Cần sớm triển khai cơ chế Sandbox trong lĩnh vực Y tế để thúc đẩy sản phẩm "Make in Viet Nam"

Vẫn còn nhiều rào cản để mở rộng hơn nữa việc ứng dụng DrAid

Cuối tháng 8/2021, sản phẩm AI 'Trợ lý bác sĩ trong chẩn đoán hình ảnh' (DrAid for Radiology) của Công ty VinBrain, Tập đoàn Vingroup đã được trao Giải thưởng Công nghiệp ACM SIGAI 2021 cho sản phẩm ứng dụng AI xuất sắc nhất tại Ngày hội Công nghệ AI trong khuôn khổ Hội nghị chung Quốc tế về AI (IJICAI 2021).


Theo các chuyên gia, giải thưởng công nghệ AI ACM SIGAI là một trong những giải thưởng danh giá hàng đầu trong lĩnh vực AI trên thế giới. Mỗi năm, giải thưởng được trao cho duy nhất một sản phẩm AI đã được ứng dụng thực tiễn và đáp ứng xuất sắc nhất 4 tiêu chí: Tính độc đáo và mới mẻ của ứng dụng; Tính đột phá và xuất sắc về kỹ thuật của ứng dụng; Tầm quan trọng của công nghệ AI trong ứng dụng; Giá trị thực tế và tác động lâu dài mà ứng dụng mang lại cho xã hội. 

Ông Trương Quốc Hùng, CEO VinBrain cho biết nhận thấy sản phẩm Trợ lý bác sĩ DrAid hội tụ đầy đủ 4 tiêu chí của giải thưởng, đặc biệt là giá trị lâu dài mà ứng dụng mang lại cho xã hội, VinBrain đã quyết định đăng ký tham gia giải thưởng, với mong muốn lan tỏa nhận biết rộng rãi về một sản phẩm AI ‘Make in Viet Nam'

'Bên cạnh việc chứng minh cho năng lực làm sản phẩm và vị thế tiên phong của VinBrain trong ứng dụng AI vào chăm sóc sức khỏe (CSSK), giải thưởng còn là sự khẳng định trí tuệ Việt, đưa VinBrain sánh vai với các 'lão làng' công nghệ thế giới và đưa DrAid vươn xa toàn cầu', ông Hùng nhận định.


Khi tham dự giải thưởng, đội ngũ lãnh đạo công ty đặt niềm tin vào sản phẩm của mình vì những con số thực tế đáng tự hào mà DrAid cho chẩn đoán hình ảnh đã đạt được chỉ trong vòng 2 năm phát triển như: có khả năng chẩn đoán và sàng lọc 21 dấu hiệu bất thường và bệnh lý trên ảnh X-quang ngực thẳng trong vòng 5 giây với độ chính xác hơn 89%. Thêm vào đó, sản phẩm đã được triển khai thực tế tại nhiều bệnh viện với hơn 600 người dùng bác sĩ, khoảng 450.000 hình ảnh y tế đã được tải lên ứng dụng.

Trước đó, sản phẩm cũng đã nhận được một số sự công nhận và giải thưởng khác như mô hình AI cho sàng lọc bệnh lao tốt nhất theo ghi nhận của FIT (tổ chức phi lợi nhuận của Đức hoạt động trong lĩnh vực phòng và chống bệnh lao) hay giải Nhì Giải pháp AI cho Y tế xuất sắc nhất của giải thưởng Quốc tế SII CODiE Awards - được ví như giải Oscar trong ngành công nghiệp máy tính thế giới.


Mặc dù với một sản phẩm ứng dụng AI, việc được triển khai thực tiễn tại 84 bệnh viện là kết quả rất đáng kể nhưng để có thể mở rộng hơn nữa việc ứng dụng DrAid cho chẩn đoán hình ảnh trong hệ thống y tế, VinBrain cũng có một số rào cản nhất định. 

