Lê Ngọc Ánh, Trưởng phòng phân tích Esperio
Thông tin chi tiết hơn có sẵn trên Trang Web Của Nhà môi Giới Esperio
Tỷ giá Việt Nam đồng so với USD đã rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ quanh 23.430 sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đưa ra quan điểm rõ ràng sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ đà tăng trưởng của nền kinh tế đang bị đình trệ. Nền kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng 3,3% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2023, đây là mức thấp so với kỳ vọng là 5-6%.
NHNN Việt Nam đã hạ lãi suất tái cấp vốn từ 6% xuống 5,5% vào cuối tháng 3, sau đó tiếp tục hạ lãi suất tái chiết khấu từ 4,5% xuống 3,5% vào giữa tháng trước. Việt Nam Đồng cũng đã bắt đầu mất giá sau hai tuần khi quyết định này được công bố và tốc độ giảm giá còn nhanh hơn vào cuối tháng 4. Hiện tại, giá nguyên liệu cũng tăng trở lại và việc mở cửa lại nền kinh tế Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến việc đồng nội tệ suy yếu. Giá dầu thô Brent tăng lên 86 USD/thùng vào ngày 3/4 và tiếp tục dao động quanh mức này khi mà hầu hết các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, được gọi là OPEC+, đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 1,6 triệu thùng/ngày so với mức trước đó là cắt giảm 2 triệu thùng/ngày. Gía dầu hiện tại đang cố gắng vượt qua 86$/thùng khi mà nhu cầu về nhiên liệu được cho là sẽ ổn định trong mùa hè nhiều xe di chuyển tại Hoa Kỳ. Những lo ngại về suy thoái kinh tế ở Mỹ cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu.
Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong Quý 1 năm 2023 sau khi bỏ chính sách Zero Covid. Điều này đã tạo một nền tảng vững chắc cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm 2023. Lạm phát ở Trung Quốc chạm mức thấp nhất ở mức 0,7% trong tháng 3, trong khi chính phủ đặt mục tiêu lạm phát ở mức 3% cho cả năm 2023. Điều này giúp giảm nhẹ áp lực lạm phát đối với Việt Nam, vì Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất, chiếm hơn một phần ba lượng hàng nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có khả năng dẫn đến lạm phát gia tăng toàn cầu do chi phí được cho là sẽ tăng lên khi mà khối lượng thương mại quốc tế đang trở nên kém đi, đặc biệt là ở một số nguồn tài nguyên độc nhất mà các quốc gia khác cần lấy từ các bên đối địch với nhau. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cho biết, một nền kinh tế thế giới bị chia cắt và kém hiệu quả hơn sẽ khiến cho các ngân hàng trung ương khó kiềm chế lạm phát hơn. Do đó, chúng ta nên kỳ vọng một đợt gia tăng của giá cả khác. Đây sẽ là một trong những khó khăn đối với NHNN vì nó phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc và Châu Âu. Hơn nữa, Việt Nam rất gần với Đài Loan, đang có xung đột với Trung Quốc, mà Trung Quốc thì xem Đài Loan là một phần của mình. Bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào xung quanh lãnh thổ này đều có thể ảnh hưởng đến thương mại quốc tế trong khu vực này.
Đồng USD tăng giá sẽ có tác động quyết định đến tiền Đồng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 5 thêm 0,25 điểm phần trăm lên 5,25%. Lạm phát có thể tăng cao nhất vào nửa cuối năm 2023 từ mức 5% so với cùng kỳ gần đây vào tháng 3 năm 2023. Điều này có thể buộc Fed phải thực hiện thêm một đợt tăng lãi suất khác bất chấp áp lực nặng nề đối với các tổ chức ngân hàng Hoa Kỳ. Với tất cả những điều này, NHNN có một khoảng thời gian rất ngắn để tiếp tục nới lỏng tiền tệ nếu áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng nghiêm trọng. Và có thể cơ hội này sẽ kéo dài đến hết tháng 8. Trong khi đó, Việt Nam Đồng có thể tiếp tục suy yếu về mức 23.800 so với Đô la Mỹ. Trong tháng tới, động thái giảm giá này có thể bị hạn chế bởi mức kháng cự mạnh tại 23.600 so với USD.