Bạn có muốn tạo ảnh quảng cáo thật chuyên nghiệp trên các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media)?
Bạn đang tìm kiếm những công cụ hỗ trợ thiết kế hình ảnh đẹp nhưng vẫn đảm bảo tối ưu hóa ngân sách?
Không thể phủ nhận vai trò của hình ảnh trong hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như website, báo chí hay mạng xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng được cả ba mong muốn trên: chuyên nghiệp, đẹp nhưng tiết kiệm thì không phải dễ dàng.
Nếu đang cảm thấy bế tắc trong khâu này thì 9 công cụ (bao gồm Pexels, Unsplash, Adobe Color CC, Flaticon, ColorZilla, Femmebot, Canva, Google Drawings và PicMonkey) dưới đây sẽ là lựa chọn rất lý tưởng để bạn sử dụng.
1. Tìm kiếm hình ảnh ảnh chất lượng cao và miễn phí
Có khá nhiều trang web cung cấp hình ảnh miễn phí hiện nay, trong đó Pexels và Unsplash là hai trong số rất nhiều lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể khai thác các hình ảnh chất lượng cao mà không cần phải trả phí hay yêu cầu liên kết sang website của tác giả khi đăng ảnh.
Unsplash tập trung vào ảnh phong cảnh, trong khi đó, Pexels hướng đến những bộ sưu tập ảnh thuộc lĩnh vực kinh doanh và công nghệ.
Pexels hiện sở hữu thư viện ảnh chất lượng cao khổng lồ, lý tưởng để sử dụng cho viết blog, ảnh tiêu đề hay đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Bạn được phép tải lên và tải xuống miễn phí.
2. Color Scheme (cách phối màu/sắp xếp màu sắc)
Adobe Color CC (trước đây là Adobe Kuller) là công cụ cho phép người tạo ra một dải màu sắc phối phối hợp với nhau hoặc sử dụng những tone màu được chia sẻ miễn phí trên trang chủ Color CC.
Để bắt đầu, bạn chỉ cần dán mã hex của màu sắc mong muốn vào một trong 5 box dưới bảng màu. Sau đó, chọn Complementary hoặc Triad từ menu Color Rule ở góc trên bên trái để tìm những màu phù hợp nhất với màu ban đầu.
Người dùng cũng có thể kéo một hình ảnh vào Adobe Color CC và nó sẽ tự động nhận dạng 4 màu cơ bản. Điều này hữu ích khi muốn chọn màu sắc cho font, sử dụng overlay để tăng tính tương phản và chọn biểu tượng cho bài viết.
3. Khai thác các gói biểu tượng có sẵn
Với Flaticon, bạn được sử dụng miễn phí hơn 144.130 biểu tượng định dạng PNG.
Nếu muốn tìm biểu tượng email cho ảnh trên Facebook hay Twitter thì Flaticon cũng cung cấp đến hơn 1.300 con khác nhau, cho phép tùy chỉnh màu sắc và kích thước.
Nếu muốn tạo ảnh quảng cáo theo phong cách hoạt hình, ảnh đăng trên Twitter hay Infographic thì Flaticon có đến hơn 1.800 icon để bạn lựa chọn.
4. Tối ưu màu tương phản
ColorZilla là plugin Chrome cho phép bạn xem mã màu hex, RGB, tên chính thức và thành phần của mọi màu sắc trên một cửa sổ trình duyệt đang được mở. Người dùng có thể sử dụng chức năng Color Picker để tìm kiếm màu tương phản tốt nhất cho nút Call to Action (Button) hoặc bắt chước thiết kế trên trang web đó.
Công cụ này cũng sẽ tự động sao chép mã màu của màu bất kỳ được chọn vào clipboard, giúp việc thiết kế hình ảnh trở nên hiệu quả hơn.
5. Sử dụng các cách kết hợp font
Với Femmebot, bạn có thể khai thác 25 kiểu kết hợp font chữ hàng đầu được thiết kế bởi các chuyên gia về font và xem thử các cách kết hợp này liệu có phù hợp với đồ họa, hình ảnh và định dạng của bạn.
6. Tạo Visual Content (Nội dung hình ảnh)
Khi đã có các công cụ thiết kế hình ảnh, bạn sẽ cần một nền tảng giúp bạn tạo ra những thứ tuyệt vời chẳng khác gì một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.