Trong đó, rào cản chính nằm ở hệ thống quản lý, các chính sách và cơ chế chưa được cập nhật cho phù hợp với môi trường công nghệ dựa trên nền tảng Internet, cơ sở hạ tầng CNTT tại một số bệnh viện chưa đáp ứng yêu cầu triển khai, nguồn lực tài chính cũng như mức độ sẵn sàng của cả lãnh đạo và các nhân sự làm việc trong ngành y còn hạn chế, hay sự thiếu hụt các tiêu chuẩn chất lượng.

Cần sớm triển khai cơ chế Sandbox trong lĩnh vực Y tế để thúc đẩy sản phẩm "Make in Viet Nam"

Ông Trương Quốc Hùng, CEO VinBrain: Giải thưởng ACM SIGAI 2021 là sự khẳng định trí tuệ Việt, đưa VinBrain sánh vai với các 'lão làng' công nghệ thế giới và đưa DrAid vươn xa toàn cầu.

Công cụ AI đầu tiên tại Việt Nam giúp sàng lọc và tiên lượng điều trị COVID-19 

Cũng theo ông Hùng, đại dịch COVID-19 đã hoành hành và khiến cho cả thế giới lao đao trong suốt gần 2 năm qua, nhưng đại dịch cũng là 'cú huých' mạnh chưa từng có đối với CSSK từ xa. Nhiều rào cản đã được phá bỏ, các yêu cầu mới do tác động của COVID-19 như hạn chế tiếp xúc, hạn chế di chuyển, … đã tạo ra động lực để giải quyết các nhu cầu về cơ sở hạ tầng và các quy định mà trước đây không thể vượt qua để dọn đường cho telehealth.

Để rồi sau hơn một năm nghiên cứu và phát triển, mới đây, VinBrain đã chính thức hoàn thiện DrAid cho COVID-19 với khả năng giải toàn diện bài toán COVID-19 từ hỗ trợ chẩn đoán tới tiên lượng điều trị dựa trên ảnh X-quang ngực thẳng. Mô hình AI đưa ra gợi ý về chẩn đoán và tiên lượng điều trị COVID-19 của DrAid được đào tạo trên bộ dữ liệu lớn được thu thập từ các nguồn dữ liệu mở trên thế giới và Việt Nam. Đến nay DrAid đã có nguồn dữ liệu lớn nhất thế giới về COVID-19, gồm 21.421 hình ảnh X-quang ngực của bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 và 118.018 ảnh X-quang ngực tiêu chuẩn.

Qua đó, mô hình AI của VinBrain chủ động cảnh báo COVID-19 trong mọi tình huống CSSK của người dân, cho kết quả tức thì, dễ dàng triển khai, dễ dàng nhân rộng. Lấy ví dụ người dân đi kiểm tra sức khỏe định kỳ được chỉ định chụp X-quang, ngay khi ảnh được đẩy lên hệ thống, AI sẽ lập tức cảnh báo nếu phát hiện các dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19, qua đó giúp bệnh viện hoặc cơ sở y tế có phương án cách ly kịp thời, hạn chế lây nhiễm. 

Bác sĩ tại bệnh viện dã chiến Kỳ Anh sử dụng DrAid để theo dõi điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Khi được triển khai tại các khu cách ly tập trung F1, AI giúp phân luồng bệnh nhân: các F1 nghi nghiễm được khoanh vùng ngay và làm xét nghiệm PCR mẫu đơn, các trường hợp không nghi nhiễm thì làm PCR mẫu gộp và cách ly bình thường. Việc này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong các khu cách ly F1. Mô hình được phát triển dựa trên ảnh X-quang - là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong nhiều thập kỷ qua, có giá cả hợp lý và được thực hiện rộng rãi ở y tế các cấp nên việc triển khai và nhân rộng mô hình rất dễ dàng.

Với giải pháp chẩn đoán và tiên lượng điều trị bệnh nhân COVID-19 này, VinBrain kỳ vọng cung cấp cho hệ thống y tế thêm một công cụ hữu hiệu để chủ động ứng phó với đại dịch, giúp bệnh nhân CCOVID-19 được phát hiện sớm và điều trị, cứu chữa kịp thời.

