Cách chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng

Giả sử bạn có một hệ thống bao gồm đầy đủ các hệ điều hành như Windows, Mac và Linux, vậy làm thế nào để bạn có thể chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux giữa chúng trong cùng một mạng. Bài viết dưới đây sẽ mật bí cho bạn biết cách làm điều đó.

Việc chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng có gì khác nhau không ? Thông thường chúng ta chỉ hay chia sẻ các loại máy in trong trường hợp cùng một hệ điều hành, việc này sẽ rất nhanh chóng và không có lỗi nào trong quá trình xảy ra. Nhưng với các hệ điều hành như Linux và Mac OS thì sao ?


Cách chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng

Có rất nhiều cách để chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux chẳng hạn như cài đặt máy in IP, qua mạng Lan nhưng vấn đề chủ yếu là thao tác thế nào để cho cả 3 hệ điều hành này chia sẻ cho nhau được và không gặp trở ngại gì, cho dù là cài đặt máy in IP hay qua Lan đi chăng nữa và đó cũng chính là lý do mà bạn nên tham khảo bài viết dưới đây.

Hướng dẫn chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng

Chia sẻ máy in trên Windows.

Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải chắc chắn rằng trên Windows bạn đã kích hoạt tính năng chia sẻ máy in. Còn không hãy bật nó lên trong Advanced sharing Settings. Đầu tiên hãy mở Start Menu lên sau đó gõ 'Advanced sharing setting' và truy cập vào kết quả tìm thấy.


Bước 2: Tại đây nếu như chia kích hoạt phần chia sẻ máy in thì hãy click vào Turn on file and printer sharing nhé.


Bước 3: Vào Control Panel > Hardware and Sound > Devices and Printer rồi lựa chọn máy in mà bạn muốn chia sẻ. Click chuột phải vào đó chọn Printer Options.


Bước 4: Tại đây chúng ta sẽ thấy có mục là Sharing, click vào đó rồi tích tiếp vào phần 'Share this Printer', tuy nhiên hãy nhớ đặt tên cho máy in của bạn ở dưới nhé.


Bước 5: Bạn có thể dễ dàng thấy những máy in được chia sẻ tương tự sẽ xuất hiện trong cùng một mạng, một hệ thống với bạn.


Ngoài ra chúng ta có thể truy cập thông qua công cụ Add Printer, tất cả các máy in trong cùng hệ thống sẽ được xuất hiện tại đây.


Chia sẻ máy in trên Mac OS X

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy click vào biểu tượng Apple Menu ở góc trái màn hình, sau đó chọn System Preferences Printers and Scanners. Tại đây bạn chọn máy in của mình rồi tích vào phần Share this printer on the network.


Sau đó nhớ ấn tiếp vào phần Sharing Preferences để chúng ta tinh chỉnh việc chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux.

Bước 2: Trong phần Sharing Preferences bạn click vào Printer Sharing, lựa chọn máy tin của mình (test Printer) và hiệu chỉnh quyền được kết nối là Everyone.


Bước 3: Đó là chia sẻ máy in, còn sau đây là hướng dẫn kết nối máy in với hệ điều hành này, vẫn trong phần Printer & Scanners, hãy nhấn vào biểu tượng dấu + rồi chọn Add Printer ở Scanner nhé.


Bước 4: Sau đó lựa chọn máy in đã được kết nối từ hệ thống của bạn.

Lưu ý: Mac OS khá kén máy in, không phải loại máy in nào cũng có khả năng kết nối được.


Và sau đó bạn dễ dàng có thể sử dụng máy in này để phục vụ cho việc in ấn như thông thường trên Mac OS X.


Chia sẻ máy in trên Linux

 

Linux không được người dùng quan tâm nhiều như hai hệ điều hành trên, truy vậy với sự phát triển một phiên bản giao diện người dùng Ubuntu đã làm thay đổi vấn đề này. Và với những ai đáng sử dụng Unbuntu hoàn toàn có thể chia sẻ cũng như kết nối với máy in.

Bước 1: Ở trên Ubuntu, bạn click vào biểu tượng Menu ở phía trên rồi chọn Printer, tại đây sẽ hiện ra menu Server, click vào đó rồi chọn tiếp Settings.


Bước 2: Trong Settings có tiếp phần 'Publish shared printers connected to this system', bạn phải click vào đây nếu muốn chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux.


Bước 3: Sau khi chia sẻ xong, quay trở lại phần trước và click chuột phải vào máy in bạn muốn chia sẻ chọn Properties.


Trong Properties này bạn chú ý tích vào phần Shared nhé.

Bước 4: Còn nếu bạn muốn kết nối máy in trên Linux, vẫn trong mục Printers bạn chỉ cần click vào biểu tượng add.


Bước 5: Trong phần danh sách các máy in, bạn phải chọn Windows Printer via Samba, ở trong đó sẽ có danh sách các printer được chia sẻ thực sự.


Cuối cùng bạn sẽ thấy được ngay máy in vừa được kết nối rồi đấy.


Như vậy là chúng ta đã hoàn tất việc chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux, ngoài việc chia sẻ máy in còn bao gồm cả kết nối dành cho các máy in trên. Tất nhiên bạn hãy lưu ý về loại máy in với Mac OS và Linux nhé thì không phải loại nào cũng có thể chạy được và kết nối đến được, thông tường chỉ có Windows là phổ biến nhất nên dễ nhận dạng.


