[Mới] Bật mí số may mắn 12 con giáp năm 2025 để tăng tài lộc
Số hóa nhà thờ của giáo hội công giáo ở Đông Âu trong thời đại dịch COVID-19
Số hóa nhà thờ, thách thức và cơ hội trong đại dịch COVID-19
Cách các nhà thờ thiên chúa giáo đang ứng phó với thách thức số hóa này rất đa dạng, nhưng đều mang những điểm tương đồng thú vị trong xu thế tất yếu của thời đại số. Các nhà thờ công giáo ở Đức và các nhà thờ chính thống giáo ở Ukraine và Nga là những ví dụ.
Việc tuyên truyền trực tuyến các hoạt động của nhà thờ là một bước quan trọng để đối phó với lệnh cấm tụ tập trong đại dịch COVID-19. Giáo hội công giáo ở Đức đã phản ứng và thích nghi nhanh nhạy trước sự thay đổi này. Câu hỏi đặt ra đối với những người đứng đầu giáo hội là làm thế nào để các hoạt động của tổ chức không bị ảnh hưởng. Họ đã nhanh chóng ứng dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như một cách thức để tăng số lượng các thành viên khi không thể kết nối và mở rộng trong không gian thực.
Việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới trên nền tảng trực tuyến được coi là cơ hội và là một công cụ hữu hiệu để các nhà thờ duy trì các hoạt động thường niên của giáo hội. Do đó, các dịch vụ thờ phụng, truyền đạt giáo lý và các sinh hoạt tôn giáo khác trên nền tảng trực tuyến hoặc truyền hình đã trở thành phương thức chính.
Trước sự phát triển mạnh mẽ hình thức thờ phụng kỹ thuật số và các hoạt động trên nền tảng công nghệ, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã thúc đẩy việc nâng cao nhận thức về việc tìm hiểu và ứng dụng công nghệ đối với các giáo dân của mình. Các nền tảng kỹ thuật số như thiết bị, phần mềm được khai thác để phục vụ các mục đích trong hoạt động tín ngưỡng. Các yêu cầu chuẩn mực về ngôn ngữ, cử chỉ, biểu tượng và cách thức tương tác với những người đi nhà thờ trực tuyến cũng được chú trọng xây dựng.
Các nhà thờ chính thống công giáo ở Đông Âu đang được tư nhân hóa, do vậy, các tín đồ nhạy bén hơn nhiều với nghĩa vụ phát triển và ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín ngưỡng. Đó là lý do mà biểu hiện của việc chuyển đổi nhà thờ kỹ thuật số của các nhà thờ chính thống giáo trong đại dịch đã mạnh mẽ hơn so với các nhà thờ phương Tây. Họ mong muốn giữ cho sự thờ phụng được rộng mở và các nghi lễ tôn giáo được thực thi gần gũi hơn với đời sống hiện đại của con người.
Đối với các nhà thờ chính thống giáo ở Ukraine và Nga, thì việc thờ phụng trực tuyến lại biểu hiện rõ ở khía cạnh của phương tiện truyền thông kỹ thuật số của nhà thờ. Các nghi lễ được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc gia. Ở đây họ cho phép tất cả các giáo xứ được thực hiện trực tuyến các dịch vụ của họ.
Hiện nay, các tín đồ tôn giáo và giáo hội đã thừa nhận giá trị của việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín ngưỡng. Bằng chứng là với các phương tiện của kỹ thuật số, họ có cơ hội trải nghiệm các buổi thờ phụng tại các giáo xứ khác nhau. Đồng thời họ cũng tự do hơn trong việc lựa chọn tham dự buổi lễ này hoặc buổi lễ kia. Đối với nhiều tín đồ, điều này mở rộng nhận thức của họ về giáo hội toàn cầu, sự đa dạng của các hình thức thờ phụng và cách tiếp cận các giá trị bản sắc của mỗi tôn giáo.
Một số nhà thờ vẫn giữ nguyên quy tắc phụng vụ hiện nay khi cử hành thánh lễ. (Ảnh minh hoạ)
Thách thức của việc số hóa nhà thờ là khả năng cử hành thánh thể cộng đồng trực tuyến như thế nào. Đó là nếu cử hành nghi lễ trực tuyến thì sẽ không có hành động trực tiếp của linh mục được truyền chức (một yếu tố đóng một vai trò đáng chú ý trong hành lễ). Do đó, sự tham gia trực tiếp của tín hữu và vai trò của họ trong phụng vụ đã trở thành một thách thức quan trọng đối với việc số hóa các dịch vụ thờ phụng trực tuyến. Về lâu dài, câu hỏi này ảnh hưởng đến cả việc thờ phụng trực tuyến và ngoại tuyến.