Bên cạnh đó, nhận thấy tiềm năng của Telehealth trong dài hạn, VinBrain đang dồn lực vào phát triển nền tảng AI SmartCare nhằm phục vụ nhu cầu CSSK cá nhân toàn diện cho mọi người dân với những tiện ích và giá trị khác biệt thông qua AI.

Ngoài ra, AI SmartCare còn giúp người dùng lưu trữ hồ sơ sức khỏe điện tử theo cả thời gian (sâu chuỗi lịch sử các lần khám chữa bệnh và các thông tin sức khỏe thu thập được qua các thiết bị đeo tay) và không gian (các loại hồ sơ y tế khác nhau từ báo cáo y tế, các kết quả cận lâm sàng, các loại hình ảnh y tế, đơn thuốc). Công nghệ AI sẽ được VinBrain sử dụng để phân tích các dữ liệu y tế có được từ hồ sơ sức khỏe điện tử, cộng với các yêu tố di truyền và thói quen của người dùng để đưa ra các khuyến nghị phòng ngừa hoặc điều trị phù hợp, cá nhân hóa kế hoạch chăm sóc sức khỏe trọn đời cho họ.

Cụ thể, người dùng có thể đăng ký tư vấn CSSK và khám bệnh mọi lúc mọi nơi trên web hoặc các thiết bị di động, mua thuốc trực tuyến, quản lý hồ sơ sức khoẻ cá nhân cũng như theo dõi lộ trình CSSK. Song song đó, nền tảng cũng cung cấp trợ lý AI hỗ trợ các Bác sĩ trong chẩn đoán bệnh, tăng hiệu suất và độ chính xác của chẩn đoán. 

DrAid giúp bác sĩ theo dõi mức độ tổn thương phổi ở một bệnh nhân F0 trên ảnh X-quang phổi.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đi xa hơn trong lĩnh vực AI

Cũng theo ông Hùng, nói chung, AI vẫn còn là công nghệ mới đối với thế giới, đặc biệt AI trong y tế còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa định vị người dẫn đầu. Tuy nhiên, dữ liệu lớn và sạch đóng vai trò tiên quyết trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng dụng AI. Do đó, Việt Nam với dân số gần 100 triệu dân đủ khả năng cung cấp lượng dữ liệu lớn để làm tốt các bài toán AI.

Thêm vào đó, số lượng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ và khoa học sự sống đang ngày một gia tăng. Người Việt Nam có tố chất và rất ham học hỏi, khao khát tìm hiểu cái mới. Hạ tầng nền tảng công nghệ cao như hệ thống đám mây, 5G, điện thoại thông minh, IoT,…tương đối sẵn sàng.

Thêm vào đó, công nghệ AI nhận được sư quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam. Đầu năm 2021, Thủ tướng đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Chiến lược đưa ra nhằm 'đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư'

'Đây là nền tảng thuận lợi, giúp các các công ty công nghệ Việt Nam rút ngắn khoảng cách và hoàn toàn có khả năng bắt kịp với các nước tiên tiến trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm AI', ông Hùng nhận định.

Đánh giá về sản phẩm AI nào sẽ có tiềm năng phát triển nhất ở Việt Nam trong thời gian tới, CEO VinBrain tin rằng, AI cho thành phố, nhà thông minh, AI cho công nghiệp (manufacturing) và AI cho thương mại dịch vụ có tiềm năng nhất và sẽ phát triển nhanh do Việt Nam có môi trường đánh giá và sử dụng. 

'Mặc dù AI cho Y tế là cơ hội lớn và đột phá nhưng cũng mang nhiều thách thức vì đây là lĩnh vực mang tính đặc thù chuyên sâu, dữ liệu lưu trữ rời rạc, cục bộ cùng kiến thức của các bác sĩ thiếu đồng bộ do phụ thuộc nhiều vào môi trường học tập. Ngoài ra, chất lượng AI cho Y tế cần đạt tiêu chuẩn cao vì kết quả đưa ra có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người', ông Hùng chia sẻ thêm.