Trong quá trình in ấn đôi khi mắc phải những sự cố ngoài ý muốn, nếu chẳng may rơi vào tình huống máy in nhận lệnh nhưng không in bạn sẽ làm thế nào. Đừng lo lắng mà hãy xem ngay bài viết hướng dẫn cách giải quyết vấn đề trên, cách sửa lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in của chúng tôi.

TIN LIÊN QUAN

Windows Subsystem cho Linux chuẩn bị xuất hiện trên Windows Server

Mới đây, Microsoft đã thông báo rằng Windows Subsystem cho Linux (WSL) chuẩn bị xuất hiện trên Windows Server.. Microsoft thêm tính năng này vào Windows Server bởi những lí do tương tự như khi thêm vào Windows: Hãng muốn các nhà phát triển có bất

Hướng dẫn kích hoạt tính năng Windows Subsystem for Linux(WSL)trên Windows 10 Fall Creators

'Windows Subsystem for Linux' ( gọi tắt là WSL) là tính năng mới vừa được Microsoft thêm vào trên Windows 10 Fall Creators. Đây là một hệ thống ảo cho phép các lập trình viên sử dụng phiên bản đầy đủ của Linux ngay trong Windows 10.

Tải Ubuntu ngay trong Windows Store thôi anh em

Microsoft đã công bố tại hội nghị phát triển Build 2017 vào đầu năm nay rằng người dùng có thể tải Ubuntu trực tiếp từ Windows Store, và bây giờ distro Linux phổ biến nhất này đã có sẵn để tải về.

8 khác biệt chính giữa Windows và Linux

Linux và Windows có giống nhau không? Linux khác gì Windows? Đó là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi lần đầu tiếp xúc với hệ điều hành Linux. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

5 cách giúp người dùng trải nghiệm Linux an toàn

Windows là hệ điều hành phổ biết nhất thế giới và tại Việt Nam. Thực tế, không ít người sử dụng Windows mong muốn trải nghiệm trên một hệ điều hành khác, như Linux chẳng hạn. Những lời khen dành cho Linux luôn hấp dẫn với bất kỳ ai. Song, người dùng

Hưỡng dẫn cài đặt TeamViewer 9 trên môi trường Linux

Tuy nhiên nhà cung cấp phần mềm miễn phí mục đích sử dụng cá nhân. TeamViewer có sẵn cho Windows, Linux, Mac OS, Android và iPhone. TeamViewer sử dụng ứng dụng WINE được tích hợp bên trong.

Cách đổi địa chỉ MAC trên Windows, Linux và MAC OS X

Một trong những lỗi không thể bắt được sóng WiFi là do địa chỉ MAC của card mạng máy tính không khớp với địa chỉ MAC của mạng WiFi chính chủ. Vì thế, bạn cần đổi địa chỉ MAC trên máy tính.

SQL Server 2017 trên Linux giúp tăng hiệu suất cho các công ty

Công ty tài chính dv01 đã tận dụng được những tính năng của SQL, biến các chuyên gia Linux của mình thành những người dùng đầu tiên của SQL Server 2017.

THỦ THUẬT HAY

[Video] Hướng dẫn tải về iOS 10 Beta trên iPhone

Vào đêm qua tại sự kiện WWDC 2016, Apple đã chính thức giới thiệu iOS 10 với nhiều tính năng mới như: Siri thông minh hơn, màn hình khóa kiểu mới, iMessage nhiều tính năng hơn, bản đồ giao diện mới, Home kit, Apple

POP, IMAP là gì? Nên chọn giao thức nào?

Nếu đã từng thiết lập một ứng dụng email thì chắc chắn bạn đã biết hai thuật ngữ POP và IMAP. Nhưng bạn có hiểu sự khác nhau giữa hai giao thức này và tác động của mỗi giao thức lên tài khoản email của mình như thế nào

Cách sửa lỗi mạng wifi bị "chấm than" chắc chắn thành công

Lỗi WIFI dấu chấm than khá thường gặp trên máy tính. Được biết nguyên nhân xảy ra tình trạng này do số lượng người truy cập cùng lúc quá nhiều hoặc do xung đột địa chỉ IP dẫn tới không vào được mạng. Bạn có thể khắc

Chia sẻ lên bài viết Facebook chỉ bằng cú click đơn giản

Share to Facebook là tiện ích hỗ trợ người dùng chia sẻ bài viết lên Facebook nhanh nhất, chỉ bằng một cú click chuột đơn giản. Chúng ta không cần phải copy đường link URL của bài viết, sau đó paste lên Facebook để

Cách xem YouTube trên Android cực mượt dành cho mạng yếu

Bạn thường xuyên xem video trên YouTube nhưng cảm thấy khó chịu vì tốc độ mạng yếu và không tải nổi video mà bạn muốn xem, vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể xem YouTube một cách mượt mà nhất nhé.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá iPhone SE từ chuyên gia: nhanh, mượt, thời lượng pin ấn tượng

iPhone SE có giá 399 USD, nhưng hiện vẫn chưa có kế hoạch bán ra tại Việt Nam.

Đánh giá chi tiết iPhone 8: Smartphone đang bị lãng quên của Apple?

Tạm gác lại câu chuyện nói về sự nhàm chán về thiết kế trên iPhone 8, chúng ta có một chiếc máy đơn giản nhưng vẫn hài hoà trong từng đường nét. Khung kim loại cứng cáp, mặt lưng kính bóng bẩy cùng các góc bo cong mềm