8 cách mở công cụ kết nối mạng của Windows bạn nên lưu ngay

Bạn cần quản lý các kết nối mạng trên thiết bị Windows của mình? Nếu vậy, công cụ Windows Network Connections có thể giúp bạn. Công cụ này sẽ hiển thị tất cả các kết nối có dây và không dây ở một nơi, giúp dễ dàng xác định và khắc phục các sự cố kết nối khác nhau trên thiết bị của mình.

Trong bài này, sẽ chỉ cho bạn các cách khác nhau để mở công cụ Windows Network Connections và cách có thể kiểm tra trạng thái kết nối mạng của mình trên Windows.

Sử dụng hộp thoại Run 

Hộp thoại lệnh Run là một trong những cách dễ dàng nhất để mở công cụ Network Connections. Để bắt đầu, đây là những gì bạn cần làm:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại lệnh Run.


8 cách mở công cụ kết nối mạng của Windows bạn nên lưu ngay

Bước 2: Nhập lệnh ncpa.cpl và nhấn Enter để mở công cụ Network Connections.

Sử dụng thanh tìm kiếm trên menu Start

Một cách dễ dàng khác để mở công cụ Network Connections là thông qua menu Start. Để bắt đầu, kích vào thanh tìm kiếm của menu Start hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + S.

Sau đó nhập ncpa.cpl vào thanh tìm kiếm và kích chọn kết quả hiển thị tương ứng dưới mục Best match. 

Sử dụng menu Quick Access 

Nếu bạn muốn một cách nhanh chóng và đơn giản để truy cập các công cụ hệ thống của Windows, hãy thử menu Quick Access. Tính năng Quick Access giúp bạn dễ dàng truy cập công cụ Network Connections và các tính năng khác như Device Manager và hơn thế nữa. Do đó, đây là một công cụ hàng đầu để có thể sử dụng và truy cập vào một trong nhiều công cụ chẩn đoán của Windows. 


Đây là cách bạn có thể sử dụng menu Quick Access để mở công cụ Network Connections. Nhấn tổ hợp phím Windows + X hoặc kích chuột phải vào biểu tượng Windows để mở menu Quick Access. Sau đó kích chọn công cụ Network Connections từ các tùy chọn hiển thị.

Sử dụng biểu tượng Wi-Fi hoặc System Settings

Biểu tượng Wi-Fi trên thanh tác vụ rất hữu ích khi bạn muốn cấu hình một số vấn đề liên quan đến mạng . Nhưng đó không phải là tất cả, bạn cũng có thể sử dụng biểu tượng đó để mở công cụ Network Connections bằng cách:

Bước 1: Kích chuột phải vào biểu tượng Wi-Fi trên thanh tác vụ và chọn Open Network & Internet settings. 

Bước 2: Trong hộp thoại mới, kích tùy chọn Change adapter options để mở công cụ Network Connections.


Ngoài ra, bạn có thể mở công cụ Network Connections trực tiếp thông qua cài đặt hệ thống. 

Nhấn Windows + I để mở cửa sổ Settings > Network & Internet. Tiếp theo kích tùy chọn Status ở khung bên trái. Cuối cùng, kích chọn Change adapter options để mở công cụ Network Connections.

Sử dụng Command Prompt hoặc PowerShell

Command Prompt và PowerShell giúp bạn dễ dàng khắc phục sự cố Windows bị lỗi. Điều thú vị là những công cụ này cũng có thể giúp truy cập rất nhiều chương trình phần mềm trên máy tính. Đây là cách bạn có thể mở công cụ Network Connections thông qua Command Prompt:

Bước 1: Nhấn Windows + R để mở hộp thoại lệnh Run.

Bước 2: Nhập CMD vào khung trống và bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để mở cửa sổ lệnh nâng cao Command Prompt.

Bước 3: Nhập ncpa.cpl và nhấn Enter để mở công cụ Network Connections.

Ngoài ra, nếu sử dụng PowerShell bạn có thể truy cập công cụ Network Connections bằng cách:

Bước 1: Nhấn Windows + R để mở hộp thoại lệnh Run.

Bước 2: Nhập Powershell vào khung trống và bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để mở cửa sổ lệnh nâng cao PowerShell.

Bước 3: Nhập ncpa.cpl và nhấn Enter để mở công cụ Network Connections.

Sử dụng Control Panel

Control Panel là một công cụ đáng tin cậy mà bạn có thể sử dụng để khắc phục sự cố liên quan đến hệ thống Windows. Công cụ này cũng có thể sử dụng để truy cập hầu hết các chương trình trên thiết bị Windows. Đây là cách bạn có thể sử dụng Control Panel để mở công cụ Network Connections:

Bước 1: Nhập Control Panel vào thanh tìm kiếm cạnh menu Start và kích tùy chọn tương ứng dưới mục Best match.