Còn về tiềm năng 'Go global’ của các sản phẩm AI Việt Nam, mặc dù Việt Nam còn là một cái tên rất mới so với các cường quốc AI trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ, Israel nhưng ông Hùng cho biết mình luôn tin tưởng vào tiềm năng thương mại hoá và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ của Việt Nam. 'Các công ty công nghệ Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để đi nhanh và bắt kịp các nước tiên tiến trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm AI', ông Hùng lý giải.

Về lời khuyên cho các doanh nghiệp (DN) Việt đang hoạt động trong lĩnh vực AI, theo ông Hùng, đó là luôn đặt 'nỗi đau' của người dùng làm trọng tâm trong việc phát triển sản phẩm. Ngoài ra, chọn một bài toán chưa có định vị người chiến thắng, đúng theo xu hướng phát triển của thế giới và hướng đến tạo ra một sản phẩm thật khác biệt không dễ tìm thấy được từ các đơn vị khác. Sản phẩm AI sẽ chỉ thật sự có ý nghĩa khi được sử dụng rộng rãi và mang tính 'global' khi giải quyết được những bài toán cần thiết của người dùng và bài toán của toàn xã hội.



Nền tảng DrAid có khả năng giải toàn diện bài toán COVID-19 từ chẩn đoán tới tiên lượng điều trị, được Hội đồng khoa học Bộ Y tế đánh giá cao về giá trị thực tiễn và 'nên sớm đưa DrAidTM cho chẩn đoán COVID-19 vào sử dụng hàng ngày tại các bệnh viện'.

Cần thúc đẩy cơ chế và quy trình chuẩn hóa AI từ khâu thu thập, làm sạch dữ liệu

Đánh giá về chất lượng đào tạo AI ở Việt Nam, theo CEO VinBrain, việc đào tạo AI ở các trường Đại học trong nước đã có tiến bộ lớn trong ba năm qua. Ngoài ra, do đang sống trong thời đại công nghệ phẳng và mở nên việc tiếp cận với AI rất nhanh. 

'Tôi đánh giá rất cao tài năng của đội ngũ kỹ sư công nghệ Việt Nam và hoàn toàn có khả năng bắt kịp bạn bè quốc tế khi được tôi luyện với các bài toán khó với chuẩn mực đẳng cấp, được hướng dẫn và đầu tư đúng mức', ông Hùng nói.

Khi được hỏi Việt Nam cần phải làm gì để có thể nằm trong top các quốc gia dẫn đầu về phát triển AI trong 5-10 năm tới, ông Hùng cho rằng, mặc dù gần đây, Chính phủ đã thay đổi khá nhiều chính sách nhằm hỗ trợ chuyển đổi số (CĐS) trong thời gian 10 năm qua. Tuy nhiên, ông Hùng mong rằng, Chính phủ sẽ tiếp tục hành động thiết thực hơn nữa trong việc đẩy mạnh CĐS và phát triển sản phẩm Make in Viet Nam. Cụ thể, Chính phủ sẽ cần hỗ trợ hành lang pháp lý và các giấy phép, tiêu chuẩn ngành có liên quan để giúp DN có cơ sở chinh phục thị trường Việt Nam và quốc tế.


'Ngay như với sản phẩm DrAid là một sản phẩm mới, đi đầu trong lĩnh vực CĐS AI cho y tế, đã đạt tiêu chuẩn quốc tế và sẵn sàng triển khai rộng rãi ở Việt Nam nhưng do chưa có hành lang pháp lý cụ thể nên gây khó khăn cho DN trong việc thuyết phục các bác sĩ sử dụng rộng rãi', ông Hùng bày tỏ.

