Tìm hiểu về bộ nhớ Optane mới của Intel

Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu để tạo ra những chiếc máy tính có tốc độ xử lý nhanh hơn, Intel đã liên tục giới thiệu những nâng cấp mới trong sản phẩm của mình nhằm thử nghiệm và kiếm thêm tiền từ khách hàng doanh nghiệp và những người đam mê công nghệ. Một trong số những công bố ấn tượng nhất của Intel là bộ nhớ Optane, được tung ra cùng với bộ vi xử lý Core thế hệ thứ 7.
Optane là gì? Optane là một thuật ngữ do Intel đặt ra để chỉ dòng mô-đun bộ nhớ siêu nhanh mới. Tên gọi này đề cập cụ thể đến bộ nhớ chứ không phải một định dạng riêng lẻ, nhưng tại thời điểm này, nó được bán ra chủ yếu trong thẻ M.2 chuyên dụng, chỉ tương thích với bo mạch chủ được hỗ trợ, có thể sử dụng dòng chip Core thế hệ thứ 7 (i3, i5, i7 trong dòng chip 7XXX). Bộ nhớ Optane sử dụng công nghệ chế tạo 3D NAND và những công nghệ độc quyền khác của Intel để đạt được độ trễ siêu thấp - chỉ 10 micro giây. Bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ 3D NAND tại đây: Bộ nhớ và lưu trữ 3D NAND là gì?
Tìm hiểu về bộ nhớ Optane mới của Intel
Optane không là gì? Bộ nhớ Optane không phải là loại bộ nhớ máy tính truy cập ngẫu nhiên thông thường hay RAM. Và nó không phải là công nghệ đang được sử dụng cho những công cụ lưu trữ bạn vẫn thấy, cũng chưa phải được tạo ra cho cấp độ của người dùng bình thường. Thay vào đó, đối với người dùng bình thường, Intel cung cấp mô-đun M.2 Optane có dung lượng 16GB và 32GB, có thể làm việc như một bộ nhớ đệm, nối giữa RAM và ổ cứng, cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn giữa bộ nhớ, ổ cứng, bộ xử lý. Nhờ đó, làm tăng tốc độ xử lý cho người dùng cuối, đặc biệt là khi kết hợp với phần mềm bộ nhớ đệm (giúp lưu trữ thông tin một cách thông minh trên ổ đĩa Optane) để phục hồi (retrieval) gần như tức thì. Hãy tưởng tượng rằng bộ nhớ Optane giống như bộ siêu tăng áp cho những động cơ chạy bằng xăng thông thường: nó không phải là bộ phận thiết yếu để khiến động cơ làm việc, nó không thay thế bất kỳ bộ phận nào hiện có, nó chỉ đơn giản là làm cho cả hệ thống chạy nhanh hơn thôi.
Ý tưởng sử dụng một phần nhỏ của bộ nhớ flash siêu nhanh để tăng cường hiệu suất cho ổ lưu trữ chính không phải là mới. Trong thực tế, Optane về cơ bản là thế hệ tiếp theo của công nghệ phản hồi thông minh (Smart Response Technology (SRT)) mà Intel tạo ra. SRT có thể sử dụng các SSD giá rẻ, dung lượng thấp để lưu trữ dữ liệu dưới dạng cache cho những ổ cứng lưu trữ thông thường, có dung lượng lớn nhưng tốc độ chậm. Sự khác biệt là Optane sử dụng bộ nhớ do Intel sản xuất và bán, cùng với phần cứng và phần mềm đặc biệt trên bo mạch chủ tương thích. Optane đang được sử dụng để làm gì? Mặc dù Optane dành cho người dùng phổ thông bị giới hạn trong những mô-đun M.2 siêu nhanh, nhưng Intel đã bắt đầu bán ổ cứng lưu trữ Optane cho các trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp, mang thành phần bộ nhớ đắt đỏ nhưng có tốc độ siêu nhanh này đến với những máy chủ quan trọng. Hiện tại, chỉ có những ổ cứng lưu trữ Optane phiên bản doanh nghiệp với dung lượng 375GB, gắn trực tiếp vào khe PCI Express và được bán với giá hàng ngàn đô la cho các khách hàng là doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy rằng Optane không phải là một khoản đầu tư khôn ngoan cho các khách hàng cá nhân hay những người muốn tự lắp ráp máy tính.