Nhà thờ kỹ thuật số, thích nghi và phát triển công nghệ của tín đồ tôn giáo
Trong xu thế của đời sống tôn giáo được số hoá, vai trò của các giáo sĩ, nhân viên nhà thờ rất quan trọng. Họ có trách nhiệm cập nhật các xu hướng kỹ thuật số, tuyên truyền ứng dụng và thậm chí giúp các các tín đồ của họ hiểu biết thêm về công nghệ. Đồng thời nâng cao nhận thức của các tín đồ về tác dụng của công nghệ đối với đời sống tín ngưỡng. Những điều này đã được Công đồng Vatican II khuyến khích.
Một khía cạnh khác của xu hướng số hóa nhà thờ là các hình thức kỹ thuật số của các dịch vụ giáo lý, như trường học chúa nhật, các buổi thờ phụng cho trẻ nhỏ và giáo dục tôn giáo cho các lớp học khác nhau. Các hoạt động cộng đồng khác như chăm sóc mục vụ chuyên biệt cho người bệnh, tù nhân, người khuyết tật, binh lính, thanh niên và cả trẻ em.
Ở hầu hết các quốc gia, sự tiếp xúc cá nhân giữa những người làm công tác mục vụ và những nhóm này đã bị hạn chế hoặc nghiêm cấm do các biện pháp chống đại dịch. Trong một số trường hợp, các thông điệp tâm linh theo chủ đề tương ứng đã được chia sẻ dưới dạng kỹ thuật số.
Dường như cho đến nay, các nhà thờ chính thống giáo ở Đông Âu đã xem các nền tảng công nghệ trực tuyến như động lực của sự phát triển, có thể những khó khăn ban đầu là họ cần nhiều thời gian để chuẩn bị cho các bài giảng trực tuyến. Các kiến thức kỹ thuật số và kinh nghiệm với các định dạng cũng cần được nghiên cứu và cập nhật liên tục. Tuy nhiên, các tổ chức tôn giáo đã dành những mối quan tâm lớn cũng như ưu tiên cho hình thức sinh hoạt tôn giáo mới của nhà thờ kỹ thuật số.
Số hóa nhà thờ ở Việt Nam, xu hướng và dự báo
Tại Việt Nam, việc số hóa đời sống nhà thờ cũng thể hiện khá sôi động. Số hóa các dịch vụ nhà thờ và các dịch vụ kỹ thuật số khác là xu hướng tất yếu trong bối cảnh đại dịch. Mô hình cầu nguyện trực tuyến, học giáo lý online và các thánh lễ được tổ chức qua mạng có thể được xem như các mô hình đầu tiên của số hoá.
Trên thực tế, trong các giáo hội, đời sống đức tin cộng đồng đã gặp gỡ sinh động trong không gian kỹ thuật số. Với hình thức sinh hoạt tín ngưỡng này thì các tín đồ sẽ không bị cô đơn trong thời gian bị hạn chế gặp gỡ vì đại dịch. Nhìn chung về tình hình của nhà thờ tại Việt Nam đang dần được số hóa liên quan đến đại dịch. Các vấn đề về kiến thức công nghệ thông tin, nền tảng kỹ thuật số và hiểu biết, nhận thức của các tín đồ là điều then chốt cho công cuộc số hóa này.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa nhà thờ không đơn thuần là biện pháp đối phó với đại dịch thế kỷ, mà nó là xu thế tất yếu trong tương lai bởi khả năng kết nối, bảo tồn các giá trị và bản sắc tôn giáo. Đồng thời, tạo ra một phạm vi tiếp cận rộng rãi và bền vững trên toàn thế giới.
TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy chuyển đổi số ứng phó với tác động của dịch Covid-19
Chuyên gia nhận định, dịch Covid-19 khiến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải thúc đẩy nhanh chuyển đổi số. Rõ ràng phải có đề án và kế hoạch tổng thể hơn để hoàn thiện dạy và học nghề trong tình hình mới.
Bộ TT&TT ra mắt Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19
Phiên bản đầu tiên của Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19 đã được Bộ TTTT và Bộ Y tế hoàn thành. Hiện tại, truy cập vào trang web covid19.mic.gov.vn, mọi người sẽ được cung cấp các tài liệu, dữ liệu cần thiết giúp phòng, chống dịch hiệu
Ứng dụng nền tảng công nghệ trực tuyến trong sinh hoạt tôn giáo tại Úc thời kì đại dịch COVID-19
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, đại dịch COVID-19 đã buộc các tín đồ tôn giáo phải ở nhà sau khi đóng cửa các nhà thờ, giáo đường, đền thờ của họ trên khắp nước Úc. Điều này đã khiến các tổ chức tôn giáo tích cực ứng dụng công nghệ trong
Thủ tướng chỉ thị triển khai giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.
Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 được kết nối trực tuyến tới tuyến xã/phường trên cả nước
Trong bối cảnh nhiều tỉnh/thành đang thực hiện giãn cách xã hội, lần đầu tiên, Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 được tổ chức trực tuyến vào 9h ngày 01/9/2021 với điểm cầu chính tại Văn phòng Chính phủ VPCP và kết nối tới 195 điểm cầu trong nước và quốc tế.
MISA EMIS đáp ứng quản lý giáo dục, dạy học từ xa vượt "bão" Covid-19
Hiện nay, việc triển khai giảng dạy trực tuyến, quản lý giáo dục từ xa không còn là giải pháp tạm thời mà được xem là phương án dài hạn và xu hướng mới để công tác giáo dục, đào tạo luôn được liên tục mà không bị ảnh hưởng gián đoạn bởi tác động
FPT tiếp tục đẩy mạnh công nghệ trong hoạt động của bệnh viện dã chiến tại Cần Thơ
Tiếp tục các hoạt động chung tay góp sức cùng tuyến đầu chống dịch, FPT hỗ trợ thiết bị CNTT và hạ tầng tới 5 bệnh viện dã chiến số 1, 2, 4, 5 và 6 tại Cần Thơ phục vụ 2.300 giường bệnh điều trị Covid-19.
Edtech: Giải pháp CĐS giúp giáo dục biến “nguy” thành “cơ” trong dịch COVID-19
Đại dịch Covid-19 bùng nổ dẫn đến một số thách thức, nhất là việc học từ xa, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới cho chuyển đổi số CĐS giáo dục ở các cấp độ khác nhau từ quản trị và quản lý giáo dục đến việc dạy học hàng ngày thông qua các hạ tầng
THỦ THUẬT HAY
Cách đăng ký, tạo lớp và thêm học viên trên Google Classroom
Chúng ta sẽ tạo ra các lớp học trực tuyến trên Google Classroom và mời học sinh tham gia để chia sẻ tài liệu, quản lý học sinh - sinh viên, trả bài thi, nộp bài thi, vv rất nhanh chóng.
Cách tránh tắc đường giờ cao điểm bằng Google Maps
Sau khi chính thức cho người dùng Việt Nam tải về, hiện nay, những ai đang sử dụng Google Maps còn có thể xem trước tình hình giao thông bằng dịch vụ bản đồ trực tuyến này.
Giao diện tin nhắn trên Messenger bị chuyển sang hình vuông và đây là cách khắc phục
Mới đây giao diện tin nhắn của Messenger trên máy tính của nhiều người dùng Facebook bị chuyển từ bo tròn sang hình vuông gây ra sự không thoải mái khi sử dụng. Đây có thể chỉ là một lỗi tạm thời của Facebook chứ không
Chán công việc hiện tại và đây là 11 lý do bạn không nên nghỉ việc
Tất cả chúng ta đều được khuyên rằng: Hãy theo đuổi đam mê. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được câu nói này muốn nhắn nhủ điều gì.
Cách reset mật khẩu, password Snapchat trên điện thoại và máy tính
Như các bạn đã biết, Snapchat hiện nay là 1 trong những ứng dụng chat, nhắn tin, trò chuyện trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới, là 1 đối thủ nặng ký của mạng xã hội Facebook. Và trong bài viết dưới đây, hãy cùng
ĐÁNH GIÁ NHANH
Đánh giá laptop Dell XPS 13 9365 (2017): Sản phẩm cực kì đáng để bỏ tiền
Thêm vào đó, lần đầu tiên Dell giới thiệu công nghệ Dynamic Power Mode mới của mình trên một chiếc laptop, giúp tăng tốc độ xử lý khi bạn cần nhiều hiệu năng hơn. Và điều đó khá quan trọng, vì chiếc laptop này chỉ sử
Apple iPhone 7 và 1 tháng trải nghiệm
Chiếc smartphone đầu tiên của tôi - iPhone 3GS - gặp nạn ở hồ bơi năm 2012. Thời điểm đó, iPhone 5 vừa ra mắt, nhưng quá đắt.
Trải nghiệm trực tiếp iPhone XS Max sau 10 ngày sử dụng
Dưới đây là trải nghiệm khi sử dụng iPhone XS Max. Bài viết được so sánh trực tiếp chiếc điện thoại Note 9 cùng phân khúc. Nào hãy cùng TCN tìm hiểu chiếc iPhone XS Max có những tính năng nổi trội nào nhé !