Cơ quan quản lý cần sớm ban hành và thúc đẩy triển khai cơ chế Sandbox trong AI cho Y tế để các DN như VinBrain có thể thử nghiệm, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới. Trong quá trình đó, Chính phủ có thể tìm hiểu, thử nghiệm và xây dựng các quy định liên quan và áp dụng nó với các DN đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo.

Tiếp theo, Chính phủ tăng cường công nhận và tạo bệ phóng cho các DN ở tầm quốc gia thông qua các Website chính thức để quảng bá các công ty công nghệ khởi nghiệp từ Chính phủ. Thông qua kênh này các quỹ đầu tư nước ngoài, các tài năng trẻ trong và ngoài nước cũng sẽ dễ tiếp cận để hợp tác phát triển.

Bên cạnh đó, ông Hùng kiến nghị có thể đưa các DN có sản phẩm được giải thưởng vào danh sách các đối tượng ưu tiên đầu tư và hợp tác ở các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Chưa kể đến, do Việt Nam chưa có cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu. Điều này đã dẫn đến hệ quả là vô cùng khó khăn trong việc đưa các sản phẩm công nghệ cao từ Việt Nam vươn tầm thế giới. Hiện tại, hệ thống đám mây trong nước chỉ đạt cấp 1 - IaaS (Infrastructure as a Service), trong khi các sản phẩm đạt giá trị toàn cầu đã và đang sử dụng cấp 3 - SaaS (Software as a Service).

'Chính phủ cần thúc đẩy chính sách và thể chế để hỗ trợ trực tiếp, tạo lực đẩy cho cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu của Việt Nam. Ví dụ, như Viettel hoặc VNG có thể kết hợp với Microsoft hoặc Amazon nhằm thúc đẩy nền tảng chính yếu đám mây toàn cầu theo tinh thần đứng trên vai người khổng lồ', ông Hùng kiến nghị.


Chưa kể đến, Chính phủ cần thúc đẩy cơ chế và quy trình chuẩn hóa AI từ khâu thu thập và làm sạch dữ liệu, tới dạy máy và đánh giá độ chính xác cao theo đúng tiêu chí thế giới. Ở Việt Nam, trong bài toán y tế, các bác sĩ được đào tạo và làm việc trong môi trường khác nhau lại có định nghĩa về bệnh khác nhau nên khi gán nhãn, sự đồng thuận chỉ đạt 60-70% , đây là thực tế khi VinBrain thực hiện gán nhãn gần 300.000 ảnh y tế.


Cuối cùng, xu hướng mô hình liên kết với những trung tâm sáng tạo đến từ các hội đoàn uy tín thế giới đang diễn ra rất mạnh mẽ. Ví dụ như Học viện Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Engineering - NAE) cùng các Tập đoàn công nghệ lớn thế giới đang hướng đến chuỗi các Trung tâm Đổi mới ('Innovation Center'). 

'Việt Nam cần phải cộng hưởng cùng thế giới trong việc đẩy mạnh công nghệ lõi toàn cầu…. để có thể tiến xa hơn trong thời gian tới', ông Hùng kết luận./.

TIN LIÊN QUAN

Vingroup khởi động khoá 2 chương trình đào tạo kỹ sư AI

Tập đoàn Vingroup công bố triển khai Khoá 2 Chương trình đào tạo kỹ sư AI Vingroup nhằm góp phần xây dựng lực lượng nòng cốt cho khoa học, công nghệ Việt Nam. Trong quá trình đào tạo, học viên được nhận mức lương cạnh tranh và có cơ hội tham gia

Hyundai Santa Fe 2021 thắng lớn trong Lễ Trao giải Ôtô của năm 2021

Ngày 14 /01/2022, Trong khuôn khổ Car Awards 2021, Lễ Trao giải Ôtô của năm 2021 lần đầu tiên được Báo điện tử VnExpress tổ chức. Car Awards 2021 được Báo điện tử VnExpress tổ chức nhằm tạo ra một chương trình chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam về

Gia hạn thời gian gửi hồ sơ tham gia Giải thưởng Make in Viet Nam năm 2021

Ngày 20/9/2021, Bộ TTTT đã phê duyệt Thông báo số 183/TB-BTTTT về việc gia hạn thời gian gửi hồ sơ tham gia Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2021.