Intel đã bày tỏ rằng những ổ cứng lưu trữ có Optane, cả trong dòng sản phẩm M.2 và dạng SSD 2.5 inch chuẩn sẽ được sản xuất cho những người dùng bình thường, nhưng đó là trong tương lai gần, chưa phải bây giờ. Có thể sử dụng bộ nhớ Optane thay cho DRAM hay ổ SSD không? Không. Các mô-đun Optane M.2 bản 16GB và 32GB hiện đang được bán cho người dùng phổ thông không có các chức năng như một bộ nhớ máy tính chính thức, và chúng không thể thay thế ổ đĩa lưu trữ trên máy. Optane làm máy tính nhanh hơn như thế nào? Theo tài liệu mà Intel cung cấp, việc bổ sung mô-đun bộ nhớ Optane M.2 vào bo mạch chủ có thể làm tăng tổng hiệu suất lên 28%, tăng 1400% tốc độ khi truy cập vào dữ liệu cho các ổ cứng cũ và độ phản hồi tăng gấp 2 lần cho mọi tác vụ thường xuyên được thực hiện trên máy. Những con số này được đưa ra dựa trên một loạt các điểm chuẩn - benchmark, SYSmark 2014 SE Responsiveness và PCMark Vantage HDD Suite, vì vậy chúng khá tin cậy. Phần cứng được Intel sử dụng để kiểm tra những thông số trên không phải là những phần cứng đang đứng đầu, đó là: bộ vi xử lý Core i5-7500, 8GB bộ nhớ DDR-2400 và 1TB ổ cứng thông thường với tốc độ 7200RPM. 
Anandtech đã làm một loạt các điểm chuẩn chuyên sâu hơn sử dụng cùng một thử nghiệm SYSmark 2014. Họ phát hiện ra rằng việc kết hợp một mô-đun bộ nhớ Optane với một ổ cứng quay thông thường có thể làm tăng hiệu năng của hệ thống, trong một số trường hợp còn hơn cả một ổ SSD. Trong mọi trường hợp, hiệu suất đạt được gần bằng với ổ SSD. Dựa trên những phát hiện này, có thể kết luận rằng Optane lý tưởng cho những ai muốn sử dụng một ổ cứng HDD với dung lượng lưu trữ lớn trên máy tính hơn là SSD nhanh nhưng dung lượng thấp hơn. Optane có nhược điểm không? Các mô-đun Optane có giá tương đối rẻ (50USD cho thẻ M.2 16GB và 100USD cho bản 32GB, tại thời điểm viết bài) nên có vẻ như nó có thể phổ biến đến mọi người dùng. Không, hãy nhớ rằng, bạn cần bộ vi xử lý thế hệ thứ 7 mới nhất và bo mạch chủ tương thích để có thể sử dụng nó. Hơn nữa, dù Intel quảng cáo là Optane có thể tăng hiệu suất cho các tác vụ, ứng dụng, nhưng cải thiện đáng kể nhất chỉ đến với những máy tính đang dùng ổ cứng quay, không phải loại SSD đang ngày càng phổ biến. Hệ thống có Optane cũng sẽ ngốn điện hơn. Thế nếu là hệ thống kết hợp, sử dụng SSD như một ổ đĩa chứa hệ điều hành chính và ổ đĩa cứng dung lượng lớn để lưu trữ file thì sao? Rất tiếc, Optane chỉ hoạt động với ổ đĩa chứa hệ điều hành chính và thậm chí chỉ với phân vùng chính. Bạn có thể lắp bộ nhớ Optane vào máy tính để bàn sử dụng cả SSD và HDD, nhưng nó sẽ không cải thiện tốc độ của ổ cứng lưu trữ thứ cấp. Thay vào đó, bạn nên đầu tư vào RAM hoặc mua một ổ SSD lớn hơn sẽ có hiệu quả nhiều hơn. Optane yêu cầu phần cứng như nào?  Chip Intel thế hệ Core thứ 7: Core i3, i5, i7 với số model trong định dạng 7XXX. Bo mạch chủ tương thích, có Intel chipset hỗ trợ Optane và ít nhất một khe cắm mở rộng cho M.2. Bo mạch chủ không nhất thiết phải là Intel, các bo mạch chủ tương thích bao gồm: ASUS, Asrock, Biostar, ECS, EVGA, Gigabyte, MSI và SuperMicro. Chúng có kích thước từ mini-ITX đến ATX, vì thế bạn cũng có khá nhiều lựa chọn. Optane làm việc với bất kỳ mô-đun RAM, ổ cứng, card đồ họa nào tương thích với bo mạch chủ. Hiện tại, Optane chưa được bán cho dòng laptop, và chỉ tương thích với Windows 10. Trong tương lai loại máy và hệ điều hành có thể sẽ được mở rộng hơn. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm phần nào về Optane. 

