Cách vá lỗ hổng SambaCry(CVE-2017-7494)trên Linux

Khi các công cụ được sử dụng rộng rãi, hầu hết các bản cài đặt của Samba đều có nguy cơ bị tấn công để khai thác một lỗ hổng, tuy nhiên hầu hết các cuộc tấn công trước không được coi là nghiêm trọng cho đến khi cuộc tấn công ransomware WannaCry, xảy ra cách đây không lâu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tập trung vào cách vá lỗ hổng SambaCry (CVE-2017-7494) trên Linux.

Từ lâu Samba là chuẩn cung cấp các file chia sẻ và các dịch vụ in cho client Windows trên các hệ thống * nix. Được sử dụng bởi người dùng: các hộ gia đình, các doanh nghiệp cỡ nhỏ và các công ty lớn, Samba “nổi lên” là giải pháp để truy cập các môi trường mà các hệ điều hành khác nhau cùng tồn tại.

Nếu như thời gian trước, trên Windows liên tục xảy ra 2 cuộc tấn công mạng cực kỳ nghiêm trọng của 2 loại mã độc là WannaCryEternalRocks đã khiến người dùng tìm mọi cách để bảo vệ dữ liệu quan trọng trong máy tính của mình, với WanaCry, mã độc này xâm nhập trực tiếp và chiếm lấy dữ liệu quan trọng, bắt người dùng trả phí để lấy lại tài liệu của mình, còn EternalRocks được cho là loại virus còn nguy hiểm hơn WannaCry rất nhiều lần, mã độc này không trực tiếp tống tiền như WannaCry mà hoạt động âm thầm trong hệ thống và có thể biến chuyển thành bất kỳ mã độc nào.

Trong bài viết này, Tải miễn phí sẽ giải thích cho bạn về sự nguy hiểm của Sambacách vá lỗ hổng SambaCry (CVE-2017-7494) trên hệ điều hành Linux của bạn. Tùy thuộc vào loại cài đặt của bạn (từ các kho hoặc từ nguồn), bạn sẽ cần phải thực hiện cách tiếp cận khác nhau.

Nếu đang sử dụng Samba trong bất kỳ môi trường hoặc biết ai đó đang sử dụng Samba, đọc tiếp bài viết dưới đây.

Dễ bị tổn thương

Các hệ thống lỗi thời và chưa được xử lý dễ bị tấn công bởi một lỗ hổng thực thi code từ xa (remote code execution). Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là một người nào đó có quyền truy cập vào một phần được phép ghi có thể tải lên một đoạn mã tùy ý và thực thi đoạn mã đó bằng quyền root trong máy chủ, thường chúng ta chỉ nghe định nghĩa root trên các thiết bị Android

Vấn đề này được mô tả trên trang web của Samba là CVE-2017-7494 và được biết đến có ảnh hưởng trên phiên bản Samba 3.5 (phát hành vào đầu tháng 3 năm 2010) và các phiên bản Samba cao hơn. CVE-2017-7494 được đặt tên là Samba Cry do sự tương đồng của nó với WannaCry: cả hai đều nhắm đến giao thức SMB và có khả năng rất lớn - có thể khiến lan truyền từ hệ thống này sang hệ khác qua giao thức SMB.

Debian, Ubuntu, CentOS Red Hat đã có nhanh chóng phát hành bản vá lỗi cho các phiên bản mà họ hỗ trợ. Ngoài ra, các giải pháp bảo mật khác cũng được cung cấp cho những người dùng không được hỗ trợ.

Cách vá lỗ hổng SambaCry (CVE-2017-7494) trên Linux

Như đã đề cập ở trên, có 2 cách tiếp cận để thực hiện theo phương pháp cài đặt trước đây:

Trường hợp 1: Nếu cài đặt Samba từ kho của nhà phân phối

Nếu bạn cài đặt Samba từ các kho của nhà phân phối. Cùng tham khảo xem những gì bạn cần làm trong trường hợp này:

- Sửa Sambacry trên Debian:

Đảm bảo rằng apt được thiết lập để nhận các cập nhật bảo mật mới nhất bằng cách thêm các dòng dưới đây vào danh sách nguồn của bạn (/etc/apt/sources.list):

deb http://security.debian.org stable/updates main

deb-src http://security.debian.org/ stable/updates main

Tiếp theo cập nhạt danh sách các gói có sẵn:

# aptitude update

Cuối cùng đảm bảo rằng phiên bản của gói samba phù hợp với phiên bản các lỗ hổng bảo mật được sửa (xem CVE-2017-7494):

Link CVE-2017-7494: https://security-tracker.debian.org/tracker/CVE-2017-7494

# aptitude show samba


Cách vá lỗ hổng SambaCry(CVE-2017-7494)trên Linux

- Sửa Sambacry trên Ubuntu:

Để bắt đầu các bước, kiểm tra các gói mới có sẵn và cập nhật các gói samba:

$ sudo apt-get update

$ sudo apt-get install samba

Các phiên bản Samba được áp dụng sửa lỗi CVE-2017-7494 như sau:

17.04: samba 2:4.5.8+dfsg-0ubuntu0.17.04.2

16.10: samba 2:4.4.5+dfsg-2ubuntu5.6

16.04 LTS: samba 2:4.3.11+dfsg-0ubuntu0.16.04.7

14.04 LTS: samba 2:4.3.11+dfsg-0ubuntu0.14.04.8

Cuối cùng chạy lệnh dưới đây để xác nhận Ubuntu đã có quyền cài đặt phiên bản Samba:

$ sudo apt-cache show samba

- Sửa Sambacry trên CentOS/RHEL 7:

Phiên bản vá lỗi Samba trong EL 7 là samba-4.4.4-14.el7_3. Để cài đặt phiên bản, bạn sử dụng:

# yum makecache fast

# yum update samba

Giống như các bước ở trên, hãy chắc chắn rằng bạn đã có bản vá Samba:

# yum info samba


Các phiên bản cũ hơn, vẫn được hỗ trợ CentOS và RHEL cũng có sẵn các bản sửa lỗi có sẵn. Bạn có thể kiểm tra TẠI ĐÂY để tìm hiểu thêm thông tin.

Trường hợp 2: Nếu cài đặt Samba từ nguồn

Lưu ý:

Các bước dưới đây giả định bạn đã tích hợp Samba từ nguồn. Bạn nên thử nghiệm trong môi trường thử nghiệm TRƯỚC khi triển khai nó trên một máy chủ sản xuất.

Ngoài ra, đảm bảo rằng bạn đã sao lưu file smb.conf trước khi bắt đầu thực hiện quá trình.

Trong trường hợp này, chúng tôi cũng sẽ kết hợp và cập nhật Samba từ nguồn. Trước khi bắt đầu, cần đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu cài đặt đã được cài đặt trước đó. Và quá trình diễn ra có thể mất vài phút.

- Trên Debian và Ubuntu:

# aptitude install acl attr autoconf bison build-essential

debhelper dnsutils docbook-xml docbook-xsl flex gdb krb5-user

libacl1-dev libaio-dev libattr1-dev libblkid-dev libbsd-dev

libcap-dev libcups2-dev libgnutls28-dev libjson-perl

libldap2-dev libncurses5-dev libpam0g-dev libparse-yapp-perl

libpopt-dev libreadline-dev perl perl-modules pkg-config

python-all-dev python-dev python-dnspython python-crypto xsltproc

zlib1g-dev libsystemd-dev libgpgme11-dev python-gpgme python-m2crypto

- Trên CentOS 7 hoặc các bản phân phối tương tự:

# yum install attr bind-utils docbook-style-xsl gcc gdb krb5-workstation

libsemanage-python libxslt perl perl-ExtUtils-MakeMaker

perl-Parse-Yapp perl-Test-Base pkgconfig policycoreutils-python

python-crypto gnutls-devel libattr-devel keyutils-libs-devel

libacl-devel libaio-devel libblkid-devel libxml2-devel openldap-devel

pam-devel popt-devel python-devel readline-devel zlib-devel

Ngừng các dịch vụ:

# systemctl stop smbd

Tải và bỏ trống nguồn (với 4.6.4 là phiên bản mới nhất):

