Trước khi giải đáp về tiêu chuẩn PCIe 4.0, chúng ta sẽ tìm hiểu căn bản PCIe là gì, có bao nhiêu kích cỡ thông dụng, đóng vai trò gì trong các thiết bị phần cứng hiện nay trên máy tính nhé.
Tìm hiểu PCIe là gì? Cùng một số giải đáp thực tế
PCIe là gì?
PCIe viết tắt của Peripheral Component Interconnect express, là một tiêu chuẩn tốc độ cao để kết nối các phần cứng ngoại vi với mainboard, cùng các bộ phận khác trong máy tính.
Chi tiết hơn đó là card đồ họa (GPU), ổ cứng SSD M.2 NVMe, card Wi-Fi và Ethernet, card âm thanh (Audio Card), card WiFi được kết nối với bo mạch chủ theo chuẩn nhất định.
Các loại kích cỡ, khe cắm PCIe trên bo mạch chủ
PCIe dù đang dùng ở phiên bản 2.0, 3.0 hay 4.0 đều có chung các liên kết PCI Express vật lý, với các kích cỡ gồm có: x1, x4, x8, và x16. Những con số mô tả số làn trong khe cắm của PCIe càng lớn tương đương với nhiều làn hơn giúp tốc độ kết nối dữ liệu nhanh hơn.
Trên thực tế, các cổng PCI Express x32 đã được phát triển và có trong phần cứng máy tính, nhưng không được thương mại hóa. Một phần vì cổng x16 đã đáp ứng tốt, một phần vì giá thành cao nên được sử dụng trong các siêu máy tính, những cơ sở dữ liệu lớn.
Chuẩn PCIe trên khe cắm ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD chiếm đa số hiện nay là một trong những phần cứng giao tiếp bằng chuẩn kết nối chính M.2 với chuẩn PCIe 2 làn hoặc 4 làn thay thế cho tiêu chuẩn mSATA cũ cho tốc độ truyền tải lên đến 2.000MB/giây.
Trường hợp máy tính bàn của bạn trang bị bo mạch chủ từ đời H97 trở lên, trên main không được trang bị khe cắm M.2 PCIe thì có thể cân nhắc sử dụng card chuyển đổi SSD M.2 NVMe sang chuẩn PCIe X4 VÀ X16. Nếu là laptop, main không có khe M.2 PCIe thì bạn sẽ không thể nâng cấp được.
Vậy tiêu chuẩn PCIe 4.0 là gì?
PCIe 4.0, còn được gọi là PCIe Gen 4, là thế hệ thứ tư trong giao thức kết nối bus mở rộng PCIe với thành phần ngoại vi (card đồ họa, ổ cứng, SSD, Wi-Fi và Ethernet), được PCI Special Interest Group (PCI-SIG) phát triển và giới thiệu vào năm 2017.
Với tốc độ 16 Gigatransfers/giây (GT/s), PCIe 4.0 là thế hệ PCIe nhanh nhất hiện có trên thị trường và các nhà sản xuất máy tính hàng đầu đang tranh tích cực tích hợp mẫu mới này vào các sản phẩm phần cứng của họ.
Tốc độ và sự tương thích giữa chuẩn PCIe 4.0 và PCIe 3.0
Sự khác biệt giữa PCIe 4.0 và PCIe 3.0 là gì?
Mỗi thế hệ PCIe kế tiếp sẽ cho tốc độ truyền dữ liệu tăng 2 lần so với bản tiền nhiệm. Vì vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa PCIe 4.0 và PCIe 3.0 đó là tốc độ truyền dữ liệu được tăng gấp đôi. PCIe 4.0 có tốc độ truyền dữ liệu 16 Gigatransfers/giây (GT/s) trong khi đó PCIe 3.0 có tốc độ truyền dữ liệu 8 GT/s. Tốc độ truyền dữ liệu tăng gấp đôi này cũng tương ứng với băng thông khe cắm mỗi làn với mỗi thế hệ.
Phần cứng có chuẩn PCIe 4.0 có gắn được trên PCIe 3.0 không?
Khi phần cứng được trang bị chuẩn PCIe 4.0 nhưng bạn muốn gắn trên maiboard có chuẩn PCIe 3.0 thì vẫn có thể hoạt động được. Nhưng tốc độ truyền dữ liệu bị chậm hơn, chỉ giới hạn ở mức chuẩn PCIe 3.0.
Không chỉ có khả năng tương thích với các phiên bản cũ, mà PCIe còn có khả năng chuyển tiếp ở thế hệ cao hơn. Cụ thể, PCIe 4.0 có thể tương thích được với chuẩn PCIe 5.0 hay PCIe 3.0 cũng có thể sử dụng chuẩn PCIe 4.0.
Ví dụ thực tế bạn có máy tính trang bị mainboard chuẩn khe PCIe 3.0 thì hoàn toàn lắp được card đồ họa theo chuẩn PICe 4.0 nhưng tốc độ truyền dữ liệu sẽ không được nâng cấp, mà chỉ mở tốc độ của PICe 3.0. Trường hợp ngược lại, maiboard theo chuẩn PCIe 4.0 nhưng card đồ họa chuẩn PICe 3.0 thì vẫn hỗ trợ được nhưng chỉ ở mức PCIe 3.0.
Vậy có nên nâng cấp lên chuẩn PCIe 4.0 không?
PCIe 4.0 là chuẩn rất đáng nâng cấp nếu bạn đủ điều kiện về tài chính. Vì các bo mạch chủ PCIe 4.0 và chuẩn PCIe 4.0 đang ngày càng trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp mới khi PCIe 3.0 bị loại bỏ dần.
Nhưng nếu máy tính của bạn đang đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cá nhân. Card đồ họa, các ứng dụng, thẻ RAM đều hỗ trợ tốt các tác vụ, không có tình trạng giật lag, thì không cần nâng cấp lên PICe 4.0 là điều bạn nên làm.
Khi nào chuẩn PCIe 5.0 sẽ ra mắt?
Hiện đã có nhiều thông tin xoay quanh việc ra mắt chuẩn kết nối PCIe 5.0 mới. Thời gian dự kiến từ ACM's Special Interest Groups (PCI-SIG) từ giữa năm 2022, vào khoảng tháng 6 năm sau sẽ được tung ra thị trường. Tuy không biết chính xác thời gian ra mắt nhưng về tốc độ truyền tải chúng ta đều biết rõ, PCIe 5.0 sẽ tăng gấp đôi băng thông truyền dữ liệu một lần nữa (từ 16GT/s lên tới 32GT/s).
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hay để lại bình luận ngay bên dưới bạn nhé!