TIN LIÊN QUAN

Hướng dẫn cách cài đặt Intel Optane cho máy PC cũng như laptop

Bộ nhớ Intel Optane Memory với khả năng nâng cao hiệu suất cho ổ cứng HDD nay đã được bán rộng rãi ngoài thị trường. Sau đây là phần hướng dẫn cách cài đặt Intel Optane cho máy PC cũng như laptop của bạn.

Dòng CPU Core i9 mới của Intel là gì?

Nhiều năm qua, bộ vi xử lý Core của Intel đã có 3 cấp độ hiệu năng: i3, i5 và đứng đầu là i7. Tuy nhiên, mới đây, Intel đã công bố các phiên bản mới của Intel trong dòng Intel Core i9. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết chi tiết hơn nhé!

Intel Core i9 so với i7 và i5: Bạn nên mua CPU nào?

Intel mới đây đã ra mắt dòng CPU Core i thế hệ thứ 12 dành cho máy bàn với ba tùy chọn gồm Core i5, i7 và i9 cao cấp nhất. Nhưng đâu mới là CPU mà bạn nên chọn cho công việc của mình?

Intel cập nhật bảng giá CPU cho PC với dòng chip X 12 nhân

Bản cập nhật thông tin dưới đây về giá của Intel sẽ cho chúng ta ý tưởng tốt hơn về những gì hãng này sẽ tính phí cho bộ xử lý 12 nhân sắp tới cũng như tốc độ thực hiện của nó. Hãy cùng xem chi tiết nhé!

Intel sẽ sớm tung ra bộ vi xử lý Core thế hệ thứ 13 Raptor Lake

Intel sẽ sớm tung ra bộ vi xử lý Core thế hệ thứ 13, có tên mã là Raptor Lake, với kiến trúc và quy trình tương tự.

Hướng dẫn kiểm tra bảo hành CPU Intel nhanh chóng

Tham khảo quy trình kiểm tra bảo hành CPU Intel trong bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn được sản phẩm chính hãng, đồng thời hiểu sâu hơn về quyền lợi của bản thân khi mua hàng.

Intel công bố mô hình đúc chip mới

Giám đốc điều hành Kissinger của Intel đã công bố một mô hình xưởng đúc mới - mô hình xưởng đúc nội bộ (Internal Foundry model)

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn sử dụng tai nghe Bluetooth đúng cách

Tai nghe Bluetooth là thiết bị kết nối không dây với các thiết bị mà không cần dây cáp, thuận tiện cho việc giải trí cũng như sử dụng trong công việc hàng ngày.

Mở khóa những tính năng bí mật cực hay trên Windows 10

Windows Registry là 'kho tàng' dành cho các 'vọc sĩ'. Bạn có thể tùy biến nhiều thứ từ giao diện, tính năng cho đến các thiết lập khác nhau trong đây. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn mở khóa một số thiết lập bí mật

Hai cách kiểm tra sim chính chủ cực nhanh và chính xác

Trong bài viết này, sẽ mách bạn hai cách kiểm tra sim chính chủ nhanh và tiện lợi nhất.

Ôn luyện lý thuyết lái xe ôtô trên smartphone cực kì tiện lợi

Ứng dụng Ôn luyện lý thuyết lái xe ô tô trên smartphone sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc ôn luyện và có thể kiểm tra trực tiếp khả năng của mình

Mẹo tăng tốc khởi động trình duyệt Google Chrome bằng Native Lazy Tabs

Trình duyệt Google Chrome bị chậm đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do trình duyệt khởi động lại tất cả các tab dù có đang sử dụng hay không, từ đó chiếm lấy tài nguyên xử lý và khiến

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Galaxy Z Flip3 sau một tuần sử dụng: smartphone gập rẻ và ấn tượng nhất hiện nay dành cho giới trẻ

Galaxy Z Flip3 sau một tuần trải nghiệm sẽ như thế nào? Hãy cùng mình đánh giá smartphone gập cực hot này tại bài viết.

Đánh giá Samsung Chromebook Pro. Bạn có nên bỏ tiền mua ?

Samsung Galaxy Chromebook được tung ra thị trường với 2 màu rất nổi bật và đẹp mắt đó là màu Mercury Grey (xám) và màu Fiesta RED (đỏ). Vì là sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp đồng thời tích hợp nhiều tính năng hiện đại

Trên tay HP Omen 15 – Thiết kế đậm chất game, màn hình 120Hz, tản nhiệt chuẩn Max-Q

Omen 15 là mẫu laptop chuyên game mới của HP và sự thay đổi lớn nhất là nó thể hiện được bản chất của một sản phẩm dành cho game thủ.