Tổng quan về The Legend of Zelda – Đỉnh cao của ngành game Nhật Bản

Nhân sự kiện The Legend of Zelda: Breath of the Wild vừa trở thành tựa game xuất sắc nhất của năm 2017, Motgame xin được truyền tải đến bạn đọc bài viết giới thiệu về dòng game và những kỳ tích mà nó đạt được trên chặng đường “phá hủy” các bảng xếp hạng game hay mọi thời đại.

Ngài Shigeru Miyamoto được biết đến là một nhà làm game huyền thoại. Các ý tưởng của ông đối với dòng game The Legend of Zelda vẫn được các nhà phát triển game toàn cầu học tập theo trong bao năm nay. Mỗi một phiên bản Zelda là tổng hợp của một nghìn những ý tưởng đơn lẻ mà người chơi cứ nghĩ rằng phải là thiên tài với cái đầu điên loạn mới có thể nghĩ ra được.

Tổng quan về dòng game

The Legend of Zelda tập trung vào các lần chuyển kiếp của Link. Link là người hùng đi cứu công chúa Zelda và vương quốc Hyrule từ quỷ vương Ganon – kẻ phản diện chính của game. Tuy nhiên tùy từng thời kỳ mà các kẻ phản diện khác cũng góp mặt. Các phiên bản thường có liên quan đến một thần vật được gọi là Triforce, được ghép bởi bộ ba hình tam giác vàng vạn năng. Mỗi game là một nhân vật thuộc một dòng thời gian khác nhau mang vai trò và tên gọi Link, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ, một nhân vật Link trải qua nhiều câu truyện ở nhiều bản game kế tiếp nhau.

Kể từ khi bản gốc The Legend of Zelda được phát hành vào năm 1986, series đã mở rộng ra thành 19 phiên bản trên tất cả các máy chơi game chính của Nintendo, chưa kể đến các phiên bản phụ spin-off. Một series phim hoạt hình Mỹ dựa trên The Legend of Zelda cũng được phát sóng vào năm 1989 và các bản chuyển thể thành truyện tranh do Nintendo ủy thác đã được sản xuất tại Nhật Bản từ năm 1997. Legend of Zelda là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Nintendo, bán được hơn 80 triệu bản vào năm 2017.

Tổng quan về lối chơi

Legend of Zelda là một hỗn hợp của các câu đố pha hành động cùng một cuộc phiêu lưu khám phá lớn. Những yếu tố này vẫn không đổi trong suốt dòng lịch sử dòng game, nhưng nó thường có thêm những cải tiến và tính năng bổ sung trong mỗi bản game mới. Các trò chơi sau này trong series còn bao gồm cả lối chơi ẩn núp, nơi người chơi phải né tránh kẻ thù để qua màn giống The Legend of Zelda: Orcarina of Time 3D. Mặc dù người chơi đều có thể phá đảo các game Zelda chỉ bằng cách làm một số ít các nhiệm vụ chính tuyến mà bỏ qua nhiệm vụ phụ, nhưng chính các nhiệm vụ phụ mới là bản sắc của dòng game. Thông qua việc hoàn thành chúng, người chơi thường được khen thưởng bằng các thần khí hữu ích, hoặc tăng sức mạnh bản thân hoặc khám phá các khu vực ẩn. Trong Zelda, các loại vật phẩm luôn có tính thống nhất và xuất hiện nhiều lần xuyên suốt tất cả các phiên bản. Đơn cử như bomb và bomb flower, có thể được sử dụng làm vũ khí và mở các lối vào bị chặn hoặc ẩn dấu, boomerang có thể tiêu diệt hoặc làm tê liệt kẻ thù hay dùng làm “chìa khóa” cho các cánh cửa đặc biệt.

