các chương trình diệt virus, sau đó thực hiện nâng cấp Windows 10.
6. Sao lưu tất cả các file trên hệ thống của bạn, sau đó thực hiện cài mới (clean install) Windows 10.