# wget https://www.samba.org/samba/ftp/samba-latest.tar.gz

# tar xzf samba-latest.tar.gz

# cd samba-4.6.4

Mục đích là thông tin, kiểm tra các tùy chọn cấu hình có sẵn cho bản phát hành hiện tại bằng:

# ./configure -help

Bạn có thể đưa một số tùy chọn được trả lại bởi lệnh trên nếu các lệnh được sử dụng trong bản build trước, hoặc bạn có thể chọn mặc định:

# ./configure

# make

# make install

Cuối cùng khởi động lại dịch vụ:

# systemctl restart smbd

Và xác nhận bạn đang chạy bản cập nhật:

# smbstatus --version

Đó là phiên bản 4.6.4.

Khái quát chung

Nếu đang chạy phiên bản không được hỗ trợ từ một nhà phân phối nhất định và vì một số lý do nào đó mà không thể nâng cấp lên phiên bản mới nhất gần đây, bạn có thể áp dụng các đề xuất dưới đây:

Nếu SELinux được kích hoạt, bạn sẽ được bảo vệ.

Đảm bảo Samba share được mount (gắn kết) với tùy chọn noexec. Điều này sẽ ngăn chặn việc thực thi các chương trình nhị phân nằm trên hệ thống tập tin được mount (gắn kết).

Thêm “nt pipe support = no” vào phần [global] của file smb.conf và khởi động lại dịch vụ. Lưu ý rằng khi thực hiện điều này 'có thể vô hiệu hóa một số chức năng trong Windows client', theo dự án Samba.

Lưu ý quan trọng: Hãy nhớ rằng tùy chọn 'nt pipe support = no' sẽ vô hiệu hóa tính năng share (chia sẻ) được liệt kê từ các client Windows.

Ví dụ, khi bạn nhập 10.100.10.2 từ Windows Explorer trên máy chủ samba, kết quả bạn sẽ nhận được bị từ chối cho phép. Các client Windows sẽ phải tự xác định share (chia sẻ) theo cách thủ công là 10.100.10.2 share_name để truy cập chia sẻ.

Trong bài viết trên, Tai mien phi đã mô tả lỗ hổng SambaCry và cách vá lỗ hổng SambaCry (CVE-2017-7494) trên Linux. Hy vọng các thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc các thông tin về SambaCry, bạn có thể để lại ý kiến của mình trong phần dưới đây, TCN sẽ giải đáp các thắc mắc đó cho bạn.


Với người dùng Windows 10, lỗ hổng SMB zero-day đã được các chuyên gia cảnh báo rất nhiều từ trước tới nay, lỗ hổng SMB zero-day là nơi mà những mã độc có thể xâm nhập vào một cách dễ dàng, nguyên nhân thường là do người dùng click vào những liên kết lạ chưa virus mà không hề hay biết, để phòng tránh virus, mã độc lây lan qua lỗ hổng SMB zero-day chỉ còn cách không được click vào những đường dẫn lạ nhận được trên mạng xã hội, email mà thôi, để biết chi tiết về lỗ hổng này, bạn tham khảo bài đánh giá về lỗ hổng SMB zero-day và cách phòng tránh.

TIN LIÊN QUAN

Kaspersky Lab đã ngăn chặn thành công WannaCry

Kaspersky Lab đã phân tích dữ liệu và xác nhận rằng đã phát hiện ít nhất 45.000 cuộc tấn công tại 74 quốc gia, phần lớn xảy ra tại Nga.

Cách phục hồi dữ liệu bị mã hóa bởi mã độc WannaCry

WannaKiwi là công cụ giải mã WannaCry có khả năng lấy lại toàn bộ dữ liệu sau khi bị mã độc WannaCry tấn công máy tính và xóa dữ liệu.

Cách chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng

Giả sử bạn có một hệ thống bao gồm đầy đủ các hệ điều hành như Windows, Mac và Linux, vậy làm thế nào để bạn có thể chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux giữa chúng trong cùng một mạng. Bài viết dưới đây sẽ mật bí cho bạn biết cách làm điều đó.