Hình ảnh dưới là một bài viết quảng cáo rất ấn tượng trên Buffer.
Sử dụng Canva
Canva được xây dựng với mục đích hỗ trợ người dùng sáng tạo ra các nội dung hình ảnh phục vụ cho hoạt động truyền thông. Đây là công cụ rất tuyệt vời, tốc độ xử lý nhanh, đa dạng template và cho phép chỉnh sửa text theo ý muốn.
Nếu chấp nhận bỏ ra khoảng $10/tháng thì bạn còn được sử dụng gói Canva for Work với một số tính năng thú vị như lưu các màu sắc, logo, font chữ, thay đổi kích thước của thiết kế để sử dụng đa nền tảng, tạo template và chia sẻ chúng cho đồng nghiệp.
Phiên bản miễn phí của Canva phù hợp với các nhà quản lý truyền thông xã hội và doanh nghiệp kinh doanh nhỏ.
Google Drawings
Google Drawings là nền tảng sáng tạo Visual Content nằm trong bộ công cụ Google Drive. Mặc dù phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu nhưng đây thực sự là một trong những giải pháp tạo nội dung hình ảnh rất mạnh mà khi đã quen dần, bạn sẽ thực sự nhận ra hiệu quả của nó mang đến.
Với Google Drawings, bạn được khai thác hơn 500 phông, các tùy chọn lớp và định dạng mạnh mẽ. Các công cụ Distribute và Align cũng góp phần đơn giản hóa quá trình đồ họa đối xứng và phân tán (Distributed Graphics). Ưu điểm lớn nhất đó là Google Drawings hoàn toàn miễn phí.
Lưu ý: Nếu đang sử dụng Google Drawings để tạo các hình ảnh quảng cáo thì bạn sẽ phải thiết lập kích thước trang thủ công. Bạn có thể tham khảo các thông số dưới đây.
Kích thước ảnh trên Facebook:
- Ảnh bìa – 828 x 464.
- Ảnh đại diện – 360 x 360.
- Ảnh liên kết – 1200 x 628.
- Ảnh tải lên dưới dạng status (Photo Post) – 940 x 788.
Kích thước ảnh trên Twitter:
- Ảnh tiêu đề – 1500 x 500.
- Ảnh đại diện – 500 x 500.
- Ảnh bài đăng – 1024 x 500+.
Kích thước ảnh trên Instagram:
- Ảnh đại diện – 180 x 180.
- Ảnh bài đăng – 1080 x 1080.
Tập trung vào những hình ảnh đẹp với PicMonkey
Trong khi PicMonkey hướng đến chỉnh sửa ảnh thì nó cũng có thể giúp bạn có được những bức ảnh đẹp và chất lượng để chia sẻ lên mạng xã hội. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí và trả phí có sự khác biệt đáng kể về kết quả.
PicMonkey cho phép bạn dễ dàng kết hợp font hoặc đường biên một cách chính xác với một trong những màu sắc trên hình nền, đồng thời, cung cấp thư viện ảnh và biểu tượng phong phú.
Dưới đây là ví dụ về một bài đăng trên Twitter, được tạo ra bằng việc kết hợp các công cụ Flaticon, Google Drawings, Femmebot và ColorZilla.
Nhìn chung, Canva là lựa chọn tốt nếu bạn muốn quảng cáo hình ảnh trên nhiều nền tảng cùng lúc và cần tạo ra nhiều nội dung. Google Drawigs lý tưởng khi muốn sử dụng các thiết kế đồ họa phức tạp hoặc có bạn có sự hỗ trợ từ nhiều thành viên. PicMonkey phù hợp khi cần phủ màu lên các câu trích dẫn và các chiến lược quảng cáo chủ yếu truyền thông điệp bằng hình ảnh.
Cho dù bạn đang thiết kế video, ảnh GIF, infographic, slide hay bài viết thì không có nghi ngờ gì về việc Visual Content là yếu tố rất cần thiết nếu dự định đưa chúng lên các phương tiện truyền thông xã hội. Việc sử dụng các công cụ miễn phí sẽ giúp bạn tăng sự nhận biết (Brand Awareness) và tương tác với thương hiệu (Brand Engagement) của khách hàng.
Cập nhật: 20/06/2016 Vân Anh - Theo Social Media Examiner