Bước 2: Kích vào trình đơn thả xuống ở góc trên cùng bên phải tại mục View by và chọn Small icons. 

Bước 3: Chọn Network and Sharing Center từ các tùy chọn menu.

Bước 4: Trong cửa sổ tiếp theo, chọn Change adapter settings để mở công cụ Network Connections.

Sử dụng thanh địa chỉ của File Explorer

Thanh địa chỉ của File Explorer là một công cụ đáng kinh ngạc có thể giúp bạn truy cập hàng loạt ứng dụng Windows. Đây là cách bạn có thể sử dụng công cụ này để mở công cụ Network Connections:

Bước 1: Nhấn Windows + E để mở File Explorer.


Bước 2: Nhập ncpa.cpl vào thanh địa chỉ và nhấn Enter để mở công cụ Network Connections.

Sử dụng Task Manager 

Bạn luôn có thể dựa vào Task Manager để phân tích các quy trình hệ thống và giám sát hiệu suất. Đây cũng là nơi để tắt các phần mềm, ứng dụng đang hoạt động một cách dễ dàng. Nhưng bạn có thể không biết rằng công cụ này cũng có thể giúp truy cập các chương trình phần mềm Windows khác nhau.

Đây là cách bạn có thể sử dụng Task Manager để mở công cụ Network Connections:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để mở Task Manager.

Bước 2: Truy cập vào menu File ở góc trên cùng bên trái và chọn Run new task. 

Bước 3: Nhập ncpa.cpl vào hộp tìm kiếm và bấm nút OK để mở công cụ Network Connections.

Có một số lý do khiến bạn muốn mở cửa sổ Network Connections. Công cụ này có thể hữu ích nếu muốn khắc phục sự cố mạng, thay đổi địa chỉ IP của bộ định tuyến, bật/tắt IPv6… Nhưng nếu bạn chủ yếu quan tâm đến việc kiểm tra trạng thái kết nối của mình, đây là những gì bạn có thể làm:

Bước 1: Nhấn Windows + R để mở hộp thoại lệnh Run.

Bước 2: Nhập CMD vào khung trống và bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để mở cửa sổ lệnh Command Prompt.

Bước 3: Trong cửa sổ Command Prompt, nhập bất kỳ lệnh nào sau đây rồi nhấn Enter. Mỗi lệnh sẽ giúp bạn hiểu một số điều về các kết nối mạng hiện tại.


netstat -a: Lệnh này hiển thị tất cả các kết nối đang hoạt động hiện tại, loại giao thức internet, địa chỉ IP, số cổng và trạng thái của kết nối.
netstat -b: Hiển thị các tệp thực thi tạo ra mỗi cổng kết nối hoặc cổng Listening.
netstat -e: Hiển thị số liệu thống kê của ethernet.
netstat -n: Hiển thị địa chỉ IP và số cổng ở dạng số.
netstat -q: Hiển thị tất cả các kết nối, cổng Listening và cổng TCP không bị ràng buộc.
netstat -y: Hiển thị mẫu kết nối TCP cho tất cả các kết nối.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về các lệnh kết nối mạng khác, đây là những gì bạn có thể làm:

Mở Command Prompt theo cách trên. Sau đó nhập netstat /? và nhấn Enter để hiển thị thông tin về tất cả các lệnh netstat.

Có những trường hợp bạn cần khắc phục sự cố kết nối hoặc thay đổi địa chỉ IP của bộ định tuyến. Trong những trường hợp như vậy, công cụ Network Connections có thể giúp bạn thực hiện. Nếu muốn dễ dàng truy cập công cụ này, hãy áp dụng bất kỳ cách nào ở trên.

TIN LIÊN QUAN

2 cách đơn giản để xem và đọc địa chỉ MAC trên máy tính Windows 10

Địa chỉ MAC là địa chỉ định danh duy nhất hay còn gọi là số nhận dạng của mỗi thiết bị được các nhà sản xuất gán trên mỗi thiết bị. Địa chỉ MAC dài 48 bit.

8 lỗi thường gặp về Wifi trên Windows 10 và cách khắc phục

Vấn đề liên quan đến Wi-Fi là một trong những điều gây bực bội nhất cho người dùng. Dưới đây TECHRUM sẽ tổng hợp toàn bộ những bước cần làm khi Wi-Fi gặp vấn đề trên Windows 10.