Các bản The Legend of Zelda đều có ba khu vực chính; Một thế giới lớn mà Link có thể tự do phiêu lưu, có thể tự do lựa chọn đích đến và việc cần làm tiếp theo; Kế đến là các khu vực như hang động, thành thị mà Link có thể tương tác với các NPC; Và cuối cùng là khu vực chiến đấu, nơi Link sẽ tiêu diệt quái vật lâu la và các con trùm cuối để giành được một vật phẩm chính ẩn giấu trong hầm ngục đó. Vật phẩm đặc biệt này sau đó lại gia tăng sức mạnh của Link, hoặc là các đầu mối hỗ trợ cậu trong cuộc hành trình nối tiếp. Sự đơn giản đó đã giúp The Legend of Zelda thành công trên toàn cầu, và dần trở thành quy luật mang tính biểu tượng mà rất nhiều nhà làm game khác sau này phải học tập theo.

Tổng quan về các nhân vật

Link – Người anh hùng mang nhiều bí danh 

Tổng quan về The Legend of Zelda – Đỉnh cao của ngành game Nhật Bản

Link là tên của tập hợp những vị anh hùng trẻ có sứ mệnh giải cứu thế giới qua nhiều thời đại khác nhau. Link luôn mặc áo xanh và đeo mũ chóp nhọn, và là những người sở hữu Mảnh Quả Cảm của Triforce (Triforce of Courage). Trong hầu hết các phiên bản The Legend of Zelda, người chơi có thể cho Link một tên khác trước khi bắt đầu cuộc phiêu lưu, và anh ta sẽ được gọi bởi tên đó bởi các NPC trong suốt hành trình. Các Link thường có nhiều biệt danh khác nhau qua từng bản, chẳng hạn như “Hero of Time”, “Hero of the Winds” hoặc “Hero chosen by the gods”. Link không bao giờ nói, chỉ lẩm bẩm, hét lên hoặc tạo ra những âm thanh tương tự. Mặc dù người chơi không nhìn thấy các lời thoại của Link, nhưng các cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong trò chơi và Link vẫn diễn ra, cho thấy anh ta không thực sự câm. Link được thể hiện như một nhân vật chính im lặng để khán giả có thể có những suy nghĩ riêng của họ về cách Link sẽ trả lời các NPC thay vì một kịch bản về các lời phản hồi được tạo ra từ trước. Ý tưởng này rất hay được sử dụng trong các game RPG ngày nay.

Zelda – Cô công chúa luôn bị bắt cóc 

Zelda là tên được đặt cho tập hợp các cô công chúa của vương quốc Hyrule qua nhiều thời đại khác nhau, và đồng thời là người giám hộ cho Mảnh Trí Tuệ của Triforce (Triforce of Wisdom). Trong khi hầu hết các phiên bản đều yêu cầu Link giải cứu Zelda khỏi Ganon, thì đôi khi cô ấy đóng một vai trò hỗ trợ trong trận chiến như ở Hyrule Warriors, sử dụng sức mạnh ma thuật và vũ khí Light Arrows để hỗ trợ Link. Ngoại trừ các game không phải được phát hành bởi Nintendo, người chơi không thể điều khiển được Zelda, cho tới phần The Legend of Zelda: Spirit Tracks. Nơi cô trở thành một linh hồn và triệu hồi một Phantom Knight có thể được điều khiển bởi người chơi. Đôi khi Zelda còn xuất hiện dưới nhiều bí danh và nhận dạng khác nhau, bao gồm Sheik (trong Ocarina of Time) và Tetra (trong The Wind Waker và Phantom Hourglass). Zelda trong The Legend of Zelda: Skyward Sword chính là Zelda đầu tiên, đồng thời là một hóa thân chuyển thế của nữ thần Hylia. Vì thế mà sức mạnh của nữ thần này luôn chảy qua dòng dõi hoàng gia qua các thế hệ công chúa được đặt tên là Zelda. Cái tên “Zelda” bắt nguồn từ tiểu thuyết gia người Mỹ Zelda Fitzgerald.