Bộ TT&TT trao giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021

Mình vừa đọc được một thông tin rất hay từ trang VnExpress và muốn chia sẻ đến các bạn. Chiều ngày 11/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021 tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh

Vingroup sẽ trao tặng 500.000 lọ thuốc điều trị Covid-19 cho Bộ Y tế

Toàn bộ số thuốc sẽ được trao tặng cho Bộ Y tế ngay trong tháng 8/2021, nhằm góp phần đẩy nhanh phục hồi cho bệnh nhân Covid-19.

Toyota Việt Nam trao tặng 200 suất học bổng hỗ trợ sinh viên ngành kỹ thuật và âm nhạc

Năm 2021, Toyota Việt Nam trao tặng 115 suất học bổng cho sinh viên ngành kỹ thuật và 85 suất học bổng hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc, với tổng trị giá 1,2 tỷ đồng.

Google Cloud triển khai chuyển đổi số toàn diện cho Vingroup

Vingroup và Google Cloud đã ký biên bản ghi nhớ MoU về việc triển khai chiến lược chuyển đổi số CĐS trong các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn.

THỦ THUẬT HAY

Chặn các groups chứa nội dung "độc hại" khỏi Facebook của bạn trong vòng 30 giây

Đây là một đoạn code được chia sẻ bởi anh Mạnh Tuấn, thành viên BQT nhóm J2TEAM Community, nhằm giúp các thành viên và người dùng mạng xã hội Facebook 'thanh tẩy' trang cá nhân của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả

9 thủ thuật sử dụng Huawei Nova 2i không phải smartphone nào cũng có

Huawei Nova 2i đang là chiếc smartphone gây sốt phân khúc dưới 6 triệu chính hãng với thiết kế màn hình FullView, cấu hình khá đi kèm 4 camera....

Cách đồng bộ tin nhắn Zalo trên điện thoại và máy tính một cách đơn giản nhất

Việc đồng bộ tin nhắn Zalo từ điện thoại sang máy tính, laptop là rất quan trọng, nếu thực hiện sai thì có thể toàn bộ các tin nhắn cũ sẽ không qua được thiết bị mới đăng nhập.

Hướng dẫn ghi âm cuộc gọi trên điện thoại J7 Prime

Có rất nhiều lý do và trong các trường hợp khác nhau các bạn muốn ghi lại cuộc đàm thoại của mình với một người nào đó qua điện thoại. Theo dõi bài viết sau của chúng tôi hướng dẫn ghi âm cuộc gọi trên điện thoại

Đánh giá phiên bản mới của Microsoft: Windows 12

Theo những thông tin mới nhất thì Microsoft sẽ cho ra mắt bản nâng cấp lớn, bổ sung nhiều tính năng mới cho Windows. Và rất có thể sắp tới phiên bản tiếp theo Windows 12 sẽ được ra mắt người dùng.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay và đánh giá nhanh Lenovo Tab 3 7 Essential

Giữ vững phong độ ở thị trường phổ thông, Lenovo đã cho ra mắt chiếc Tab 3 7 Essential với mức giá hợp lý cùng cấu hình đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng.

Đánh giá chi tiết Mobiistar Prime X 2017: Thay đổi mạnh mẽ

Phiên bản nâng cấp của dòng Prime khiến người ấn tượng ở thiết kế, độ hoàn thiện, camera và cấu hình của máy. Với mức giá dưới 4 triệu, liệu...

Đánh giá Honda CB500F 2018 giá 172 triệu mới về Việt Nam

Honda CB500F 2018 nằm trong nhóm môtô chiến lược của thương hiệu, sử dụng động cơ 471 cc. Mới đây, CB500F đã chính thức được Honda phân phối chính hãng tại Việt Nam theo hình thức nhập khẩu từ Thái Lan.