Hướng dẫn bạn 5 cách để ngăn Windows 11 cập nhật

Mặc định Windows 11 sẽ được tự động cập nhật trong nền. Tuy nhiên nếu vì lý do nào đó mà bạn không muốn nhận các bản cập nhật từ Microsoft thì dưới đây là cách để ngăn Windows 11 cập nhật.

Cách tắt Wi-Fi khi kết nối Ethernet trong Windows 10

Việc sử dụng Wi-Fi trên các thiết bị di động và máy tính cực kì tiện lợi nhưng mặt trái của nó là rất ngốn pin. Do đó, bất cứ khi nào bạn có thể sử dụng mạng Ethernet (mạng có dây) thì bạn nên tận dụng triệt để. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là Windows

Tắt Wi-Fi khi kết nối mạng dây trên Windows 10

Giống như hầu hết mọi người, bạn có thể có kết nối Ethernet chuyên dụng và sử dụng cả Wi-Fi ở nhà. Nhưng Wi-Fi gây hao pin, vì vậy bạn nên tắt nó đi khi bạn đang sử dụng mạng dây.

Lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10

Tuy nhiên đôi khi người dùng Windows 10, 8 và 7 có thể gặp phải lỗi Wifi hoặc mạng Ethernet liên tục ngắt kết nối, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sửa lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10.

Hướng dẫn sửa lỗi Start Menu trong Windows 10 Creators Update

Windows 10 Creators Update là phiên bản Windows mới nhất và được cho là tốt nhất bởi sự tin tưởng của người dùng với Microsoft. Tuy nhiên, vẫn có một số người dùng khi cập nhật lại bị lỗi Start Menu không hoạt động, dưới đây TECHRUM sẽ giúp bạn sửa

Cách đổi địa chỉ MAC trên Windows, Linux và MAC OS X

Một trong những lỗi không thể bắt được sóng WiFi là do địa chỉ MAC của card mạng máy tính không khớp với địa chỉ MAC của mạng WiFi chính chủ. Vì thế, bạn cần đổi địa chỉ MAC trên máy tính.

THỦ THUẬT HAY

Cách giảm giật, lag khi chơi PUBG Mobile

Để giảm giật hoặc lag trên PUBG Mobile, chúng ta có thể cài đặt công cụ hỗ trợ như GFX Tool.

9 lợi ích khi ăn chuối bị thâm đen

Ăn chuối khi vỏ đã bị thâm đen thì có lợi hay có hại?

Hướng dẫn cách unlike Fanpage Facebook hàng loạt

Sẽ có những Fanpage bạn mong muốn theo dõi, nhưng cũng có những Fanpage bạn muốn nó biến mất khỏi bảng tin Facebook của mình. Hôm nay, mình giới thiệu bạn sử dụng Extension Toolkit For Facebook.

Mách bạn bí quyết làm việc hiệu quả trên Outlook

Với việc cung cấp nhiều tính năng hấp dẫn, Outlook đã được nhiều người dùng lựa chọn so với những nền tảng email khác. Bài viết này sẽ cung cấp một số mẹo và thủ thuật hữu ích để bạn có thể sử dụng Outlook một cách

Tải về ứng dụng chat Zalo Beta cho điện thoại Windows Phone

Ngoài phiên bản chính thức của Zalo cho các dòng điện thoại Windows Phone thì mới đây, VNG cho phát hành phiên bản Beta của ứng dụng này với nhiều tính năng mới.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Moto E4 Plus: Thêm một đối thủ cạnh tranh phân khúc “pin khủng 5000 mAh”

Moto E4 Plus là một trong số bốn sản phẩm vừa được Motorola ra mắt vừa qua tại thị trường Việt Nam cùng với Moto C Plus, Moto C 4G và Moto C. Đây là phiên bản phóng to của Moto E4 với dung lượng pin lớn lên tới 5000

Đánh giá ThinkPad X1 Yoga: màn hình OLED tuyệt vời, hiệu năng tốt, pin trung bình, giá cao

Chiếc laptop doanh nhân thiết kế màn hình xoay 360 độ này cũng đã bước sang thế hệ 2, năm nay Lenovo cải tiến thiết kế bàn phím trồi sụt khi lật mở, cấu hình mới và tiếp tục trang bị màn hình OLED rất đẹp. Chiếc máy

So sánh thời gian sử dụng pin Xperia XA1 Plus với các đối thủ cùng phân khúc

Dẫn đầu cuộc đua lần này thuộc về Vivo V7+ khi máy có thời lượng sử dụng pin lâu nhất (15.5 tiếng), tuy nhiên sản phẩm này chỉ có màn hình HD mà thôi (màn HD sử dụng ít điện năng hơn màn hình Full HD).