Ganon – kẻ phản diện duy nhất và số một 

Ganon, còn gọi là Ganondorf trong hình dạng con người, là nhân vật phản diện chính và là boss cuối trong phần lớn các trò chơi The Legend of Zelda. Ganondorf là ​​lãnh đạo của một đội quân của tộc người đói khát gọi là Gerudo, bao gồm toàn bộ các chiến binh nữ và tộc này chỉ có một người đàn ông được sinh ra trong mỗi 100 năm. Ganon cao to hơn đáng kể so với các NPC khác, nhưng vẻ ngoài của hắn sẽ biến đổi đôi chút giữa các phần game. Động cơ cụ thể của hắn cũng vậy, nhưng thường thì đều xoay quanh việc bắt cóc công chúa Zelda và lên kế hoạch để thống trị Hyrule. Ganon sở hữu Mảnh Sức Mạnh của Triforce (Triforce of Power) và thường tự thôi thúc chính mình phải đoạt được 2 mảnh còn lại. Ganon không có một hóa thân nào như Link hay Zelda cả, mà chính hắn góp mặt trong tất cả các phần game.

Cảm hứng sáng tạo chính 

Legend of Zelda được lấy cảm hứng từ các cuộc “thám hiểm” của Shigeru Miyamoto ở những sườn núi, rừng và hang động quanh ngôi nhà khi ông còn bé ở thị trấn Sonobe – Kyoto – Nhật Bản. Nơi đôi chân nhỏ bé của ông mạo hiểm băng qua các hồ nước và hang động chốn làng quê. Theo Miyamoto, một trong những kinh nghiệm đáng nhớ nhất của ông là khám phá ra một lối vào hang động ở giữa rừng. Sau một chút lưỡng lự, ông bước vào hang động, và khám phá ra những điều ẩn trong sâu thẳm của nó bằng ánh sáng le lói của một chiếc đèn lồng. Miyamoto đã đề cập đến việc tạo ra các trò chơi Zelda như là một nỗ lực để mang lại cho cuộc sống một “khu vườn thu nhỏ” nơi ông đã dạo chơi khi còn tấm bé.

Tên của công chúa Zelda thực chất được đặt theo tên của vợ nhà văn Mỹ F. Scott Fitzgerald (cả hai vợ chồng đều là nhà văn). Ngài Miyamoto nghĩ rằng cái tên này nghe thật tao nhã và dễ tạo được dấu ấn. Còn hình tượng người anh hùng Link cùng thiên thần bên cạnh thì được lấy ý tưởng từ Peter Pan và Tinker Bell. Có một điều thú vị là diễn viên Robin Williams thủ vai Peter Pan trong bộ phim của Walt Disney cũng là fan cuồng của The Legend of Zelda, thậm chí ông còn đặt tên con gái mình là Zelda Williams. Thần kiếm Master Sword được tạo ra nhờ cảm hứng từ thần kiếm Excalibur của vua Arthur, thanh kiếm được cắm xuống tảng đá và chỉ có người anh hùng được chọn mới có thể rút nó ra để sử dụng.

Bài giới thiệu về The Legend of Zelda – Đỉnh cao của ngành game Nhật Bản khép lại ở đây, trong những bài viết tới Motgame sẽ hé lộ cốt truyện từng phần của series game huyền thoại này. Bà con hãy chú ý đón xem nhé!

TIN LIÊN QUAN

The Legend of Zelda – tại sao không phải là The Legend of Link?

Như chúng ta đã biết ở những phần cốt truyện The Legend of Zelda trước đây, series game này là sự lặp lại liên tục cùng một cơ cấu là chàng dũng sĩ Link qua nhiều kiếp đầu thai khác nhau luôn đi tìm và cứu cô công chúa Zelda ở những kỳ đầu thai

Phiên bản của The Legend of Zelda trở lại sau 10 năm mất tích

The Legend of Zelda: Ancient Stone Tablets là một phiên bản phụ gần như bị lãng quên nhưng lại được một fan hâm mộ Anh hóa để giúp trò chơi đã trở lại với quần chúng.

Nintendo phát hành trailer cho các trò chơi Zelda và Pikmin mới

Nintendo đã tổ chức một buổi phát trực tiếp Nintendo Direct dài 45 phút vào thứ Tư, tiết lộ các trò chơi và bản cập nhật sắp tới cho Nintendo Switch. Như nhiều người chơi mong đợi, Nintendo đã chia sẻ một đoạn giới thiệu cho The Legend of Zelda:

Nam game thủ và ước muốn đầy cảm động trước khi qua đời gửi Nintendo

Gabe được sinh ra cùng với căn bệnh dị tật tim bẩm sinh (Congenital Heart Defect), những người mắc căn bệnh này thường không vượt qua được độ tuổi dậy thì nhưng hiện nay Gabe đã 26 tuổi.

