Các mày đã cho đi rừng hơi nhiều rồi đấy :v
Andrei “Meddler” van Roon, nhà thiết kế chính của Riot cho biết: “Những bước di chuyển đầu tiên cần phải có sự thay đổi. Chúng ta phải xem xem nó được vận hành như thế nào để có những tính toán chuẩn xác mà không bị mất quá nhiều thời gian trong quá trình hoàn thiện ngọc tái tổ hợp”.
“Ngọc Tái Tổ Hợp” là dự án Riot đang hướng tới để thay thế toàn bộ bảng ngọc cũng như bảng bổ trợ bằng một cái mới, đó cũng là trọng tâm của những bản cập nhật sắp tới. Điều này khá là buồn đấy, bởi vì dù Riot nhận ra những bất cập trong việc lượng kinh nghiệm người đi rừng nhận được cần thay đổi, họ sẽ không quá quan tâm đến nó cho tới khi bắt đầu mùa giải mới.
Ngọc tái tổ hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người đi rừng
Có vẻ như nhóm thiết kế sẽ quyết định không thực hiện bất kỳ thay đổi nào, ngoài một số chỉnh sửa nhỏ. Rốt cuộc, để mả nói rằng nếu vấn đề thực sự ở đây là kinh nghiệm thu được của các tướng đi rừng cũng không chính xác, họ cần phải thảo luận kĩ càng hơn chứ không phải theo cái cách mà mọi người đều tán thành. Ví dụ, các xạ thủ cho điểm kinh nghiệm nhiều hơn có thể được xem như là một lợi thế lớn, nhưng những tướng đi rừng rất khó để tự thân vận động ở cấp một hơn so với bùa đỏ hoặc bùa xanh buff, nó cũng đòi hỏi sự phối hợp và nỗ lực.
Tương tự như thế, cơ chế cho phép bắt kịp đã được đưa ra để những tướng đi rừng có thể tập trung hơn vào phần việc của mình và rồi có một lợi thế nhất định khi đi ra các đường. Tầm này năm ngoái, toàn bộ nhà thiết kế đã làm việc trong tư thế xoay quanh các cách làm thế nào để đưa người đi rừng của họ tới với kẻ thù bên kia chiến tuyến, và dành cho nó rất nhiều thời gian, những người đi rừng chỉ cặm cụi trong khu rừng bé nhỏ của mình biết cách làm thế nào để đạt được lượng kinh nghiệm dồi dào nhất.
Điều này đương nhiên là không lành mạnh, nó cũng thay đổi vai trò của rừng từ kẻ đóng vai hỗ trợ đến người “gank tem”, thậm chí nhiều lúc có sức ảnh hưởng hơn cả người đi đường giữa và xạ thủ. Mặc dù cơ chế bắt kịp và tăng thêm kinh nghiệm từ những bãi quái trở nên nhất quán, những kẻ du mục lởn vởn trong khu rừng của cả hai đội thường xấp xỉ hoặc thấp hơn cấp độ như những người đường đơn khác, vì vậy việc này rất có thể sẽ không được xem như là một vấn đề lớn.
Nhìn này! Bãi chim là của tôi nhé.
Vấn đề mà một số người chơi vẫn làm với cơ chế cho phép bắt kịp nhịp độ trò chơi chính là việc đi rừng có thể trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đó hoàn toàn là sự thật, kể cả khi bạn có bị thọt quái hay hạ gục, vẫn có cơ hội để làm lại. Những người đi rừng chân chính thường muốn được tán thưởng sau khi đạt được những hiệu quả nhất định, và họ có thể cảm thấy bị trừng phạt khi rõ ràng mình đã có những phút giây mở màn rất tốt để rồi đối phương đơn giản chỉ lên chống chịu và dễ dàng bắt kịp họ sau khi dọn dẹp vài bãi quái rừng kể cả khi bị thụt lùi quá xa.
Người ta có thể lập luận rằng nếu không có cơ chế này thì meta trong rừng chỉ đơn giản là những người đầu tiên có lợi thế sẽ gồng gánh phần còn lại, và việc lên đồ chống chịu sẽ không còn tồn tại trong meta, mà về cơ bản chúng cùng một vấn đề nhưng cái gì cũng có các mặt của nó. Ngay bây giờ, những tướng có thể đảo đường gank sớm đều đã không còn phù hợp với meta. Kha’Zix, Lee Sin, và Elise vẫn ở khắp mọi nơi, nhưng tướng chống chịu cũng có tiếng nói riêng của mình, vì vậy có vẻ như các lập luận hiện nay nhằm chống lại việc bắt kịp kinh nghiệm, ít nhất đã bị phóng đại quá mức.
Lee Sin không được dùng nhiều ở meta hiện tại
Có lẽ, thay vì bỏ qua việc cho phép bắt kịp kinh nghiệm, thì nó nên được tiết chế lại và chỉ nên áp dụng khi người đi rừng bị thọt hơn từ một đến hai cấp. Bằng cách đó, hạ gục và outplay những kẻ phá hoại ngay từ những giây phút đầu tiên là vô cùng đáng khen ngợi, nhưng việc trở lại với trận đấu khi bạn tụt lại quá xa thì không thể nào.
Các bản cập nhật tiếp theo có thể sẽ là bản dành cho trận Chung Kết Thế Giới, và điều đó có nghĩa là tiền mùa giải đang đến gần. Nếu Riot quyết định rằng thay đổi lượng kinh nghiệm trong rừng cần phải được được thực hiện, thì có lẽ chúng ta sẽ thấy chúng trên bản PBE trong vòng một hoặc hai tháng tới.
Bạn nghĩ sao về những thay đổi này trong khu rừng? Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn ở dưới phần bình luận nhé!