Hướng dẫn bật tính năng chống ransomware được tích hợp trong Windows 10 Build 16232

Microsoft đã đưa ra một giải pháp đơn giản để phòng chống cuộc tấn công Ransomware để bảo vệ hàng triệu người dùng ngay trong hệ điều hành Windows 10. Gần đây hai cuộc tấn công ransomware mang tên WannaCry và Petya (còn được gọi là NotPetya) gây

Bạn đã biết hệ điều hành an toàn nhất này chưa?

Hệ điều hành an toàn nhất sẽ giúp bảo vệ dữ liệu và người dùng trước các hacker, nếu bạn đang tìm kiếm một hệ điều hành an toàn cho máy tính của mình sau vụ WannaCry, EternalRocks hay SambaCry thì hãy đọc bài viết này nhé.

Adobe cập nhật khẩn cấp bản vá cho các lỗ hổng Flash zero-day

Công ty cho biết hai lỗ hổng đang được tích cực khai thác và khuyến cáo người dùng plug-in của các trình duyệt trên Windows và Mac OS X cập nhật hệ thống của họ ngay lập tức.

Windows Subsystem cho Linux chuẩn bị xuất hiện trên Windows Server

Mới đây, Microsoft đã thông báo rằng Windows Subsystem cho Linux (WSL) chuẩn bị xuất hiện trên Windows Server.. Microsoft thêm tính năng này vào Windows Server bởi những lí do tương tự như khi thêm vào Windows: Hãng muốn các nhà phát triển có bất

Top 7 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất cho Linux

Mặc dù các chương trình chống virus Windows khá nổi tiếng nhưng may mắn cho người dùng Linux, có rất nhiều chương trình chống virus miễn phí.

THỦ THUẬT HAY

Hosts Go - Ứng dụng hỗ trợ chỉnh sửa file Host trên thiết bị Android mà không cần root

Về cơ bản, Hosts Go cho phép người dùng thay đổi địa chỉ máy chủ DNS và Hosts để truy cập tới các trang web bị chặn/giới hạn tốc độ hoặc chặn nhiều loại quảng cáo phiền phức mà không cần tới quyền root, đặc biệt là

Cách chọn mua ổ cứng laptop Dell, HP, Lenovo, Asus

Ô cứng laptop của bạn bị bad hay đơn giản bạn chỉ muốn nâng cấp ổ cứng để xử lý dữ liệu cũng như lưu trữ dữ liệu được nhiều hơn. Tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình cách chọn mua ổ cứng laptop hiệu quả mà hợp lý

Một số tổ hợp phím tắt hữu ích có trên macOS

Về cơ bản, phím Command (⌘) sẽ có chức năng tương tự với Ctrl (Control) trên các máy tính thông thường. Tuy nhiên, trên macOS sẽ có đôi chút khác biệt về cách dùng, từ cả những điều đơn giản như di chuyển (move).

Tin vui dành cho tín đồ "tự sướng" bằng điện thoại, ứng dụng Microsoft Selfie đã có trên Android

Sau 11 tháng có mặt trên hệ điều hành iOS, Microsoft Selfie đã chính thức có mặt trên Google Play. Ngay bây giờ bạn có thể tải về và trả nghiệm những tính năng hay ho của Microsoft Selfie để cho ra những bức anh 'tự

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trải nghiệm nhanh camera kép trên Galaxy J7 Duo

Nói là chụp ban ngày nhưng trong chuyến đi này bầu trời tại Vịnh Hạ Long ngày đầu đến khá âm u, rất ít nắng, có thể nói là điều kiện ánh sáng không lý tưởng. Dù cảnh rất đẹp nhưng hình ảnh ghi lại không được tươi, qua

Trên tay Sony Xperia L2 - Smartphone giá rẻ của OEM Nhật Bản

Công bố tại CES 2018, Sony Xperia L2 tiếp nối thành công dòng L series ra mắt năm ngoái. Nó được coi như sự thay thế cho dòng sản phẩm giá rẻ Xperia E trước đó của Sony vào năm 2012.

Trên tay nhanh Sharp Aquos S2 mới ra mắt giá 7 triệu đồng

Sharp từ trước đến nay được nhiều anh em đam mê công nghệ biết đến những sản phẩm có màn hình viền siêu mỏng từ năm 2013. Và Aquos S2 cũng giữ vững ấn tượng ấy cho đến tận hôm nay.