Cốt truyện The Legend of Zelda qua từng phiên bản (Phần 1)

Trước khi có sự tồn tại của các hầm ngục, những pháp sư, cô công chúa, kẻ phản diện và người anh hùng, là kỷ nguyên mà ba vị thần tối cao: thần trí tuệ Nayru, thần sức mạnh Din và thần quả cảm Farore cai quản cả vũ trụ The Legend of Zelda.

Tựa game được đánh giá hay nhất trên Nintendo Switch bị game thủ chê lên chê xuống

Trước khi mua chiếc máy chơi game mới toanh của Nintendo, hãy chắc chắn rằng bạn còn đủ tiền mua thẻ nhớ mở rộng!

Cha đẻ tựa game PUBG không hề muốn thắng giải GOTY

Việc giành được giải thưởng Game of The Year là một vinh dự quý giá, và chỉ có một trong số rất ít những nhà phát triển game được trải qua cảm giác đó.

THỦ THUẬT HAY

Bỏ túi ngay cách chuyển văn bản thành giọng nói trực tuyến bạn không nên bỏ qua

Bạn đang tập quay những đoạn video để đăng lên Youtube hoặc lên các nền tảng mạng xã hội. Bạn muốn sử dụng phương pháp thuyết minh cho video mà không muốn sử dụng giọng thật của bạn nhưng lại không biết cách.

8 ứng dụng iOS trị giá 16 USD đang được miễn phí

Như vậy là một ngày nữa đã trôi qua và trên cửa hàng App Store tiếp tục cập nhật thêm khá nhiều app được miễn phí trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để giúp các bạn có những lựa chọn chất lượng, TCN đã tổng hợp danh sách

Cách tăng tốc download trên Chrome bằng Parallel Download

Tính năng Parallel Download chỉ có tác dụng khi tải tập tin nào đó có thời gian lớn hơn 2 giây. Khi đó, Google Chrome sẽ tạo ra 3 luồng tải để tăng tốc tải dữ liệu lên đáng kể. Mặc dù chưa thể sánh bằng 32 luồng tải

Sửa lỗi “These Items Are Too Big To Recycle” trên Windows 10

Hướng dẫn khắc phục lỗi không thể xóa file với thông báo “These Items Are Too Big To Recycle” trên Windows 10.

Cách để cài đặt Mickey Mouse và Minnie Mouse AR Emoji trên Galaxy S9 / Galaxy S9+

Samsung Galaxy S9 và Galaxy S9+ đã được bán tại hơn 70 thị trường trên toàn thế giới ngày hôm nay, và Samsung tung ra hai nhân vật từ Disney cho tính năng AR Emoji trên điện thoại di động. AR Emoji cho phép bạn tạo ra

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết TOP 10 Smartwatch đáng mua nhất 2023: Ngon - Bổ - Rẻ

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ số, nhu cầu sử dụng các thiết bị hiện đại của con người càng tăng cao. Đồng hồ giờ đây không chỉ đơn thuần là một công cụ đo thời gian, mà nó

Cùng là smartphone cao cấp, nên mua iPhone 13 Pro Max hay OPPO Find X3 Pro?

iPhone 13 Pro Max là smartphone cao cấp nhất của Apple, trong khi OPPO Find X3 Pro đứng đầu bảng điện thoại OPPO. Vậy giữa hai siêu phẩm này nên mua iPhone 13 Pro Max hay OPPO Find X3 Pro? Để trả lời câu hỏi này chúng

4 lý do nên mua Nokia C30 chinh phục những vị khách khó tính

Nokia C30 chỉ thuộc phân khúc giá rẻ và được bán với giá chưa đến 3 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu nghe xong những lý do nên mua Nokia C30 thì dù những vị khách khó tính nhất cũng bị thuyết phục. Hiện nay có rất nhiều mẫu